Gia tăng bệnh tan máu bẩm sinh
Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) quận Hoàn Kiếm vừa lấy mẫu máu của gần 100 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ gửi làm xét nghiệm sàng lọc bệnh thiếu máu, tan máu di truyền bẩm sinh (bệnh thalasemia). Kết quả khiến các chuyên gia giật mình, có đến 17% mẫu máu nghi ngờ mang gene bệnh.
Xét nghiệm, tư vấn phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại Hà Nội
Mỗi năm có thêm 2.000 trẻ mắc bệnh
Bà Trương Thị Kim Hoa, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ quận Hoàn Kiếm cho biết, tỷ lệ người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh trong cả nước là 5-7%. Riêng ở một số dân tộc như Chăm, Thái hay người Mường (ở Hòa Bình), tỷ lệ này rất cao, hơn 20%. Tuy vậy, hiện người dân lại ít quan tâm đến việc sàng lọc bệnh này, cũng không nhiều người được làm xét nghiệm thalasemia trước sinh giống như bệnh vàng da và hội chứng down. Kết quả xét nghiệm, sàng lọc bệnh này do Trung tâm phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thực hiện trên 100 mẫu máu của nữ cán bộ, công chức trên địa bàn quận Hoàn Kiếm mới đây khiến các chuyên gia phải lo ngại bởi có đến 17% mẫu máu nghi ngờ mang gene bệnh.
Bà Hoa lý giải, đây mới là kết quả sàng lọc bước đầu và trong số 17% mẫu máu nghi ngờ đó không phải tất cả đều mang gene bệnh thiếu máu, tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là số người Kinh, kể cả người dân ở thành phố như Hà Nội, tỷ lệ mang gene bệnh này đang có xu hướng gia tăng do sự giao thoa giữa các dân tộc ngày càng lớn. Bởi theo hướng dẫn của Hội Tan máu bẩm sinh, nếu bố mẹ cùng mang gene bệnh thì 50% con sinh ra mang gene bệnh, trong đó 25% trẻ bị bệnh ở mức độ nặng, phải truyền máu và điều trị bằng thuốc cả đời, chỉ có 25% trẻ chào đời khoẻ mạnh. Một người khỏe mạnh nếu kết hôn với người mang gene bệnh (không bị bệnh) thì tỷ lệ sinh ra con bị mang gene hoặc mắc bệnh cũng rất cao.
Video đang HOT
GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam cho biết, ước tính trên cả nước hiện có khoảng 5 triệu người mang gene bệnh thalasemia và 20.000 người bị bệnh cần điều trị thường xuyên, điều trị suốt đời. Trung bình mỗi năm có trên 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh cần điều trị. Trong khi đó, Viện này mới chỉ quản lý 1.000 bệnh nhân.
Bệnh dễ phòng, khó chữa
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam, thalasemia là bệnh thiếu máu mạn tính do tan máu, là một trong các bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam, gặp ở cả nam lẫn nữ. Máu là nguồn sống của những bệnh nhân này, nếu không được chữa trị (truyền máu, thải sắt) thì người bệnh sẽ không sống quá 10 năm. Vì phải điều trị liên tục, suốt đời như vậy nên kinh phí điều trị rất lớn. Ước tính một bệnh nhân thalasemia mức độ nặng từ khi sinh ra đến 30 tuổi cần đến khoảng 3 tỷ đồng để điều trị duy trì cuộc sống. Đấy là chưa kể việc phải truyền máu liên tục của các bệnh nhân này khiến cho tình trạng thiếu máu điều trị càng thêm trầm trọng, việc chọn đơn vị máu an toàn cho bệnh nhân cũng ngày càng khó khăn hơn. Ước tính các bệnh nhân thalasemia ở nước ta cần khoảng 480.000 đơn vị máu truyền mỗi năm, tại nhiều nước số lượng máu dành cho các bệnh nhân này chiếm đến 1/4 tổng lượng máu toàn quốc.
