Gia tăng các vụ đâm kim tiêm tại Pháp
Số vụ đâm kim tiêm tại Pháp đang có dấu hiệu gia tăng khi kể từ tháng 2, nhà chức trách đã ghi nhận nhiều vụ việc như vậy tại các hộp đêm, buổi biểu diễn âm nhạc và các lễ hội âm nhạc trên khắp nước này.
Ngày 11/6, Đài truyền hình BFMTV của Pháp đưa tin chỉ riêng tại các hộp đêm đã ghi nhận 319 vụ đâm kim tiêm. Trong khi đó, cảnh sát đã nhận được khiếu nại của 275 nạn nhân. Theo các mạng xã hội, cả phụ nữ và nam giới đều có nguy cơ là nạn nhân.
Dược sĩ Leila Chaouachi tại Trung tâm Addictovigilance tại Paris cho biết các nạn nhân tại hộp đêm và các quán bar của Pháp đã kêu gọi chia sẻ câu chuyện sử dụng hashtag “Call on your bar” (Gọi cho quán bar của bạn).
Theo bà Chaouachi, hiện tượng đâm kim tiêm đã bắt đầu tại Anh vào tháng 9/2021 trước khi xuất hiện tại Pháp. Chuyên gia này cho hay giới chức Pháp hiện vẫn chưa nắm rõ về hiện tượng này, loại kim tiêm nào được dùng, liệu kim tiêm có được bơm chất nào trước đó và chất nào đã được sử dụng.
Động cơ của các vụ việc vẫn là một bí ẩn khi phần lớn các nạn nhân đều không bị tấn công sau khi bị đâm kim. Nhà chức trách cũng khó xác định được thủ phạm do các vụ này thường xảy ra trong môi trường đông người.
Theo truyền thông Pháp, có một số người đã bị bắt giữ do mang kim tiêm trong những trường hợp như vậy, song phần lớn họ đều lấy lý do là dùng cho mục đích cá nhân. Luật sư Marine Durillon cho rằng kim tiêm có thể bị xem là vũ khí và hành động đâm kim tiêm vào người khác có thể bị coi là hành vi có chủ đích. Do vậy, thủ phạm có thể đối mặt với mức án thấp nhất là 3 năm tù và bị phạt 45.000 euro (48.000 USD) nếu kim tiêm không chứa chất độc hại. Trong trường hợp bơm kim tiêm có chất độc hại, mức án này sẽ nâng lên 5-7 năm tù và 75.000 euro (78.900 USD).
Đụng độ giữa người Palestine và người định cư Israel tại Đông Jerusalem
Đụng độ đã nổ ra giữa người Palestine và người định cư Israel ở khu vực Sheikh Jarrah thuộc Đông Jerusalem ngày 13/2, sau khi một nghị sĩ Israel thông báo mở văn phòng tại khu vực này.
Lực lượng an ninh Israel bắt giữ người Palestine trong vụ xung đột với người định cư Israel ở khu vực Sheikh Jarrah thuộc Đông Jerusalem ngày 13/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh sát Israel đã sử dụng vòi rồng trấn áp và cho biết đã bắt giữ 12 người với cáo buộc "gây rối nơi công cộng và các hành động bạo lực", trong đó có hành vi ném đá và bắn pháo sáng. Theo cảnh sát, một số người đã bị thương và cần được điều trị trong bệnh viện.
Vụ đụng độ nổ ra sau khi ông Itamar Ben Gvir, lãnh đạo đảng cực hữu "Quyền lực Do thái" của Israel đến khu vực Sheikh Jarrah và tuyên bố sẽ mở một văn phòng của ông tại đây và sẽ đến văn phòng này mỗi ngày "để khôi phục an ninh cho cư dân Do thái ở đây".
Trong khi đó, Hội Trăng lưỡi liềm đỏ cho biết 31 người Palestine, trong đó có 1 trẻ em, đã bị thương trong vụ việc trên. Phóng viên hãng tin AFP (Pháp) cho biết có 1 cảnh sát cũng bị thương.
Chính quyền Palestine - có trụ sở tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng - đã lên tiếng chỉ trích động thái "khiêu khích và làm leo thang căng thẳng" của ông Ben Gvir. Phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza cảnh báo những hành động "tấn công" tái diễn nhiều lần của Israel nhằm vào khu vực Sheikh Jarrah sẽ gây "hậu quả".
Israel chiếm giữ Đông Jerusalem trong cuộc chiến năm 1967, sau đó sáp nhập vùng đất này và tuyên bố toàn bộ thành phố Jerusalem là thủ đô không thể chia cắt của Israel. Cộng đồng quốc tế không công nhận động thái trên của Israel, trong khi người Palestine xác định Đông Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine trong tương lai. Lâu nay Israel bác bỏ quyền công dân của người Palaestine sinh sống tại Đông Jerusalem. Trong khi đó, hơn 200.000 người Do Thái đã đến định cư tại khu vực này.
Tham vọng tăng cường hiện diện quân sự của Pháp ở Trung Đông Với tình hình hiện tại, Paris có lợi ích rất quan trọng về kinh tế, văn hóa, quân sự, đặc biệt là việc bán vũ khí ở Trung Đông. Do đó, Pháp có ý định tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của mình trong khu vực, vì vị trí và diễn biến có thể phát sinh sau khi Mỹ rút khỏi...