Gia tăng nhiều dịch bệnh

Theo dõi VGT trên

Do gián đoạn tiêm chủng thời gian qua vì thiếu vaccine, cùng với thời tiết diễn biến thất thường đang làm cho nhiều dịch bệnh như ho gà, sởi, rubella, virus hợp bào gia tăng.

Cùng với đó, các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, nhất là dại và cúm A/ H5N1, cũng có diễn biến phức tạp.

Gia tăng nhiều dịch bệnh - Hình 1

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM thăm khám bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: QUANG HUY

Hậu quả của gián đoạn vaccine

Khoa Khám bệnh ngoại trú, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM những ngày qua luôn quá tải người lớn đưa trẻ nhỏ đến thăm khám. Theo bác sĩ Đăng Nhật, bình quân mỗi ngày phòng khám bệnh truyền nhiễm ngoại trú của bệnh viện tiếp nhận 30-50 trẻ đến thăm khám, tăng gần 10% so với tháng 2. Riêng Khoa Nhiễm hiện có trên 20 trẻ nhập viện điều trị nội trú một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có một số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, thương hàn, thủy đậu, ho gà…

Video đang HOT

Còn tại Khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TPHCM, hiện có gần 30 trẻ đang nằm điều trị, trong đó khoảng 10 ca bệnh nặng được theo dõi tích cực trong phòng cấp cứu. BSCK2 Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, khoa tiếp nhận điều trị nội trú trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng khoảng 5% so với tháng trước. Trong khi đó, tình trạng gián đoạn tiêm chủng cũng khiến nhiều trẻ mắc sởi và rubella.

Thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế ) cho thấy, trong 3 tháng qua, cả nước ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và 10 trường hợp mắc rubella. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/lần, trong khi sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh với 90%-100% người chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ bị mắc. Một người nhiễm bệnh sởi có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Còn theo thống kê của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 70 trường hợp mắc ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.

Gia tăng nhiều dịch bệnh - Hình 2

BS Đăng Nhật, khoa Khám bệnh ngoại trú, Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: QUANG HUY

PGS-TS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thông tin, hầu hết những trường hợp mắc bệnh ho gà đều chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng vaccine đầy đủ. Có hơn 50% trẻ mắc bệnh ho gà nặng có nguồn lây từ mẹ và nhiễm bệnh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch ở 3 tháng đầu đời. Trẻ chưa được tiêm chủng vaccine ho gà đầy đủ là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh và thường biểu hiện bệnh lý nặng.

Cảnh giác bệnh lây truyền từ động vật

Gần đây, một số dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, nhất là bệnh dại và cúm A/H5N1, đang gia tăng trở lại. Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế ), chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, 16/63 tỉnh, thành phố có ca bệnh dại trên người, 27 ca tử vong (tăng 170% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó miền Trung có số ca tử vong cao nhất (9 ca). Còn tại miền Nam, số người đi tiêm vaccine ngừa dại cao nhất cả nước, tới 143.000 người.

Đáng lo ngại hơn, sau hơn 8 năm không ghi nhận ca mắc cúm gia cầm trên người thì từ năm 2022 đến nay đã ghi nhận 2 ca mắc mới, trong đó có 1 ca tử vong ở Khánh Hòa vào tháng 3 vừa qua.

Hiện trên thế giới đã ghi nhận khoảng 200 bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang người với nhiều tác nhân khác nhau. Trong 2 thập niên qua, nhiều dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi đã xảy ra trên toàn thế giới, như dịch hạch, SARS, cúm gia cầm A/H5N1, cúm A/H1N1, MERS-CoV, Ebola… và gần đây nhất là Covid-19,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như tác động lớn đến kinh tế – xã hội của các quốc gia. Ông Hoàng Minh Đức cho biết, đáng lo ngại là có tới 75% các dịch bệnh nguy hiểm là lây truyền từ động vật sang người hoặc có nguồn gốc gen từ động vật.

