Gia tăng học sinh bị stress, đau dạ dày trước mùa thi
Thời gian “chạy” nước rút để tiến dần đến các kỳ thi cuối năm học trở thành gánh nặng, áp lực khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý không đáng có…
Bệnh nhân điều trị tại Viện Tâm thần T.Ư. Ảnh: Dương Ngọc
Học sinh bị stress ngày càng nhiều
Từ sau khi thi hết học kỳ 1, chị Nguyễn Thị H. (Cầu Giấy) thấy cô con gái học lớp 9 trầm buồn, ít giao tiếp với mọi người và thỉnh thoảng than mất ngủ, đau đầu và học bài không vào. Chị đưa con đi khám cơ sở y tế tư nhân nhưng không phát hiện bệnh. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần trở lại đây, con gái chị gầy rộc, ngoài giờ đến lớp thường đóng cửa trong phòng, đặc biệt rất hay nổi đóa, cáu gắt mỗi khi bố mẹ hỏi về việc học tập, chọn trường cho kỳ thi đầu cấp III sắp tới. Hai vợ chồng chị đưa con tìm tới bác sĩ tâm lý và được khuyên cho con tới Viện Tâm thần thăm khám vì con chị có dấu hiệu rõ nét về stress.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS. BS. Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai cho biết: “Áp lực học và thi cử khiến học sinh căng thẳng và bị stress ngày càng nhiều hơn. Nếu trước đây Viện hay điều trị cho học sinh bị stress trước kỳ thi đại học và sau đại học do rối loạn phân ly, sợ trượt, xấu hổ do không thi đỗ. Nhưng nay đã khác, độ tuổi bị stress đã sớm hơn, nhiều cháu THCS đã mắc”.
Theo chia sẻ của ông Tâm, các bác sĩ ở viện đã từng gặp và điều trị cho những học sinh giỏi, học trường chuyên, trường top trên với bệnh hay mắc nhất là rối loạn lo âu. Nhiều bệnh nhân trẻ đã chia sẻ, “con thấy nhà trường dạy quá nhiều thứ, cha mẹ bắt con học rất nhiều. Thế nhưng, con thấy người lớn ít sử dụng những thứ học trong trường. Vì thế, con không tìm thấy ý nghĩa và mất định hướng trong việc học”.
Theo phân tích của ông Tâm, trẻ ngày nay bị động, thường chạy theo kế hoạch của bố mẹ, nhà trường đặt ra. Điều này đã vô tình gây áp lực tâm lý cho trẻ. Hay giai đoạn định hướng nghề nghiệp, lựa chọn trường để học cũng dễ gây stress cho trẻ. Ngoài việc học hành, quan hệ mâu thuẫn với bạn bè, nhà trường, cha mẹ dẫn tới xung đột cá nhân cũng là nguồn cơn gây ra rối loạn cảm xúc, hành vi, dẫn tới trẻ bị stress, trầm cảm.
“Điều đáng nói, nếu trẻ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới việc học, giảm khả năng làm việc, giảm chất lượng cuộc sống. Tình trạng stress kéo dài sẽ khiến trẻ dễ có suy nghĩ và hành động tiêu cực, thậm chí nghĩ đến cái chết… Để ngăn ngừa trẻ bị rối loạn tâm thần, cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của con, động viên con học hết mình nhưng đừng quá áp lực về điểm số, học thì học nhưng chơi cứ chơi. Đặc biệt, đừng so sánh sức học của con với người khác, phải hiểu sức học của con ở mức độ nào, tránh đặt ra mục tiêu quá sức. Nếu thấy con có dấu hiệu mất tập trung, bồn chồn, mất ngủ… cần đưa trẻ đến Viện Tâm thần thăm khám kịp thời”, BS. Tâm khuyến cáo.
Thủng dạ dày vì căng thẳng học tập
Mới đây, cháu N.V.H. 16 tuổi (ở HN) nhập viện cấp cứu vì bị đau bụng dữ dội. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu các bác sĩ phát hiện nam sinh này bị thủng dạ dày. “Đây là ca bệnh loét, thủng dạ dày tuổi còn rất trẻ”, Ths.BS. Nguyễn Đình Liên, Khoa Ngoại, BV Đại học Y Hà Nội chia sẻ.
Qua khai thác tiền sử của nam sinh này thì được biết, do đang trong giai đoạn chuẩn bị thi vào cấp III với thời gian học choán gần hết cả ngày nên việc ăn uống, sinh hoạt của cháu H. thất thường. Mẹ H. cho biết: “Trước mấy ngày vào viện, cháu H. đã có biểu hiện đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua nhiều. Khi cháu đau bụng dữ dội ở trên rốn, gia đình vội cho đi cấp cứu. Đến viện, bác sĩ chẩn đoán thủng tạng rỗng, phải mổ nội soi, và phát hiện lỗ thủng ở dạ dày. May mắn vào viện kịp thời”.
