Gia tăng nhận thức về tác hại thuốc lá
Đây là nhận định chung tại Hội nghị Phổ biến kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) 2015 do Bộ Y tế tổ chức ngày 6.9.
Điều tra GATS 2015 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc của người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) có xu hướng giảm so với năm 2010, từ 23,8% xuống 22,5% năm 2015; trong đó tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 47,4% xuống 45,3%, tỷ lệ nữ giới hút thuốc giảm từ 1,4% xuống 1,1%.
Tỷ lệ hút thuốc lá điếu chung giảm 19,9% xuống 18,2%. Theo TS Kim Bảo Giang – Phó Viện trưởng Viện Đào tại Y học dự phòng và Y tế công cộng (ĐH Y Hà Nội) – thành viên nhóm điều tra, đáng nói, nếu tỷ lệ nam giới hút thuốc ở thành thị giảm đáng kể từ 47,7% xuống 42,7% thì nông thôn giảm rất chậm từ 47,3% xuống 45,7%. Điều đó chứng tỏ, sự thay đổi về nhận thức và hành vi của người dân nông thôn vẫn còn chậm.
Tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá tại Ga Hà Nội. Ảnh: Dương Ngọc
GATS 2015 đã được thực hiện thông qua điều tra hơn 9.200 hộ dân và phỏng vấn 9.000 người (hơn 50% đối tượng ở nông thôn) trên 63 tỉnh, thành phố.
Tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ lệ người tin rằng hút thuốc gây các bệnh đột quỵ, đau tim, ung thư phổi từ 55,5% lên 61,2%. Tỷ lệ người tin rằng phơi nhiễm với các khói thuốc thụ động gây các bệnh nguy hiểm cho người không hút thuốc tăng từ 87% lên 90%.
Ngoài ra, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong nhà ở tất cả các điểm công cộng giảm đáng kể từ năm 2010 đến năm 2015, bao gồm hút thuốc lá thụ động ở nhà giảm từ 73,1% xuống còn 59,9%, ở nơi làm việc từ 55,9% xuống 42,6%, ở trường học từ 22,3% xuống 16,1% và trên các phương tiện giao thông từ 34,,4% xuống 19,4%.
Video đang HOT
“Những thay đổi cho thấy, chúng ta đang đi đúng hướng trong việc thực hiện các biện pháp để thay đổi nhận thức và hành vi của người dân, hướng tới một xã hội không khói thuốc” – bà Giang cho biết.
Bà Phan Thị Hải – Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế cho biết, trong 3 năm qua, sau khi được thành lập, Quỹ hỗ trợ 62/63 tỉnh, thành phố và 30 Bộ, ngành thực hiện công tác PCTHTL. Cụ thể như xây dựng nơi làm việc không khói thuốc. Nhiều cơ quan đã thực thi nghiêm quy định môi trường không khói thuốc như Văn phòng quốc hội, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Tổng LĐLĐ. 62% số công đoàn cơ sở trên cả nước đã triển khai môi trường làm việc không khói thuốc. Kết quả, theo GATS 2015, tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nơi làm việc đã giảm từ 55,9% xuống 42,6%.
Việc xây dựng cơ sở y tế không khói thuốc cũng là một chỉ số quan trọng trong kế hoạch hoạt động PCTHTL của Quỹ. Kết quả 100% các bệnh viện T.Ư đã thành lập ban chỉ đạo PCTHTL, 92% Sở Y tế đã ký cam kết thực hiện môi trường làm việc không khói thuốc… Nhờ đó, hút thuốc thụ động tại các cơ sở chăm sóc y tế giảm từ 23,6% xuống 18,4%.
Thời gian qua, Quỹ PCTHTL cũng đặt mục tiêu xây dựng trường học không khói thuốc lá với sự phối hợp của Bộ GD ĐT. Hơn 400 trường THPT, 437 trường THCS đã thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc trong khuôn viên trường học. Hiện, theo GATS, tỷ lệ hút thuốc thụ động tại các trường ĐH CĐ giảm mạnh tới 16,4% (từ 54,3% xuống 37,9%).
