Gia sư bị sa thải hàng loạt vì chính sách siết chặt dạy thêm
Trung Quốc đang áp dụng chính sách ‘giảm đồng thời’ thời gian dạy và mức trần học phí của lĩnh vực giáo dục tư, khiến hàng chục nghìn gia sư nước này mất việc.
Cuộc họp nội bộ của Tập đoàn Giáo dục và Công nghệ Phương Đông Mới (New Oriental) hồi giữa tháng 9 đưa ra kế hoạch sa thải hơn 40.000 nhân viên vào cuối năm nay và loại bỏ toàn bộ hoạt động kinh doanh gia sư dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, theo tờ báo tài chính Late Post . Người sáng lập công ty, Yu Minhong, nói rằng việc giảm quy mô hoạt động trực tiếp chủ yếu là do chính sách hạn chế thời gian dạy và học phí do các cơ quan có thẩm quyền đặt ra, với yêu cầu “điều chỉnh khẩn cấp”.
Trung Quốc đưa ra chính sách “giảm đồng thời” vào cuối tháng 7 để giảm bớt áp lực học tập cho trẻ em do hoạt động học thêm và đáp ứng nhu cầu của các bậc cha mẹ đang đi làm. Điều này dẫn đến việc học sinh không chỉ tham gia chương trình giáo dục bắt buộc mà còn phải học thêm giờ ở trường; nhưng việc học thêm bên ngoài được giảm đáng kể. Chính sách này đang được các nhà chức tránh Trung Quốc đánh giá là hiệu quả.
Học sinh Trung Quốc trong một buổi lễ ở trường. Ảnh: Reuters
Khi ngành giáo dục bắt đầu thích nghi với tình trạng “bình thường mới” này, một số trung tâm dạy thêm thông báo thu hẹp quy mô hoạt động hoặc cắt giảm nhân sự. Vào đầu tháng 8, công ty internet ByteDance bắt đầu giảm quy mô đối với đơn vị giáo dục của mình, trong khi gã khổng lồ trong ngành giáo dục Juren cho biết sẽ đóng cửa tất cả trung tâm trên toàn quốc do “khó khăn trong hoạt động” vào đầu tháng 9.
Theo báo cáo của Late Post , khoảng 10.000 nhân viên đã rời công ty trong bối cảnh bất ổn tại New Oriental. Công ty đã tuyển dụng khoảng 100.000 nhân viên vào đầu năm 2021, khi lĩnh vực dạy thêm lúc đó vẫn là một ngành kinh doanh béo bở.
Khi được Sixth Tone liên hệ để đưa ra bình luận về việc sa thải hàng loạt, một nhân viên tại chi nhánh Thượng Hải của New Oriental đã không phủ nhận nhưng nói thêm rằng không có thông báo chính thức về vấn đề này.
Hôm 27/9, một trong những địa điểm dạy học của New Oriental bên trong một trung tâm mua sắm ở Khu Mới Phố Đông – trước đây từng quảng cáo dạy thêm trong kỳ nghỉ hè – đã tạm ngừng các lớp học. Thay vào đó, nó cung cấp các lớp học thư pháp và thiết kế robot, cũng như các buổi khám phá đa dạng sinh học hoặc lịch sử của ngành ôtô.
Tại một chi nhánh New Oriental khác, cách trung tâm mua sắm ba km, không gian hai tầng và hàng chục phòng học không có lấy một bóng người vào chủ nhật. “Hiện tại, chúng tôi chỉ có một giáo viên dạy tiếng Trung cho học sinh nhỏ tuổi”, một nhân viên cho biết. “Chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào (về việc cắt giảm số lượng) và sẽ tiếp tục làm việc cho đến lúc đó”.
Trong khi đó, các phụ huynh và giáo viên ở Thượng Hải cho biết các trung tâm gia sư khác, chẳng hạn như Xueersi, có kế hoạch ngừng các lớp học trực tiếp từ tháng 10, thay vào đó chuyển sang trực tuyến. Một giáo viên nói rằng họ chỉ mở lớp vào các ngày trong tuần, không có học sinh nào đến vào cuối tuần, khiến chi phí thuê mặt bằng cho công ty tăng cao.