Video đang HOT
Theo BS. Nguyễn Đình Liên, trường hợp thủng dạ dày ít gặp hơn, nhưng đau hoặc viêm loét dạ dày ở lứa tuổi học sinh ngày càng phổ biến và có xu thế xuất hiện càng nhiều ở trẻ nhỏ tuổi. Nguyên nhân gây bệnh do ăn uống không khoa học, thiếu vệ sinh, ngoài ra có do trạng thái lo âu, sức ép học tập lớn. Việc phụ huynh thúc ép trẻ học hành tạo cảm giác căng thẳng, khiến trẻ luôn rơi vào trạng thái lo lắng thái quá dễ dẫn tới bệnh dạ dày. Nếu không được lưu ý chăm sóc tốt, tiếp tục khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí thủng dạ dày…
“Để phòng bệnh, phụ huynh cân đối thời gian cho trẻ giữa việc học, nghỉ ngơi, chơi; bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ vận động, tham gia thể dục thể thao và các trò chơi giải trí lành mạnh để bớt tâm lý căng thẳng, lo âu vì áp lực học hành cho trẻ”, BS. Liên khuyến cáo.
Theo baogiaothong
Bộ GD&ĐT đột xuất kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia
Ngày 7/4, 3 đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đột xuất kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức thi THPT quốc gia năm 2019 tại Bắc Giang, Hải Phòng và Quảng Ninh. Đoàn kiểm tra tại tỉnh Bắc Giang do ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng làm trưởng đoàn.
Học sinh băn khoăn "phách điện tử"
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang, năm nay toàn tỉnh có khoảng 19.000 học sinh lớp 12. Dự kiến tỉnh sẽ tổ chức từ 36 đến 40 điểm thi. Đến nay, tất cả các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên đã tổ chức cho học sinh học Quy chế thi, phát hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia 2019 và trợ giúp, hướng dẫn thí sinh đăng ký.
Qua kiểm tra một số trường: THPT Yên Thế, THPT Lạng Giang số 2 và THPT Thái Thuận, hầu hết học sinh đều nắm rõ quy chế thi và xét tuyển đại học, cao đẳng nên rất tự tin khi làm hồ sơ.
Học sinh được hướng nghiệp từ trước nên xác định rõ nghề nghiệp trong tương lai, có định hướng khá tốt để đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng hay đi học nghề, từ đó có hướng ôn tập phù hợp.
Em Phạm Thị Tĩnh, học sinh lớp 12A7, Trường THPT Yên Thế, Bắc Giang cho biết, học sinh được phổ biến quy chế thi chi tiết nên không có thắc mắc gì về những điểm mới hoặc thay đổi trong quy chế vì đã được nắm rất rõ qua tư vấn của nhà trường.
Theo Lê Đức Anh, học sinh lớp 12A6 của trường này, trước khi làm hồ sơ ĐKDT, ngoài căn cứ vào học lực và niềm đam mê, em vào một số website của một số trường ĐH, CĐ để tham khảo mức điểm chuẩn một số năm gần đây làm định hướng.
Ông Mai Văn Trinh cho rằng, những điểm mới năm nay của Bộ, nhằm siết chặt hơn tính an toàn của kì thi.
Điều Đức Anh băn khoăn là đề thi tham khảo năm nay dễ hơn đề thi năm ngoái, vậy theo Bộ GD&ĐT, đề thi thật năm nay so với đề thi tham khảo có độ khó chênh lệch ra sao? Cũng theo học sinh này, các em băn khoăn về những thay đổi trong cách thức chấm thi và gắn "phách điện tử".
Từ Phương Anh, học sinh lớp 12A1, Trường Lạng Giang số 2 chia sẻ, lúc đầu em hơi băn khoăn việc tính điểm theo phương thức 70/30. Sau khi được nhà trường giải thích và qua tìm hiểu trên mạng, em đã rõ. Cũng theo học sinh này, các em được tuyên truyền quy chế và hướng nghiệp rất kĩ nên không có gì thắc mắc.
Cũng đến từ Trường Lạng Giang số 2, em Cao Thị Mỹ Duyên, học sinh lớp 12A1 cho hay, các em sẽ nỗ lực để học tập và làm bài thi tốt nhất nhưng đồng thời với đó là mong ước kì thi được diễn ra an toàn và nghiêm túc thật sự, không có gian lận.
Ông Mai Văn Trinh cho rằng, các thắc mắc của các em hoàn toàn có lý. Những điểm mới năm nay của Bộ, nhằm siết chặt hơn tính an toàn của kì thi.
"Phách điện tử" mà các em thắc mắc, có thể hiểu nôm na đấy là cách mã hóa để khi truy cập vào bài làm thì không biết được là của thí sinh nào để can thiệp, chỉnh sửa, giúp việc chấm thi minh bạch.
Ông cũng chỉ đạo các trường trong thời gian tới cần tổ chức dạy học căn cơ, tuyệt đối không cắt xén chương trình hay dạy lệch, dạy "tủ" bởi đề thi phủ hết kiến thức, hoàn thành việc tập huấn và hình thành các nhóm "bạn giúp bạn" ôn tập.