Điều khó khăn là những người mang gene bệnh di truyền này thường không có biểu hiện gì đặc biệt hoặc chỉ thiếu máu nhẹ nên khó phát hiện. Ngay cả khi đến điều trị thiếu máu tại các BV tuyến huyện cũng dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác. Thông thường chỉ khi bệnh đã biểu hiện nặng như xuất hiện các triệu chứng vàng da, vàng mắt, lách to, gan to, sạm da, chậm phát triển thể chất, chậm dậy thì… hoặc khi có các điều kiện thuận lợi như có thai, mắc bệnh khác, thì người bệnh mới phát hiện được tình trạng mang gene bệnh. Trong khi đó, người mang gene bệnh dù không có biểu hiện lâm sàng thì vẫn di truyền cho thế hệ sau. Vì thế, nếu không sàng lọc được thì những người mang gene bệnh trong cộng đồng ngày càng cao.
GS.TS Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, đây là bệnh khó chữa nhưng lại có thể phòng được và nếu phòng bệnh tốt sẽ hạn chế số lượng trẻ sinh ra mắc bệnh, góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho những bệnh nhân hiện tại. Việc phòng bệnh cần phải được thực hiện sâu rộng trong cộng đồng. Trong đó phải đẩy mạnh tư vấn trước hôn nhân để các đôi trai gái đi khám và xét nghiệm bệnh trước khi kết hôn. Các đối tượng có quan hệ ruột thịt, dòng họ với bệnh nhân hoặc người mang gene bệnh (gồm bố, mẹ, con, anh chị em của bệnh nhân), người sống ở vùng có tỷ lệ mang bệnh cao… cần chủ động làm xét nghiệm chẩn đoán thalasemia, hạn chế để gene bệnh di truyền lại cho các thế hệ sau.
Theo ANTD
Tổng cục Dân số "mua hớ" thuốc tránh thai?
Cùng một chủng loại thuốc, nhưng có chuyện ngược đời là đấu thầu để mua số lượng lớn với giá cao hơn giá doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường.
Theo hồ sơ mà Thanh Niên thu thập được, dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình gồm 4 gói thầu trị giá gần 100 tỉ đồng nằm trong kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2012 do Bộ Y tế trực tiếp quản lý và giao cho Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (TCDS) tổ chức đấu thầu. Trong đó, gói thầu "Cung cấp viên thuốc tránh thai liều thấp kết hợp dạng vỉ 28 viên. Mỗi vỉ 21 viên (có chứa 0,15 mg hoặc 0,125 mg Levonorgestrel và 0,03 mg ethinylestradiol) và 7 viên (có chứa 75 mg ferrous fumarate)" có trị giá 43,2 tỉ đồng được TCDS đấu thầu rộng rãi trong nước. Đến ngày 26.10.2012, Công ty CP dược phẩm Nam Hà (gọi tắt là Dược phẩm Nam Hà, có trụ sở ở Nam Định) trúng thầu với giá 42,7 tỉ đồng bao gồm thuế, phí theo quy định.
Thuốc Newchoice do Dược phẩm Nam Hà sản xuất bán cho đối tác chỉ 3.700 đồng/vỉ kèm khuyến mãi lớn - Ảnh: T.S
Căn cứ vào kết quả đấu thầu này, ngày 8.11.2012, TCDS ký hợp đồng với Dược phẩm Nam Hà. Theo điều khoản thỏa thuận hai bên, Dược phẩm Nam Hà có trách nhiệm cung cấp 8,9 triệu vỉ thuốc tránh thai liều thấp cho TCDS, việc giao hàng được thực hiện trong vòng 180 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
Sẽ buộc doanh nghiệp thỏa thuận lại
Trả lời Thanh Niên về kết quả đấu thầu, đại diện TCDS cho rằng, việc mua bán thuốc với Dược phẩm Nam Hà căn cứ vào kết quả đấu thầu, đơn vị nào đạt các tiêu chí đấu thầu thì chấm, còn giá cả cao hay thấp so với thực tế thì TCDS chưa nắm được vì việc này căn cứ vào thẩm định của Cục Quản lý dược và Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Y tế. Vị này cũng đề nghị báo Thanh Niên cung cấp thông tin về giá thực tế của các loại thuốc tránh thai để TCDS kiểm tra có "hớ" hay không, nếu có thì sẽ buộc doanh nghiệp phải thỏa thuận lại.