Ngoài ra, Quỹ cũng hỗ trợ các tỉnh, thành phố xây dựng môi trường không khói thuốc, trong đó hoạt động tăng cường xây dựng thành phố du lịch không kói thuốc tại Hội An, Hạ Long, Nha Trang, Hải Phòng, Huế… Nhiều khách sạn đã thực hiện nghiêm quy định không hút thuốc trong khách sạn hoặc chỉ hút ở nơi có quy định. Tuy nhiên, việc hạn chế hút thuốc ở nhà hàng rất khó khăn do khách hàng ít tuân thủ. Vì vậy, tỷ lệ hút thuốc thụ động ở nhà hàng có giảm nhưng vẫn rất cao từ 84,9% xuống còn 80,7%…. Thực hiện phương tiện giao thông không khói thuốc cũng đang được đẩy mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố. Hiện tỷ lệ hút thuốc thụ động trên các phương tiện giao thông công cộng chỉ còn 19,4%, giảm 15% so với năm 2015…
“Mặc dù có kết quả đáng kể nhưng tỷ lệ hút thuốc thụ động vẫn còn cao. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, các tỉnh đẩy mạnh việc thực hiện Luật PCTHTL, nhân rộng mô hình môi trường không khói thuốc, nâng cao năng lực cho các cán bộ tham gia công tác PCTHTL…” – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh.
“Tăng thuế thuốc lá là một biện pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ hút thuốc lá, điều này đã chứng minh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thuế thuốc lá của Việt Nam có tăng nhẹ, nhưng chưa cí tác động đến việc tăng giá thuốc lá. Vì vậy, cần tăng cần tăng thuế đủ mạnh để giảm mạnh sức mua thuốc lá” – bà Phan Thị Hải.
Theo Danviet
Hút thuốc lá điếu ở nam giới khu vực thành thị có xu hướng giảm
Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá của Bộ Y tế, tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở nam giới khu vực thành thị giảm rõ rệt, từ 45,2% xuống 38,7%.
Đó là kết quả Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2015 (Gats 2015), vừa được Bộ Y tế công bố ngày 6/9.
Theo đó, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá nhiều chuyển biến tích cực. Cu thể, so với năm 2010, tỷ lệ hút thuốc chung ở cả nam và nữ có xu hướng giảm từ 23,8% xuống 22,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu chung giảm từ 19,9% xuống 18,2%.
Đặc biệt, tại các khu vực thành thị, tỷ lệ hút thuốc chung giảm đáng kể từ 23,3% xuống 20,6%. Trong đó tỷ lệ này ở nam giới giảm từ 47,7% xuống 42,7%. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm rõ rệt từ 45,2% xuống 38,7%.
Cũng theo kết quả, với những nỗ lực trong công tác tuyên truyền về tác hại của hút thuốc thụ động, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động giảm đáng kể ở tất cả địa điểm. Giảm mạnh nhất là tại trường đại học với mức giảm từ 54,3% xuống 37,9%; trên các phương tiện giao thông công cộng giảm từ 34,4% xuống 19,4%".
Theo kết quả công bố, tại các khu vực thành thị, tỷ lệ hút thuốc chung giảm đáng kể từ 23,3% xuống 20,6%. Ảnh: Internet.
Bên cạnh đó, nhận thức về tác hại đến sức khỏe của việc hút thuốc và hút thuốc thụ động cũng tăng so với năm 2010. Tỷ lệ người tin rằng hút thuốc gây các bệnh đột quỵ, tim mạch và ung thư phổi tăng từ 55,5% lên 61,2%. Tỷ lệ người tin rằng hút thuốc thụ động gây các bệnh nguy hiểm tăng từ 87,0% lên 90,3%.
Phát biểu tại buổi công bố, GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Việc thực thi qui định môi trường không khói thuốc đã đạt những kết quả đáng kể, giúp làm giảm việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động ở Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thành công lớn nhất mà chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá đã đạt được đó là việc chúng ta đã kìm giữ để tỷ lệ sử dụng thuốc lá không tăng.
Đây cũng là bài học thành công của nhiều nước trên thế giới. Với việc giữ cho tỷ lệ sử dụng thuốc lá không tăng, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để triển khai toàn diện các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả, hỗ trợ những người cai thuốc bỏ thuốc, và ngăn ngừa thanh thiếu niên không trở thành người hút thuốc, bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng".
Hình ảnh buổi công bố kết quả Điều tra. Ảnh PLXH.
Tuy nhiên, kết quả Điều tra cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ hút thuốc thụ động giảm đáng kể nhưng tỷ lệ này cũng vẫn còn rất cao, 42% phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc, gần 60% người hút thuốc thụ động tại nhà. Đặc biệt là việc hút thuốc thụ động trong các nhà hàng với khoảng 80% . Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc vẫn còn cao: 45,3%.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh: "Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, các tỉnh thành phố đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhân rộng mô hình môi trường không khói thuốc, nâng cao năng lực cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống tác hại thuốc lá".
Trần Hoàng
Theo NTD