Việt Nam đã xác định 5 loại dịch bệnh cần được ưu tiên phòng ngừa là: cúm gia cầm độc lực cao, dại, than, liên cầu lợn, xoắn khuẩn vàng da vì đây là những dịch bệnh có tỷ lệ tử vong ở người rất cao (thậm chí tới 100%) và chi phí điều trị, phòng ngừa tốn kém. “Thời gian tới, nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra. Để ứng phó với những thách thức này, rất cần sự hợp lực của toàn xã hội và sự hỗ trợ, hợp tác của cộng đồng quốc tế. Ngoài trách nhiệm của ngành y tế, rất cần sự vào cuộc tích cực của các đơn vị có liên quan như NN-PTNT, công thương, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự tham gia chủ động của người dân, cộng đồng để chủ động phòng chống, giải quyết có hiệu quả, triệt để các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân”, ông Hoàng Minh Đức nêu ý kiến.

Nguy hiểm khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19

Dịch cúm A, B đang tăng mạnh ở Hà Nội kể từ tháng 12/2023 tới nay, bên cạnh đó, thời tiết mùa Đông - Xuân cũng làm gia tăng ca mắc COVID-19.

Đã ghi nhận ca bệnh đồng mắc cúm A và COVID-19, diễn biến nặng rất nhanh, phải thở máy.

Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại đây tiếp nhận nam bệnh nhân 66 tuổi vào nhập viện trong tình trạng suy hô hấp rất nặng. Trước đó, bệnh nhân bị sốt, ho, sau 3 ngày bệnh không đỡ đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp. Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được xét nghiệm cho kết quả mắc cả cúm A và COVID-19. Do có bệnh nền tiểu đường nên bệnh nhân diễn biến nặng rất nhanh khi cùng lúc mắc cả hai bệnh truyền nhiễm.

Nguy hiểm khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19 - Hình 1
Bệnh nhân phải thở máy khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19.

BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, do thời tiết thay đổi thất thường nên số ca COVID-19 và cúm A gia tăng. Bác sĩ lo ngại nếu người dân đồng nhiễm 2 loại virus cúm A và COVID-19 sẽ làm cho bệnh chuyển xấu rất nhanh, đặc biệt là trẻ em và người có bệnh nền. Bởi đây là bệnh do virus gây ra và chủ yếu tấn công vào đường hô hấp, gây tổn thương tiến triển nhanh hơn, điều trị cũng khó khăn hơn.

Tại Khoa Hồi sức tích cực đang có 15 ca mắc cúm A nặng, trong đó 8 ca có bệnh lý nền, có trường hợp phổi trắng xoá cả hai bên. Đó là nữ bệnh nhân 59 tuổi ở Thái Nguyên có tiền sử đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp. Khi mắc cúm A, bệnh diễn biến nặng rất nhanh, gây tổn thương phổi nghiêm trọng.

PGS.TS.BS Phạm Quang Thái, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, bản thân cơ thể con người, khi gánh một tác nhân (ví dụ virus), cò thể tiêu hao hết cả "đội quân" miễn dịch chống lại bệnh đó. Do vậy, đến lúc nhiễm thêm tác nhân tiếp theo, cơ thể không còn miễn dịch để chống chọi nữa, tình trạng bệnh nặng lên. Điều này không chỉ đúng khi đồng nhiễm COVID-19 với cúm, mà còn với bệnh khác nữa như như sốt xuất huyết hay Andenovirus. Do vậy, phải bằng mọi cách giảm nhiều nhất nguy cơ có thể. Chẳng hạn như cúm mùa, phế cầu đã có vaccine, người dân nên tiêm phòng để tạo kháng thể.

Vị chuyên gia y tế này cũng nhận định, hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông - Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, rubella, ho gà...