Một số ý kiến cho rằng động thái cắt giảm hoặc hủy bỏ các lớp học trực tiếp là do chỉ thị quốc gia mới về học phí, cấm các trung tâm dạy thêm tư nhân tăng giá hơn 10% so với giá quy định của chính phủ. Các trung tâm đó từng tự đặt ra mức học phí riêng, nên sự giới hạn này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Do đó, họ đang tìm kiếm những biện pháp mới để giảm thiểu chi phí.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng về việc các trung tâm gia sư chuyển sang học trực tuyến. Xueersi tính phí 220 nhân dân tệ (35 USD) đối với mỗi lớp học 90 phút, mặc dù nhiều phụ huynh thấy hợp túi tiền, họ vẫn lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con họ về lâu dài.
“Ngồi trước màn hình máy tính quá lâu ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực của con tôi”, mẹ của một học sinh lớp hai nói. “Các tương tác và hiệu ứng từ lớp học trực tuyến không giống với các buổi học trực tiếp”.
Huang, cha của một học sinh lớp một, cho biết: “Nếu chi phí hoạt động là kết quả của việc định giá theo hướng dẫn của chính phủ, chúng tôi có thể phải trả khoảng 130 nhân dân tệ cho mỗi lớp học. Nhưng tôi muốn trả giá gốc cho các lớp trực tiếp thay vì nhận giảm giá cho các lớp học trực tuyến vì môi trường lớp học và sự tương tác trực tiếp không thể thực hiện qua trực tuyến được”.
Chợ đen gia sư ở Trung Quốc
Theo SCMP, dù chính phủ Trung Quốc đã áp dụng quy định cấm dạy thêm từ đầu năm, nhiều phụ huynh vẫn lén thuê gia sư riêng vì lo cho điểm số đại học của con.
Cuối tháng 9, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã nhắc lại chủ trương cấm dạy thêm ở quy mô nhỏ, được ngụy trang dưới nhiều tên gọi khác nhau.
"Chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng khác nhau khác và sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để truy quét và phát hiện những hoạt động bất hợp pháp dưới các tên gọi như 'dạy một thầy một trò', 'giúp việc gia đình cao cấp', 'dạy thêm huy động vốn cộng đồng' và 'dạy trực tuyến'", một quan chức của Bộ Giáo dục cho biết.
Vị này nói thêm chính phủ biết tới thị trường chợ đen cung cấp dịch vụ dạy thêm đã xuất hiện kể từ sau khi các chính sách kiểm soát nhắm vào cơ sở dạy thêm được áp dụng vào tháng 7.
"Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chủ trương, đồng thời làm giảm sự hài lòng của công chúng đối với cải cách này. Vì vậy, chúng tôi giữ thái độ rõ ràng rằng sẽ quyết trừng phạt những hoạt động vi phạm quy tắc đó".
Lệnh cấm dạy thêm được cho là nỗ lực nhằm giảm gánh nặng học hành cho các em học sinh ở Trung Quốc.
Cha mẹ lách luật vì con
Tuy nhiên, bất chấp quy định, một số gia đình đã cố tìm cách lách luật, tiếp tục thuê gia sư riêng cho con.
Michelle Su là một trong số đó. Người mẹ đến từ Thượng Hải gửi cậu con trai lớp 8 của mình đến nhà 2 gia sư vào cuối tuần để tham gia các lớp học tiếng Anh và Vật lý.
Mặc dù điều này vi phạm lệnh cấm dạy thêm vào cuối tuần của chính phủ, Su cho biết bà không quan tâm.
"Chừng nào còn zhongkao (kỳ thi tuyển sinh trung học) và gaokao (kỳ thi tuyển sinh đại học), kế hoạch của tôi để giúp con trai phát triển trong học tập sẽ không thay đổi", Su nói.
Su đã thuê giáo viên Vật lý sau khi được một phụ huynh khác giới thiệu, trong khi người trung gian cho gia sư tiếng Anh là giáo viên tại một cơ sở dạy thêm mà con trai cô từng theo học trước khi có lệnh cấm.
Cả hai lớp đều có 3 học sinh tham gia. Mỗi lớp kéo dài 2 giờ có giá 300 nhân dân tệ (46 USD).
"Việc dạy một kèm một sẽ tốn ít nhất là 700 nhân dân tệ (tương đương 108 USD) mỗi buổi. Nó nằm ngoài khả năng chi trả của tôi".