Các trường tuyệt đối không cắt xén chương trình hay dạy lệch, dạy "tủ" bởi đề thi phủ hết kiến thức,
Kiểm tra 5 lần/hồ sơ đăng kí dự thi
Ghi nhận của PV Dân trí, các trường ở Bắc Giang đang giai đoạn cao điểm ôn tập, lập các tổ tư vấn, nhóm tư vấn tuyển sinh, nhóm kỹ thuật nhập dữ liệu của thí sinh... Thành viên các tổ, nhóm này là những giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khối 12, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và được tập huấn kỹ lưỡng.
Hồ sơ ĐKDT của thí sinh đều được các trường kiểm tra, đối chiếu nhiều lần các thông tin cá nhân, thông tin đăng ký xét tuyển... để tránh sai sót.
Theo ông Bùi Ngọc Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thái Thuận, thành phố Bắc Giang, đơn vị này thành lập tổ dữ liệu do Hiệu phó đứng đầu, trường nhập dữ liệu chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn một từ phiếu của các em.
Trên cơ sở dữ liệu chung của các em, trường đã chuẩn bị sẵn từ khi các em vào trường, phần sau chỉ còn thông tin đăng ký là chủ yếu. Trường nhập trên 2 công đoạn, công đoạn thứ nhất là nhập trên bảng Exell, sau đó in ra cho học sinh kiểm tra khoảng 4 lần.
Sau khi dữ liệu kiểm tra xong, trường chuyển vào trong hệ thống, sau đó mới in và đưa cho các em kiểm tra. Thông thường giai đoạn 2, trường kiểm tra khoảng 2 lần.
Cô Hoàng Thị Hạnh, Hiệu trưởng THPT Yên Thế cho biết, đơn vị này định hướng ôn tập từ đầu năm. Các tổ nhóm chuyên môn cùng giáo viên chủ nhiệm thống nhất phân chia đối tượng để ôn thi.
"Sau giờ học buổi chiều, các em có học lực yếu sẽ ở lại thêm 1 tiếng đồng hồ nữa để giáo viên ôn thi miễn phí. Cơ bản các em chỉ có khoảng 5-6 nguyện vọng, không "nhắm mắt" nộp bừa như mọi năm", cô Hạnh cho hay.
Nhiều trường phân nhóm đối tượng học sinh để ôn thi sát sao
Về điều này, cô Trịnh Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Lạng Giang số 2 chia sẻ, nhà trường triển khai các văn bản mới của bộ trong buổi sinh hoạt ngoài giờ. Nhà trường xây dựng chương trình cho từng đối tượng, yêu cầu phụ huynh quản lý tốt thời gian ở nhà của học sinh. Thậm chí trường "treo giải" không có học sinh trượt tốt nghiệp đối với giáo viên chủ nhiệm để thi đua, thúc đẩy chất lượng.
Theo hiệu trưởng này, mỗi hồ sơ ĐKDT của học sinh được nhà trường kiểm tra ít nhất 5 lần, học sinh xác nhận và giáo viên chủ nhiệm kiểm tra chéo. Việc này trường thực hiện nhiều năm nên hạn chế tối đa sai sót.
Đánh giá về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 của tỉnh Bắc Giang, ông Mai Văn Trinh đánh giá cao các bước chuẩn bị cho kỳ thi.
Đến thời điểm này, ngành GD&ĐT Bắc Giang đang đi đúng hướng, đúng tiến độ theo hướng dẫn của Bộ, nhất là công tác tập huấn cho giáo viên và học sinh, trên cơ sở tài liệu của Bộ GD&ĐT đã biên soạn tài liệu ôn tập cho các em rất tôt.
Ông Mai Văn Trinh đề nghị chú ý bộ phận tư vấn, bộ phận kỹ thuật làm công tác đăng ký dự thi cũng như xử lý dữ liệu sau này. Bởi vì cơ sở dữ liệu có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến những khâu chuẩn chỉnh của kỳ thi.
"Bắc Giang không phải tỉnh khó khăn nhất nhưng có nhiều đối tượng học sinh thành phố, miền núi và đồng bào thiểu số. Tuy nhiên, địa phương biết phân nhóm đối tượng học sinh để ôn tập. Một số trường có nhiều sáng kiến để hỗ trợ thí sinh làm hồ sơ dự thi, chọn ngành, nghề đăng ký xét tuyển phù hợp lực học, hạn chế tối đa sai sót", ông Trinh cho hay.
Mỹ Hà
Theo Dân Trí
Tăng tốc ôn thi Bắt đầu từ tháng 4 trở đi, hầu hết các trường THPT kết thúc các hoạt động giáo dục ngoại khóa, tiết học ngoài nhà trường để dành thời gian cho học sinh cuối cấp bước vào giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 6. Học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức, TP.HCM trong...