Hơn nữa, đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, vui xuân Tết Nguyên đán cùng các lễ hội, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi có bệnh lý nền. Để phòng bệnh, ngoài vaccine, người dân cần đeo khẩu trang khi tới nơi đông người, khi có dấu hiệu bệnh hô hấp hoặc giữ vệ sinh cá nhân cũng sẽ giúp phòng bệnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bí quyết trường thọ của cụ bà 124 tuổi: Món khoái khẩu gây bất ngờBí quyết trường thọ của cụ bà 124 tuổi: Món khoái khẩu gây bất ngờ
08:27:07 16/01/2025
Người đàn ông phải cắt 3m ruột do gặp bệnh hiếm gặpNgười đàn ông phải cắt 3m ruột do gặp bệnh hiếm gặp
07:48:22 15/01/2025
Hi hữu bé gái chào đời mang theo vòng tránh thai của mẹHi hữu bé gái chào đời mang theo vòng tránh thai của mẹ
20:41:32 15/01/2025
Những bữa ăn lớn sau 5 giờ chiều có thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2Những bữa ăn lớn sau 5 giờ chiều có thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2
21:14:41 14/01/2025
Nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn dứa lúc bụng đói vào buổi sángNhiều lợi ích sức khỏe khi ăn dứa lúc bụng đói vào buổi sáng
06:08:36 16/01/2025
Một người ở huyện Long Thành tử vong do chó dại cắnMột người ở huyện Long Thành tử vong do chó dại cắn
20:13:06 14/01/2025
Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng trà túi lọcNguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng trà túi lọc
04:46:29 16/01/2025
Thực phẩm nào giúp mắt sáng khỏe?Thực phẩm nào giúp mắt sáng khỏe?
04:50:07 16/01/2025

Tin đang nóng

Á hậu Phương Nhi phản ứng thế nào sau 1 ngày tổ chức đám hỏi với thiếu gia Vingroup?Á hậu Phương Nhi phản ứng thế nào sau 1 ngày tổ chức đám hỏi với thiếu gia Vingroup?
15:27:47 16/01/2025
Sự trùng hợp khó tin: 4 Á hậu thi Hoa hậu Quốc tế xong đều lấy chồng, đàng trai toàn gia thế cực "khủng"Sự trùng hợp khó tin: 4 Á hậu thi Hoa hậu Quốc tế xong đều lấy chồng, đàng trai toàn gia thế cực "khủng"
16:58:19 16/01/2025
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở TP.HCM, lời nhắn trong tờ giấy khiến nhiều người nghẹn lòng: "Em là sinh viên không nuôi được con"Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở TP.HCM, lời nhắn trong tờ giấy khiến nhiều người nghẹn lòng: "Em là sinh viên không nuôi được con"
13:56:11 16/01/2025
Chảo mất hết lớp chống dính, làm cách này biến chảo cũ thành chảo mới thật dễ dàngChảo mất hết lớp chống dính, làm cách này biến chảo cũ thành chảo mới thật dễ dàng
14:20:13 16/01/2025
Hieuthuhai bất ngờ khi vượt mặt Sơn Tùng M-TP giành giải 'Nam ca sỹ của năm'Hieuthuhai bất ngờ khi vượt mặt Sơn Tùng M-TP giành giải 'Nam ca sỹ của năm'
14:54:26 16/01/2025
Cuộc sống của Top 3 Miss World Vietnam 2022 sau hơn 2 năm thành hoa hậu, á hậuCuộc sống của Top 3 Miss World Vietnam 2022 sau hơn 2 năm thành hoa hậu, á hậu
16:48:50 16/01/2025
Sao nữ Vbiz bất ngờ lên tiếng: "Nếu là con riêng chỉ nên đóng vai hiền, vì sơ hở là thành mẹ ghẻ"Sao nữ Vbiz bất ngờ lên tiếng: "Nếu là con riêng chỉ nên đóng vai hiền, vì sơ hở là thành mẹ ghẻ"
17:01:38 16/01/2025
Con dâu các triệu phú, tỷ phú Việt làm gì sau khi kết hôn?Con dâu các triệu phú, tỷ phú Việt làm gì sau khi kết hôn?
15:32:30 16/01/2025

Tin mới nhất

7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

09:34:17 16/01/2025
Vitamin C (acid L-ascorbic) là một trong những loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch. Vì cơ thể không tự sản xuất được chất chống oxy hóa này nên phải bổ sung từ thực phẩm giàu vitamin C.
Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?

Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?

06:06:59 16/01/2025
Virus cảm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng còn có thể lây truyền nhanh chóng qua giọt bắn trong không khí mỗi lúc người bệnh ho; hắt hơi hoặc nói.
Nhiều ca viêm phổi nặng nhập viện và cảnh báo từ chuyên gia

Nhiều ca viêm phổi nặng nhập viện và cảnh báo từ chuyên gia

06:04:17 16/01/2025
Trước đó, ông mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hơn 10 năm, thường xuyên sử dụng thuốc xịt hỗ trợ thở chứa corticoid tại nhà mà không tuân thủ điều trị định kỳ.
Uống nước vỏ chanh đun sôi có tác dụng gì?

Uống nước vỏ chanh đun sôi có tác dụng gì?

06:01:12 16/01/2025
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, chức năng não, sức khỏe thận, làm đẹp da. Do đó, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày, kết hợp uống thêm nước vỏ chanh đun sôi là lựa chọn tuyệt vời.
9 loại thảo mộc giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm

9 loại thảo mộc giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm

05:57:17 16/01/2025
Gừng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và có các đặc tính kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống viêm nên có thể giúp kiểm soát cơn đau họng và giảm tình trạng tắc nghẽn liên quan đến cảm cúm và tình trạng viêm.
Làm gì để nhanh khỏi ho mùa lạnh?

Làm gì để nhanh khỏi ho mùa lạnh?

05:49:48 16/01/2025
Súc miệng và họng là biện pháp tuyệt vời giúp giảm nhanh chóng triệu chứng, phối hợp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh lý đường hô hấp trên từ khu vực họng, thanh quản để ngăn xâm lấn xuống đường hô hấp dưới và gây ra các nguy cơ biến c...
Uống cà phê có lợi cho sức khỏe gan không?

Uống cà phê có lợi cho sức khỏe gan không?

05:45:57 16/01/2025
Thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe lá gan của chúng ta.
Bị ợ nóng nên uống gì?

Bị ợ nóng nên uống gì?

05:20:09 16/01/2025
Nhiều người bị vấn đề trào ngược axit. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản. Các triệu chứng chính của trào ngược axit bao gồm ợ nóng, buồn nôn, đau khi nuốt thức ăn, ho mạn tính và đôi khi thậm chí l...
Nước ép hành tây có tốt cho bệnh đau dạ dày?

Nước ép hành tây có tốt cho bệnh đau dạ dày?

05:07:07 16/01/2025
Nước ép hành tây là một phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên hiệu quả nhờ đặc tính tiêu hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
Hai đại kỵ với người trên 50 tuổi khi ngủ trưa

Hai đại kỵ với người trên 50 tuổi khi ngủ trưa

05:04:39 16/01/2025
Một số người có thể ngủ trưa trong một giờ hoặc thậm chí cả buổi chiều, nhưng điều này không được khuyến khích. Ngủ trưa quá lâu không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Dùng máy quang phổ hồng ngoại FTIR để phân tích sỏi tiết niệu

Dùng máy quang phổ hồng ngoại FTIR để phân tích sỏi tiết niệu

04:59:58 16/01/2025
Chia sẻ về ứng dụng máy quang phổ hồng ngoại FTIR trong điều trị sỏi tiết niệu, bác sĩ Bình cho biết, việc phân tích thành phần sỏi có vai trò rất lớn trong công tác điều trị sỏi, giúp bác sĩ đưa ra chiến lược ngăn ngừa sỏi tái phát.
Những loại thuốc có thể gây ợ nóng và cách phòng ngừa