Su cho biết chưa kiểm tra xem liệu 2 gia sư này có được cấp phép - một yêu cầu bắt buộc đối với những người hoạt động trong ngành dạy thêm. "Điều tôi quan tâm là họ dạy có tốt không và điểm số các môn này của con trai tôi có được cải thiện hay không. Chỉ vậy thôi", Su nói.
Học sinh Trung Quốc từ nhỏ đã đối diện áp lực học tập lớn. Ảnh: Reuters.
Bà Fang, một người mẹ khác ở Thượng Hải, cho biết giáo viên Toán mà bà thuê trong năm qua đã tạm dừng lớp dạy thêm và hoàn trả học phí vào tháng 8.
Nhưng một gia sư tiếng Anh cho con trai của Fang và một cậu bé khác vẫn dạy trực tuyến vào chủ nhật hàng tuần.
"Giáo viên tiếng Anh này đã dạy cho con tôi trong hai năm. Anh ấy biết rõ về chúng tôi và chúng tôi đã hứa sẽ không báo cáo anh ấy với chính quyền. Nhưng anh ấy trở nên thận trọng hơn trước. Gần đây, anh ấy chuyển sang dạy trên một nền tảng trò chuyện trực tuyến khác", Fang nói với tờ Post.
Việc kiểm soát lĩnh vực dạy thêm, học thêm là một phần trong sáng kiến của Trung Quốc nhằm giảm gánh nặng bài tập về nhà của học sinh tiểu học và trung học cơ sở do đào tạo ngoại khóa, được gọi ngắn gọn là chính sách "hai giảm".
"Chính sách 'hai giảm' là một dự án dài hạn, phức tạp và có hệ thống. Chúng ta phải thực hiện nó một cách rộng rãi và nghiêm ngặt. Chúng ta phải kiên trì triển khai nó", quan chức Bộ Giáo dục nói.
Một số giáo viên đã gặp khó khăn bởi cải cách này.
Cô Wang, một nữ giáo viên tiếng Anh tại một cơ sở giáo dục sau giờ học ở Thượng Hải cho biết cô sẽ không bao giờ tính đến các cơ hội dạy thêm chui trong tương lai vì các quy định nghiêm ngặt hiện tại.
"Quá nhiều rủi ro. Giấy phép giáo viên của tôi sẽ bị thu hồi. Tôi chắc chắn sẽ không làm điều đó", Wang nói.
Cô cho biết trước đây, một số phụ huynh đã yêu cầu dạy kèm con họ tại nhà, nhưng cô không đồng ý với mức phí dạy thêm cao.
Một số chính quyền địa phương đã khuyến khích người dân báo cáo việc dạy thêm bất hợp pháp, treo thưởng hàng trăm nhân dân tệ cho ai báo cáo vi phạm.
Đầu tháng này, cơ quan quản lý giáo dục ở An Huy đã phạt một giáo viên trung học vì dạy kèm học sinh tại biệt thự của anh ta trong kỳ nghỉ hè.
Li Tao, giáo sư từ Viện Phát triển Giáo dục Nông thôn Trung Quốc tại Đại học Sư phạm Đông Bắc (Trường Xuân), cho biết nhu cầu học thêm sẽ tồn tại miễn là còn sự cạnh tranh gay gắt về bằng cấp.
"Nhiều phụ huynh của học sinh tiểu học, trung học cơ sở hiện nay đã được hưởng lợi từ bằng cấp cao. Họ có khả năng tài chính để thuê gia sư và biết rằng một nền giáo dục tốt có thể ngăn việc con cái họ rơi vào vị trí trong xã hội", Li nói với tờ Post.
"Để giải quyết sự lo lắng của phụ huynh về việc giáo dục con cái, các nhà chức trách nên để họ hiểu các giá trị giáo dục đúng đắn và cải cách hơn nữa hệ thống giáo dục", ông nói thêm.
Chính phủ cấm dạy thêm, phụ huynh Trung Quốc tìm đến 'chợ đen' để cứu điểm cho con Bất chấp quy định cấm dạy thêm và học thêm của chính phủ, các ông bố, bà mẹ ở Trung Quốc vẫn lén thuê gia sư "chợ đen" nhằm giúp con đạt được điểm số cao hơn. Cuối tháng 9, Bộ Giáo dục Trung Quốc nhắc lại chủ trương cấm dạy thêm ở quy mô nhỏ, vốn được ngụy trang dưới nhiều tên...