Gia tăng số ca nhập viện do rượu bia
Theo Ths. BS. Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thời điểm trước và sau tết, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia tăng cao. Trung bình ngày nào Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận 2-3 ca ngộ độc rượu nhập viện trong các tình trạng khác nhau.
Bác sĩ Nguyên đang thăm khám cho bệnh nhân
Bệnh nhân Đ.V.L, 27 tuổi, ở Bắc Ninh đã phải đón Tết trong BV vì “ma men”. Theo lời kể của bệnh nhân, trong bữa tiệc liên hoan cuối năm vào tối 30/1 anh cùng 12 người bạn uống khoảng 8 – 9 chai rượu 500ml. Ngay sau đó anh thấy mệt, nôn nhiều và không biết gì nữa. Anh được các bạn đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc.
BS. Nguyễn Anh Tuấn – Trung tâm Chống độc xác nhận khoảng 2h sáng ngày 31/1, Trung tâm tiếp nhận bệnh nhân L. nhập viện trong tình trạng bất tỉnh, lơ mơ không biết gì. Xét nghiệm cho thấy kali /máu, đường/ máu của bệnh nhân hạ thấp, rối loạn nhịp tim. Rất may bệnh nhân được đưa vào cấp cứu kịp thời, nếu muộn sẽ có rất nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.
Chia sẻ về tác hại của rượu bia với sức khỏe, BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc cho hay lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể. Đáng lưu ý, nhiều người vẫn sai lầm cho rằng, uống rượu “xịn”, uống bia không hại gan nhưng thực chất dù rượu, bia “xịn” thì cũng vẫn là gánh nặng cho gan.
BS. Nguyên nhấn mạnh: “Rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là loại “độc chất” gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ tiến triển nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu ở cùng mặt bệnh”.
Về tình trạng ngộ độc cồn công nghiệp chứa Methanol, BS. Nguyễn Trung Nguyên cho biết Bệnh viện Bạch Mai đã thường xuyên, liên tục phối hợp với các kênh truyền thông đại chúng cảnh báo về tình trạng ngộ độc rượu chứa methanol qua rất nhiều ca bệnh nặng đã không qua khỏi nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều tình trạng ngộ độc methanol phải vào viện. Được biết, đa số các ca do uống rượu trắng không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi ngoài thị trường, các nhà sản xuất ham lợi nhuận đã pha cồn công nghiệp vào rượu để bán thu lời.
“Methanol vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất độc hơn, phát tác chậm, sau 1-2 ngày các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Nếu cứ uống liên tục với liều tuy không cao nhưng chúng sẽ được tích lũy gây các tổn thương cho người bệnh. Trung tâm Chống độc đã từng tiếp nhận có trường hợp ngộ độc rượu với nồng độ methanol lên đến 687 mg/dL, bệnh nhân tử vong không thể qua khỏi. Hoặc không ít các ca bệnh thoát chết nhưng để lại những di chứng ở não, mắt rất nặng nề do phù, hoại tử nhân bèo, xuất huyết não…Người bệnh tuy được cứu sống nhưng mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng có những phương án quyết liệt hơn nữa trong các khâu quản lý cồn công nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng ngộ độc methanol do uống rượu được pha chế từ cồn công nghiệp đáng báo động như hiện nay và người dân hãy tự bảo vệ chính mình nhất là trong dịp Tết/Lễ – vui xuân nhưng không quên giữ gìn sức khỏe” – BS. Nguyên nói.
Theo Tuổi trẻ Thủ đôngô
Video đang HOT
Ngày Tết, đừng say!: Cách 'phòng thủ' tác hại của rượu bia
Bia rượu vẫn là thú vui và cũng là nỗi ám ảnh những ngày Tết. Cho dù được cảnh báo nhiều tác hại nhưng nhiều người lại không thể từ chối những bữa tiệc có bia rượu. Vậy phải "phòng thủ" thế nào khi nâng ly.
Bia rượu vẫn là thú vui và cũng là nỗi ám ảnh ngày những Tết / ẢNH: NGỌC THẮNG
Rượu vào... mệt thêm
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (ĐHYD), làm rõ cơ chế tác động của bia rượu đối với cơ thể con người: Khi uống vào, bia rượu được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Khoảng 30 phút, rượu đạt nồng độ tối đa trong máu.
Sau khi hấp thu, bia rượu sẽ được phân phối nhanh vào các tổ chức và dịch của cơ thể. Trên 90% bia rượu được ô xy hóa ở gan, phần còn lại được thải trừ qua phổi và thận.
Bia rượu có khả năng làm cho cơ thể mất nước. Điều này dẫn đến tình trạng đau đầu, khô miệng và đưa con người vào trạng thái mệt mỏi, choáng váng, hôn mê, ngủ lịm sau khi say xỉn.