Những loại thuốc có thể gây ợ nóng và cách phòng ngừa

04:52:53 16/01/2025
Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc chẹn beta điều trị tăng huyết áp có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới (LES) khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Có thể bạn quan tâm

Phái bộ Nhật Bản tại NATO chính thức ra mắt

Phái bộ Nhật Bản tại NATO chính thức ra mắt

Thế giới

18:19:44 16/01/2025
Động thái này diễn ra khi Nhật Bản tìm cách thúc đẩy hợp tác với liên minh, 7 năm sau khi thành lập Phái bộ. Chức vụ Đại sứ của Phái bộ Nhật Bản tại NATO do ông Osamu Izawa, cựu Đại sứ Nhật Bản tại Senegal và 3 quốc gia châu Phi, đảm nh...
Cảnh tượng diễn ra sau đính hôn với con trai tỷ phú làm lộ rõ gia thế của Á hậu Phương Nhi

Cảnh tượng diễn ra sau đính hôn với con trai tỷ phú làm lộ rõ gia thế của Á hậu Phương Nhi

Sao việt

18:18:44 16/01/2025
Sau khi những khung rạp, rèm che chắn được dọn dẹp, cơ ngơi của Á hậu Phương Nhi hiện ra rõ ràng khiến nhiều người bất ngờ.
Nam thần xứ Hàn gây sốt tại "Địa Ngục Độc Thân": Sở hữu chiều cao 1m89, hóa ra lại là tình cũ nhân vật này

Nam thần xứ Hàn gây sốt tại "Địa Ngục Độc Thân": Sở hữu chiều cao 1m89, hóa ra lại là tình cũ nhân vật này

Tv show

18:15:01 16/01/2025
Hậu chia tay, tình cũ người Hàn của Call Me Duy bất ngờ ghi danh tham dự show Địa Ngục Độc Thân của Netflix.
Đi về miền có nắng - Tập 8: Vân cãi lời mẹ, điên cuồng theo đuổi Phong

Đi về miền có nắng - Tập 8: Vân cãi lời mẹ, điên cuồng theo đuổi Phong

Phim việt

18:04:10 16/01/2025
Khi nghe bà Hà nói Phong không yêu mình, Vân không tin. Vân khẳng định Phong yêu cô và nếu chưa yêu thì rồi anh cũng sẽ phải yêu cô.
Bí ẩn loài cá sấu quý hiếm nhất thế giới, đôi mắt xanh như pha lê, vảy trắng, có giá 'trên trời'

Bí ẩn loài cá sấu quý hiếm nhất thế giới, đôi mắt xanh như pha lê, vảy trắng, có giá 'trên trời'

Lạ vui

17:40:45 16/01/2025
Với bộ vảy trắng muốt, đôi mắt xanh pha lê, cá sấu con này nặng 96 gram và dài 49cm, đánh dấu thành công vang dội của chương trình nhân giống kéo dài 15 năm tại Gatorland.
Không nhận ra Lisa (BLACKPINK)

Không nhận ra Lisa (BLACKPINK)

Sao châu á

16:54:22 16/01/2025
Lisa khiến cư dân mạng sốc nặng với diện mạo không thể nhận ra trên bìa tạp chí V Magazine. Cô để tóc mái lởm chởm, trang điểm đầy độc đáo
Làm dâu hào môn có sướng như lời đồn? - Người bị cho là "máy đẻ", người bị coi thường, giành quyền nuôi con

Làm dâu hào môn có sướng như lời đồn? - Người bị cho là "máy đẻ", người bị coi thường, giành quyền nuôi con

Netizen

16:31:34 16/01/2025
Không ít nàng dâu phải chịu kết cục cay đắng khi đánh mất sự nghiệp riêng, không nhận được sự coi trọng từ gia đình.