Gia tăng số ca mắc COVID-19 tại Thái Lan sau dịp lễ Songkran
Ngày 21/4, Cục Kiểm soát dịch bệnh (DDC) thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho biết số ca nhập viện vì COVID-19 ở nước này đã gia tăng sau kỳ nghỉ lễ Songkran, trong đó nhiều nhất vẫn là các ca mắc chủng JN.1.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Cục trưởng DDC Thongchai Keeratihattayakorn cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 20/4, Thái Lan ghi nhận thêm 1.004 bệnh nhân nội trú COVID-19. Trung bình mỗi ngày có 143 ca mắc mới và 3 ca tử vong. Các trường hợp tử vong đều nằm trong nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính và phụ nữ mang thai.
Tiến sĩ Thongchai cho biết hầu hết số bệnh nhân COVID-19 nội trú có các triệu chứng nhẹ tương tự như cúm.
Chủng JN.1 của biến thể Omicron vẫn là chủng chiếm ưu thế ở Thái Lan. Tuy vậy, theo Tiến sĩ Thongchai, kể từ trường hợp đầu tiên của chủng JN.1 được xác nhận ở Thái Lan vào cuối năm ngoái, không có dấu hiệu nào cho thấy chủng này sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn biến thể Omicron.
Người đứng đầu DDC cho biết thêm, những người nhiễm chủng JN.1 sẽ có các triệu chứng tương tự như các bệnh về đường hô hấp thông thường như sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, nhức đầu và sổ mũi.
Thái Lan khuyến khích người dân tiêm phòng cúm và COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang gia tăng tại Thái Lan, đặc biệt sau kỳ nghỉ Tết cổ truyền Songkran vừa qua, Bộ Y tế nước này cho biết vaccine ngừa COVID-19 và vaccine cúm sẽ có sẵn tại các bệnh viện trên cả nước từ ngày 1/5 trở đi và khuyến khích mọi người thực hiện tiêm phòng cả hai vaccine này trước khi mùa mưa tới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 29/9/2021. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Bộ Y tế Thái Lan khuyến nghị những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm người già và những người có bệnh lý nền, cũng như nhân viên y tế và nhân viên tuyến đầu, nên tiêm phòng cả hai bệnh cúm và COVID-19.
Trong khi đó, một nhà virus học hàng đầu Thái Lan cũng kêu gọi người dân thực hiện tiêm mũi tăng cường phòng COVID-19. Trên trang Facebook cá nhân, Giáo sư Yong Poovorawan, người đứng đầu Trung tâm Xuất sắc về Virus học Lâm sàng tại Đại học Chulalongkorn, cho biết việc tiêm vaccine COVID-19 nên được thực hiện hàng năm, tương tự như tiêm phòng cúm. Ông Yong nhấn mạnh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể ngăn người bệnh phát triển các triệu chứng nghiêm trọng, phải nhập viện và tử vong, đặc biệt là ở những bệnh nhân thuộc nhóm dễ bị tổn thương.
Giáo sư Yong nhận định các đợt bùng phát dịch bệnh thường bắt đầu vào đầu mùa mưa hoặc đầu năm học mới, vì vậy, thời điểm tiêm nhắc lại thích hợp là từ tháng 5 đến tháng 6.
Theo Trung tâm Di truyền Y học thuộc Bệnh viện Ramathibodi, khoảng 52% trường hợp mắc COVID-19 mới ở Thái Lan là do chủng phụ XBB của biến thể Omicron gây ra. Các chủng phụ của biến thể XBB được cho là nguyên nhân làm gia tăng đột biến các ca nhiễm COVID-19 gần đây trên toàn cầu, khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải phân loại lại chủng phụ XBB.1.16 từ "biến thể đang được theo dõi" thành "biến thể quan tâm".
Trung tâm Di truyền y học đang phát triển một bộ xét nghiệm nhằm vào biến thể phụ XBB bằng thông qua phương pháp sử dụng công nghệ tạo kiểu gen mảng khối. Các nhà khoa học cũng đang làm việc để cải thiện bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 hiện nay để có thể xác định chủng phụ nào đứng sau sự lây nhiễm của bệnh nhân. Theo phân tích của trung tâm về bộ gen XBB.1.16, biến thể phụ này sẽ trở thành dòng phụ chiếm ưu thế ở Thái Lan trong vài tháng tới.
Thái Lan sửa đổi chiến lược tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đang sửa đổi chiến lược tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 để đối phó với tình trạng số ca mắc mới COVID-19 gia tăng trong và sau dịp Tết cổ truyền Songkran. Hành khách tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN Tiến sĩ Tares Krassanairawiwong, Cục trưởng Cục Kiểm soát...