Bên cạnh đó, sau khi đi vào cơ thể, rượu sẽ được một chuyển hóa thành acetaldehyde. Đây là một chất gây ung thư ở người và đã được chứng minh là có khả năng gây tổn hại đến ADN. Hậu quả có thể đưa đến có xu hướng mắc bệnh Alzheimer, các vấn đề về nội tạng, ung thư gan hoặc ung thư đường tiêu hóa trên.
Rượu cũng có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu. Ở nồng độ thấp rượu có thể an thần, làm giảm lo âu. Với nồng độ cao hơn có thể gây rối loạn tâm thần, mất điều hòa, không tự chủ được hành động và có thể bị hôn mê, ức chế hô hấp,... Nguy hiểm đến tính mạng khi nồng độ rượu trong máu quá cao.
Uống rượu sao để ít tác hại
"Cách tốt nhất để giảm tác hại của rượu bia là hạn chế uống", bác sĩ Bay khuyên. Tuy nhiên, trong trường hợp phải nâng ly thì cần lưu ý:
Không nên uống bia rượu khi bụng đói:
"Khi mệt mỏi thì đừng nên uống bia rượu vì bia rượu ngấm càng nhanh càng mạnh hơn nếu cơ thể bạn mệt mỏi"
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Bay
Nên ăn một chút thực phẩm giúp cồn không bị hấp thụ nhanh, đồng thời làm giảm acetaldehyde.
Bác sĩ Bay cho biết, ăn thực phẩm rán, chiên có thể giúp bề mặt dạ dày và ruột được "tráng" một lớp dầu, nhằm giảm lượng cồn hấp thu vào máu qua niêm mạc.
Ngoài ra, ăn lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt cũng có ích trong việc giảm tác dụng của rượu bia.
"Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu vào máu, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xung huyết, loét... của lượng cồn có trong rượu", bác sĩ Bay phân tích.
Trước khi uống rượu bia:
Nên uống một ly sữa, ăn một chút trái cây hoặc uống một muỗng canh dầu ô liu.
Nên uống 2 viên 50 mg vitamin B6, kèm theo một viên vitamin B1 để làm bớt say hơn một nửa.
"Lưu ý vitamin B6 không nên dùng thường xuyên vì có thể gây biến chứng không tốt", bác sĩ Bay cảnh báo.
Nên uống nhiều nước khi uống rượu bia
Khi đang uống rượu
Uống từ từ: Một lượng cồn lớn bất ngờ "đổ bộ" vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, dẫn tới choáng và nhanh say hơn. Nạp rượu bia ồ ạt cũng sẽ khiến các cơ quan làm chức năng thanh lọc trong cơ thể quá tải và tổn hại, dẫn đến sốc, ngộ độc.
Uống thật nhiều nước: Nước giúp phá vỡ cấu trúc cồn mà tạo ra axit lactic và các loại hóa chất khác gây cản trở sản xuất đường và chất điện phân (electrolyte) trong cơ thể.
"Tuy nhiên, sau khi uống rượu nên tránh các loại nước có chứa caffeine (cà phê và trà). Chúng có thể làm bạn tiêu chảy và ngạt mũi, tăng hiệu ứng say xỉn khi kết hợp với cồn", bác sĩ Bay lưu ý.
Đặc biệt, không nên uống các loại rượu pha với nước có ga như bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có ga khác.
Không uống rượu với nước ngọt: Rượu có độ cồn khi gặp ga của nước ngọt sẽ làm cho cồn nhanh chóng lan tỏa khắp toàn thân, đồng thời sản sinh ra đại lượng CO2gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột.
"Khi mệt mỏi thì đừng nên uống bia rượu vì bia rượu ngấm càng nhanh càng mạnh hơn nếu cơ thể bạn mệt mỏi. Mệt mỏi sẽ dẫn đến lượng cồn trong máu cao hơn bình thường và chức năng gan suy giảm. Hơn nữa, rượu bia còn gây ra trầm cảm khi sử dụng lúc mệt mỏi", bác sĩ Bay khuyến cáo.
Theo Thanh Niên
Hi hữu ca thoát chết ngoạn mục sau 3 giờ ngưng tuần hoàn Tết này vô cùng đặc biệt với chị Đỗ Thị U. (Bắc Giang), bởi chị đã hi hữu thoát chết ngoạn mục sau 3 giờ ngưng tuần hoàn. Bệnh nhân viêm cơ tim được cứu sống nhờ nỗ lực sốc tim suốt 3 giờ đồng hồ và chạy máy ECMO tại Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Bạch Mai Tết này với chị...