Gia tăng các bệnh truyền nhiễm tại Quảng Ninh
Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tại Quảng Ninh đang vượt gấp 3 lần so với mức trung bình cả nước.
Từ đầu năm đến nay tại tỉnh Quảng Ninh không xảy ra dịch bệnh lớn. Tuy nhiên các bệnh truyền nhiễm diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là sởi, sốt xuất huyết… xảy ra chủ yếu ở thành phố Hạ Long.
Từ đầu năm đến nay, tại Quảng Ninh ghi nhận 4 vụ ngộ độc thực phẩm với 38 người mắc; gần 300 ca bệnh ho gà và chân tay miệng. Một số bệnh có xu hướng tăng như có tới 3.000 trường hợp điều trị dự phòng phơi nhiễm virus gây bệnh dại, một trường hợp tử vong do bệnh dại; hơn 1.300 ca nhiễm sởi và sốt phát ban dạng sởi, trong đó riêng sốt xuất huyết có 240 ca, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa: Báo Quảng Ninh)
Đáng lo ngại là sốt xuất huyết thường gặp vào mùa mưa nhưng hiện nay đã xuất hiện trái mùa và có xu hướng tăng cao, tập trung nhiều ở thành phố Hạ Long. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tại Quảng Ninh đang vượt gấp 3 lần so với mức trung bình cả nước và nguyên nhân một phần là tình trạng di dân:
Ông Nguyễn Minh Tuấn cho biết:”Tại thành phố Hạ Long có rất nhiều công trình xây dựng đan xen giữa nhà dân và các lán trại của công nhân. Lăng quăng, bọ gậy có rất nhiều trong các thùng phi chứa nước, tại các lùm cây bụi cỏ và người dân chủ quan, không nằm màn nên tỷ lệ mắc cao, di dời liên tục nên cần có một thời gian ổn định môi trường mới có thể khống chế được dịch sốt xuất huyết”./.
Theo VOV
Hội nghị toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2019
Từ ngày 12 đến 14-9, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (NHTD) phối hợp Hội Truyền nhiễm Việt Nam (VSID), Hội y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam (VCHAS) và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2019.
Toàn cảnh Hội nghị.
Tham dự hội nghị có hơn một nghìn đại biểu gồm lãnh đạo Bộ Y tế, các cục, vụ chức năng của Bộ Y tế; lãnh đạo Tổng Hội Y học Việt Nam; Hội Truyền nhiễm Việt Nam; Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS trong và ngoài nước.
Phát biểu tại hội nghị, PGS, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định, trong những năm qua, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung, phòng chống dịch bệnh nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; tuy nhiên hiện nay, các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và tại nước ta. Nguyên nhân là do sự giao lưu, đi lại thuận tiện giữa các nước, thêm vào đó do có sự biến đổi liên tục của các vi sinh vật gây bệnh, sự biến đổi của khí hậu, quá trình đô thị hóa, điều kiện vệ sinh môi trường, sự di dân giữa các khu vực địa lý, đặc biệt là xâm nhập vào các khu vực rừng sâu đã làm thay đổi bộ mặt cũng như cơ cấu của các bệnh truyền nhiễm. Hội nghị này là cơ hội để các nhà khoa học, quản lý, các cán bộ y tế cùng chia sẻ những kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới về giám sát, điều trị các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, y học nhiệt đới và ký sinh trùng cũng như các khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai các hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Tại hội nghị đã có 61 báo cáo tham luận đề cập đến các chuyên đề về bệnh truyền nhiễm ở người lớn và trẻ em; viêm gan vius và xơ gan; chuyên đề về HIV/AIDS; kháng sinh và kháng kháng sinh; sốt xuất huyết; bệnh lý ký sinh trùng; một số kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, trước thềm hội nghị có các khóa đào tạo liên tục (CME) về dự phòng trước phơi nhiễm ngăn ngừa lây nhiễm HIV; chẩn đoán và điều trị một số bệnh ký sinh trùng thường gặp; cập nhật hướng dẫn của Bộ Y tế về viêm gan và khắc phục các sự cố y khoa trong chăm sóc người bệnh truyền nhiễm.
Hội nghị cũng là cơ hội để các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các bác sĩ, điều dưỡng có dịp giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm trong các lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS.
QUANG THỌ
Theo Nhân dân
Quảng Ninh ghi nhận số trẻ mắc tay chân miệng gia tăng Miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh tay chân miệng phát triển. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh ghi nhận 160 ca mắc bệnh tay chân miệng, đa phần là bệnh nhi từ 5-12 tuổi. Bệnh tay chân miệng thường gặp...