Trên thực tế, sản phẩm thuốc tránh thai liều thấp mà Dược phẩm Nam Hà trúng thầu bán cho TCDS có thành phần hoạt chất tương tự như thuốc tránh thai Newchoice (cũng do Dược phẩm Nam Hà sản xuất) và phân phối ra thị trường trước đây và hiện nay. Cụ thể, thuốc Newchoice cũng là dạng vỉ 28 viên, trong đó 21 viên màu vàng chứa 0,125 mg Levonorgestrel và 0,03 mg ethinylestradiol, 7 viên màu nâu chứa 75 mg ferrous fumarate.
Nhiều chuyên gia dược phẩm cho biết, sản phẩm bán cho TCDS hay thuốc Newchoice tuy khác nhau về tên thương mại nhưng thực chất chỉ là một. Điều kỳ lạ là một loại thuốc như nhau nhưng mức giá lại khác nhau "một trời một vực". Theo hợp đồng thì 1 vỉ thuốc tránh thai liều thấp TCDS mua với giá hơn 4.700 đồng.
Trong khi đó, nhiều tài liệu Thanh Niên thu thập được thể hiện Dược Nam Hà đã bán loại thuốc này cho nhiều đối tác với giá rẻ hơn rất nhiều. Cụ thể, tháng 8.2011, Dược Nam Hà ký hợp đồng sản xuất và phân phối thuốc tránh thai Newchoice cho một công ty ở Bắc Ninh số lượng hơn 878.000 vỉ với giá 3.700 đồng/vỉ. Ngoài ra, Dược phẩm Nam Hà còn khuyến mãi cho đối tác hơn 121.000 vỉ, tương đương với 14%. Dược phẩm Nam Hà cũng từng ký hợp đồng cung cấp thuốc này cho các đối tác ở nước ngoài như Bộ Y tế Campuchia, Singapore cũng chỉ với mức giá khoảng 3.700 đồng/vỉ.
Vụ việc trên đang đặt ra câu hỏi: Vì sao TCDS mua thuốc của doanh nghiệp đắt hơn giá bên ngoài thị trường, trong khi lẽ ra theo quy luật kinh tế, mua số lượng lớn bao giờ cũng phải có giá rẻ hơn mua ít? Tiếp xúc với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Khánh Vân, Tổng giám đốc Dược phẩm Nam Hà, xác nhận công ty là "đối tác lâu năm" với TCDS, nhưng từ chối cung cấp thông tin với lý do: "Tôi không hề biết bất cứ gì về việc đấu thầu thuốc tránh thai, bởi việc này là do Chủ tịch Hội đồng quản trị làm việc trực tiếp với TCDS".
Đáng chú ý, khi Thanh Niên đặt vấn đề có sự khác nhau nào giữa thuốc bán cho TCDS và thuốc hiệu Newchoice bán ngoài thị trường, thì bà Vân xác nhận thành phần hoạt chất, tác dụng là như nhau, chỉ khác về tên thương mại. "Tên này do bên mua hàng yêu cầu và bên bán sẽ đáp ứng chứ thành phần, tác dụng và chi phí sản xuất là như nhau", bà Vân nói.
Theo TNO
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng tặng quà tại Lâm Đồng Ngày 16.11, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng và lãnh đạo Ban Nữ công TLĐLĐVN đã kiểm tra công tác dân số KHHGĐ, vì sự tiến bộ phụ nữ tại CĐCS Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng và LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng. Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hồng trao quà cho Trường thiểu năng Hoa Phong lan Đà...