Giả ’soi cầu’ trúng số lô đề, lừa chiếm hơn 3 tỷ đồng
Mạo nhận có khả năng “soi cầu”, phán đoán kết quả lô đề với lời hứa “chắc chắn trúng” để đưa ra những con số lừa đảo, nhóm đối tượng Nghệ An đã chiếm đoạt khoảng 3 tỷ đồng.
2 trong số đối tượng trong vụ án
Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố 5 đối tượng gồm: Dương Công Cường (SN 1982), Trần Văn Nguyên (SN 1993), Trần Văn Thái (SN 1991, cùng trú xã Ngọc Sơn); Nguyễn Tiến Toàn (SN 1996, trú xã Sơn Hải, cùng huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) và Nguyễn Quốc Học (SN 1996, trú xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu). Đây là những đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mua bán số lô, đề trên Youtube.
Nhóm đối tượng này được đưa vào diện nghi vấn của cảnh sát hình sự từ giữa tháng 5/2020. Hơn 3 tháng theo dõi, các điều tra viên Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao từng bước lật tẩy phương thức, thủ đoạn của các chúng.
Video đang HOT
Theo đó, 5 đối tượng Cường, Nguyên, Thái Toàn, Học và Phạm Văn Báu (SN 1996, trú tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu) có biểu hiện hoạt động liên quan đến lừa đảo mua bán số lô, đề trên mạng internet. Thủ đoạn của chúng là mạo nhận mình có khả năng “soi cầu”, phán đoán kết quả lô, đề, đưa ra những con số để lừa đảo, chiếm đoạt lòng tin của khách hàng.
Các đối tượng tự tạo hoặc thuê kênh youtube sau đó đăng video “soi cầu” để khách hàng theo dõi. Sau khi có kết quả quay thưởng xổ số miền Bắc, các đối tượng sử dụng máy tính, micro làm video có nội dung nhận xét kết quả xổ số hôm đó, dự đoán các số trúng giải của hôm sau với những lời quảng cáo hấp dẫn “tỉ lệ chuẩn xác cao”; “chắc chắn trúng”.
Trong nội dung và phần mô tả video, các đối tượng để thông tin số điện thoại của mình để khách hàng liên hệ. Với những khách hàng có nhu cầu mua những con số này, sau khi liên lạc với các đối tượng qua zalo, sẽ được yêu cầu thanh toán tiền vào tài khoản ngân hàng. Đây là những tài khoản ngân hàng mà các đối tượng mua trên mạng phục vụ cho việc lừa đảo.
Để trốn tránh sự theo dõi của cơ quan Công an, các đối tượng sử dụng phòng, nhóm kín trên trang youtube, những khách hàng tham gia phải nộp tiền phí theo tuần hoặc tháng. Hầu hết khách hàng của chúng đều là những đối tượng ham mê cờ bạc, lô, đề, vì vậy chi rất nhiều tiền vào trò đỏ đen này. Bản thân người chơi có niềm tin vào những trò dự đoán kết quả này, nên dù biết bị lừa vẫn không hợp tác với cơ quan Công an. Điều này khiến công tác điều tra gặp nhiều khó khăn.
Ngày 15/9, các trinh sát chia làm nhiều mũi tấn công, đồng loạt bắt giữ, khám xét nơi ở của các đối tượng; thu giữ 4 máy tính xách tay, 14 điện thoại, 2 bộ chỉnh âm và micro, 1 ôtô, 19 thẻ ATM có khoảng 400 triệu đồng. Bước đầu làm rõ số tiền các đối tượng lừa đảo là trên 3 tỉ đồng.
Chuyên án tiếp tục được điều tra.
Giả doanh nhân nước ngoài lừa tiền các "quý bà"
Nhóm đối tượng đóng giả là những doanh nhân nước ngoài, thông qua mạng xã hội làm quen với các "quý bà" rồi lừa đào chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng.
Ngày 12/6, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Hằng (SN 1988, trú tại phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Nguyễn Thị Hằng - đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu điều tra, từ đầu năm 2020, Nguyễn Thị Hằng câu kết với đối tượng Njoku Peter Chikere (SN 1983, quốc tịch Nigieria, hiện sinh sống tại Malaysia) và nhiều đối tượng ở TPHCM để thực hiện các phi vụ lừa đảo. Nạn nhân của nhóm đối tượng này là những phụ nữ đã có tuổi, thiếu thốn tình cảm.
Nhóm đối tượng lập các tài khoản facebook ảo, Hằng và đồng bọn thay nhau đóng giả là những doanh nhân người Mỹ thành đạt. Những "doanh nhân" này đang sinh sống và làm việc ngoài lãnh thổ nước Mỹ, nhiều tiền nhưng cô đơn, có nhu cầu tìm bạn tâm tình.
Các "doanh nhân Mỹ" kiên trì nhắn tin làm quen, tỏ vẻ quan tâm khiến các nạn nhân dần xiêu lòng. Sau khi chiếm được cảm tình, chúng hứa hẹn sẽ gửi số tiền lớn về Việt Nam để đầu tư và sinh sống cùng nạn nhân.
Trong đó, Nguyễn Thị Hằng đóng vai nhân viên công ty vận chuyển hàng hóa, nhân viên sân bay liên lạc với các bị hại thông báo về việc nhận bưu phẩm. Để nhận được những món hàng này, các bị hại phải trả phí và chuyển tiền vào các tài khoản của Hằng. Hoặc các "doanh nhân Mỹ" kẹt vốn đầu tư, kêu gọi nạn nhân góp vốn để rút ngắn thời gian "chuyển sang Việt Nam sinh sống hạnh phúc với tình yêu đích thực".
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định được 13 bị hại tại nhiều tỉnh thành trong cả nước bị nhóm của Hằng chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua công tác điều tra, cơ quan chức năng cho rằng bị hại của Hằng có thể lên tới hơn 50 người, số tiền bị chiếm đoạt là rất lớn.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra mở rộng./.
Nâng khống giá thiết bị y tế: Những lỗ hổng trong chính sách Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ "thổi giá" thiết bị y tế (TBYT). Vụ nâng khống giá thiết bị xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại CDC Hà Nội chưa lắng xuống thì cách đây ít ngày, C03 - Bộ Công an đã khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bệnh viện (BV) Bạch...