Gia tăng áp lực xử lý nợ xấu do Covid-19
Tỷ lệ nợ xấu có thể tăng mạnh trong năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, điều này gia tăng áp lực lên các ngân hàng cũng như công tác xử lý nợ xấu tại VAMC.
Nợ xấu tăng trở lại do Covid-19
Tính đến nay, có 14 ngân hàng tất toán trái phiếu và xóa nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) gồm Vietcombank, Agribank, ACB, VIB, TPBank, Nam A Bank, MB, SeaBank, Techcombank, OCB, BIDV, VPBank, Kienlongbank và Viet Capital Bank. Nhiều nhà băng khác đang nắm giữ trái phiếu VAMC cũng dự kiến sẽ làm sạch nợ xấu ngoại bảng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng đang phải nỗ lực xử lý nợ xấu ngoại bảng thì nợ xấu nội bảng lại có dấu hiệu tăng trở lại, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đơn cử như nợ xấu nội bảng của Sacombank đến cuối tháng 3/2020 ở mức 6.046 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,94% lên 1,97%.
Tại Saigonbank, nợ xấu nội bảng đã tăng tới 95% trong 3 tháng đầu năm 2020 lên 377 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 1,96% lên 2,65%.
Tương tự, nợ xấu nội bảng của TPBank cũng tăng tới 53% trong quý đầu năm nay, lên mức 1.884 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu từ 1,28% tăng lên 1,87%…
Video đang HOT
Tính toán của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, dịch Covid-19 đang có nguy cơ làm gia tăng nợ xấu tại các ngân hàng.
Theo kịch bản mà cơ quan quản lý tiền tệ đưa ra, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và nợ đã phân loại sẽ ở mức 2,9-3,2% vào cuối quý II và 2,6-3% vào cuối năm 2020.
Trường hợp dịch được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ tương ứng sẽ tăng lên 4% và 3,7%. Thậm chí, nợ xấu có thể cao hơn, ảnh hưởng đến tiến độ cơ cấu, xử lý của các ngân hàng và khả năng phục hồi các nhà băng yếu kém.
Covid-19 đang làm nợ xấu tại các ngân hàng “phình to” hơn
Đánh giá sơ bộ của NHNN cũng cho thấy, khoảng 2 triệu tỷ đồng (23% dư nợ tín dụng) tiềm ẩn rủi ro. Trong đó, một số ngành chịu ảnh hưởng lớn như công nghiệp chế biến, chế tạo là 520.000 tỷ đồng (6,3% dư nợ nền kinh tế); nông, lâm, thuỷ sản khoảng 157.000 tỷ đồng; khai khoáng: 45.000 tỷ đồng…
Xúc tiến thành lập sàn giao dịch nợ xấu
Dù các ngân hàng đang tích cực tự xử lý nợ xấu của mình nhưng dự báo thời gian tới sẽ vẫn có những khoản nợ đổ về VAMC. Do đó, việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu tại VAMC là yêu cầu cấp thiết.
Theo báo cáo mới công bố, dư nợ gốc VAMC đã xử lý năm ngoái khoảng 69.780 tỷ đồng. Công ty đã mua 381 khoản nợ xấu của 9 TCTD bằng trái phiếu đặc biệt. Tổng dư nợ gốc nội bảng hơn 20.500 tỷ đồng, trong khi giá mua nợ xấp xỉ 19.850 tỷ đồng.
VAMC còn mua 37 khoản nợ theo giá trị thị trường và giúp các TCTD xử lý hơn 2.130 tỷ đồng nợ xấu.
Ban lãnh đạo Công ty cho biết sắp tới sẽ tập trung mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của các TCTD yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống, các tổ chức có tỷ lệ nợ xấu trên 3%.
Mục tiêu năm nay là xử lý 50.000 tỷ đồng dư nợ gốc, mua 5.000 tỷ đồng dư nợ xấu theo giá trị thị trường và 15.000 tỷ đồng phát hành trái phiếu đặc biệt.
Bên cạnh đó, tập trung thực hiện mua theo giá trị thị trường đối với các khoản nợ xấu đã được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt. Đồng thời, rà soát danh sách các khoản nợ đang hạch toán nội, ngoại bảng tại TCTD, lựa chọn các khoản nợ có tính khả thi trong việc xử lý sau khi mua để có cơ sở đề xuất thực hiện mua khoản nợ theo giá thị trường.
VAMC dự kiến trình NHNN và các cơ quan có thẩm quyền duyệt tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn và nâng cao năng lực tài chính để mua nợ xấu theo giá thị trường. Công ty cũng xúc tiến việc thành lập sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về các khoản nợ.
Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, hiện nay, thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam chưa hình thành rõ nét. Chưa có hàng hoá, người mua và người bán được công khai minh bạch.
Nhưng tới đây, VAMC sẽ xây dựng hệ thống thông tin về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để giới thiệu tới các nhà đầu tư quan tâm, tạo tiền đề để xây dựng trung tâm dữ liệu về nợ xấu nhằm thúc đẩy giao dịch trên thị trường mua bán nợ, trong đó VAMC là trung tâm của thị trường.
“Trước đây, những doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh mua bán nợ phải được cấp phép, nhưng thực hiện Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu thì tất cả tổ chức, cá nhân có tiềm lực và quan tâm đến nợ xấu sẽ được mua nợ từ VAMC và TCTD. Chúng tôi sẽ đưa tất cả thông tin khoản nợ xấu, tài khoản nợ xấu lên mạng. Đó là tiền đề cho việc triển khai thị trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam”, ông Đông cho hay.
ACB trả cổ tức 30% bằng cổ phiếu
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố tài liệu họp đại hội cổ đồng đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2020.
Theo đó, ACB có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2020 từ mức 16.627 tỷ đồng lên 21.615 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 30%. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý IV/2020.
Cùng với việc tăng vốn, lãnh đạo ACB cũng kiến nghị ĐHĐCĐ thông qua việc chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu ACB từ HNX sang HoSE.
Theo kế hoạch dự trình ĐHĐCĐ thông qua, năm 2020, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 12%, tiền gửi khách hàng tăng 12%, tín dụng tăng 11,75%; kiểm soát nợ xấu dưới 2%. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt khoảng 7.636 tỷ đồng.
ABBank lên kế hoạch dự phòng tăng mạnh, xử lý tối thiểu 816 tỷ nợ xấu Năm 2020, dự phòng rủi ro tín dụng và dự phòng trái phiêu VAMC của ABBank sẽ tăng mạnh 69% nhưng lợi nhuận vẫn đạt 1.358 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông với mục tiêu năm 2020 tổng tài sản tăng 8,2% lên mức 110.918 tỷ đồng. Theo ban lãnh đạo...