Giá sách giáo khoa mới tăng cao có phải do độc quyền?
Trong 5 bộ sách giáo khoa mới công bố thì có 4 bộ sách thuộc về Nhà xuất bản Giáo dục với giá từ 179.000 đến 189.000 đồng, phải chăng đây là độc quyền về giá?
Tháng 11/2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phê duyệt 38/49 bản mẫu sách giáo khoa cho phép sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Tháng 1/2020, Bộ Giáo dục và Đào yêu cầu các nhà xuất bản khẩn trương thực hiện các thủ tục, công bố giá của sách giáo khoa lớp 1 đã được phê duyệt để các cơ sở giáo dục, các địa phương có đầy đủ thông tin tổ chức lựa chọn sách.
Ngày 21/2/2020, Bộ trưởng tiếp tục phê duyệt 7 mẫu sách giáo khoa, nâng tổng số sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới lên 45 cuốn của 9 môn học và các hoạt động giáo dục.
Dư luận xã hội cho rằng nguyên nhân chính của việc giá sách giáo khoa mới tăng cao như hiện nay phần lớn là do Bộ Giáo dục chưa thực hiện đúng với tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội. Ảnh: Tùng Dương.
Nhưng cả 5 bộ sách giáo khoa mới vừa được công bố thì cũng đã nhận được nhiều ý kiến xã hội, đặc biệt nhất là về giá thành. Tại sao giá sách giáo khoa mới lại cao hơn gấp 4 lần sách giáo khoa hiện hành?
Có ý kiến cho rằng đơn vị biên soạn sách giáo khoa không nên là các nhà xuất bản mà phải là một đơn vị độc lập, sau khi sách được duyệt thì mới đưa sang các nhà xuất bản để thực hiện khâu in ấn.
Nhưng hiện nay các nhà xuất bản vừa tổ chức viết biên soạn, vừa in ấn xuất bản, lại còn tự ý đưa ra nhiều sách như vậy nên rất dễ độc quyền về giá. Vừa đá bóng vừa thổi còi.
Các nhà xuất bản tự quyết định giá bán mà như trong giải trình bao gồm tất cả các chi phí, thậm chí có cả chi phí các khâu như hành chính, bao tiêu, tiếp khách, quảng cáo…tất cả những cái đó cấu thành nên giá sách khiến người dân phải chịu.
Như vậy là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 88/2014/ QH13 của Quốc hội, mà thả nổi cho thị trường nâng giá, có thể nói đây là xã hội hóa về giá sách giáo khoa thì đúng hơn.
Theo chuyên gia kinh tế tiến sĩ Nguyễn Minh Phong: ” Khi thị trường chỉ có 1 doanh nghiệp làm sách giáo khoa thì Nhà nước phải kiểm soát giá để tránh độc quyền.
Còn khi thị trường đã có nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà xuất bản tham gia, nếu doanh nghiệp định giá quá cao so với thực tế thì sản phẩm sẽ không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.
Vai trò quản lý của Nhà nước là làm sao để giám sát, hạn chế được tình trạng doanh nghiệp cùng bắt tay để tăng giá bán một cách vô tội vạ, đẩy giá bán cao hơn so với giá thành”.
Vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn thì để mỗi em học sinh mua được một bộ sách giáo khoa là việc không hề dễ dàng. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Bà Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: ” Giá của sách giáo khoa cần phải tính toán hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và người sử dụng.
Tuy nhiên, để sự cạnh tranh lành mạnh giữa các bộ sách thì trách nhiệm của Nhà nước như thế nào? Với nhóm đối tượng được Nhà nước bao cấp thì Nhà nước thể hiện như thế nào?
Video đang HOT
Ví dụ có thể không thu tiền, miễn phí… hoặc hỗ trợ các trường mua sách cho học sinh thuê, rồi quay vòng cho những năm học sau. Về phía đơn vị cung cấp thì cần có định hướng của Nhà nước.
Nếu không muốn vượt quá giá sách hiện hành thì việc đầu tư cho sách nên ở chừng mực nào thôi. Nội dung bên trong, trí tuệ hội tụ của các tri thức trong đó mới quan trọng.
Vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng để thích ứng với thị trường, nếu giá cao quá mà với thu nhập của người dân hiện tại không đủ tiền mua thì rất khó”.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Dư luận xã hội cho rằng nguyên nhân chính của việc giá sách giáo khoa mới tăng cao như hiện nay phần lớn là do Bộ Giáo dục chưa thực hiện đúng với tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Nghị quyết 88/2014/ QH13 nêu rõ ” Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, bộ sách này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa khác do các tổ chức, cá nhân biên soạn”.
Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn được một bộ sách của riêng mình như tinh thần của Nghị quyết 88 thì sẽ là quy chuẩn về mọi mặt từ nội dung, số lượng sách cũng như giá thành để từ đó áp dụng cho các đơn vị tham gia biên soạn, tránh được tình trạng tăng giá.
Bộ phải có những giải pháp khuyến khích xã hội hóa để thu hút thêm các nhà xuất bản, các tổ chức tham gia biên soạn, tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, tránh nguy cơ độc quyền, tăng giá tạo thêm gánh nặng về kinh tế cho phụ huynh và học sinh cũng như toàn xã hội.
Giá sách giáo khoa mới hiện nay cao hơn gấp 4 lần so với giá sách giáo khoa hiện tại. Ảnh: T.D.
Thực tế có quá ít đơn vị tham gia biên soạn sách giáo khoa mới, phải chăng là do cơ chế hiện nay?
Có 03 nhà xuất bản được phát hành sách giáo khoa, đó là Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng số lượng sách giáo khoa mới lại tập chung vào Nhà xuất bản Giáo dục khi có tới 4 bộ sách.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có chung 1 bộ sách giáo khoa. Liệu có điều gì bất thường ở đây?
Bộ Tài chính cũng khẳng định thống nhất quan điểm với Văn bản số 115/BGDĐT – KHTC ngày 14/1/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ” Đảm bảo không vượt mức giá kê khai bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bán ra thị trường cho năm học 2019 -2020.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến và hướng dẫn các nhà xuất bản kê khai giá theo đúng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Văn bản số 115″.
Nhưng ngày 20/2/2020, Bộ Tài chính lại có văn bản số 1760/BTC – QLG về việc kê khai giá bán sách giáo khoa gửi 03 nhà xuất bản ” Nhằm mục tiêu ổn định kinh tế, kiểm soát lạm pháp, bảo đảm an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, đề nghị các nhà xuất bản thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi phí kinh doanh…
Trên cơ sở đó các nhà xuất bản thực hiện kê khai giá sách giáo khoa theo quy định tại Luật giá và các văn bản hướng dẫn thi hành, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách giáo khoa đã kê khai”.
Việc ra Văn bản này của Bộ Tài chính lại trái ngược với sự đồng thuận trước đó với Văn bản 115 của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến dư luận thấy khó hiểu? Phải chăng các nhà xuất bản dựa vào Văn bản này để lách luật tăng giá sách?
Điểm mấu chốt nữa là Nghị quyết 88/2014/ QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa đã được ban hành từ tháng 11/2014.
Cho đến nay đã 6 năm mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa đưa ra được một quy chuẩn nào về các phương diện của sách giáo khoa như kích cỡ sách, số lượng trang, mầu in, chất lượng giấy, số lượng cuốn trong 1 bộ sách… trong khi đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu trước khi biên soạn sách giáo khoa.
Tùng Dương
Giá sách giáo khoa tăng hơn gấp 3 lần là quá vô lý
Ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: "Không phải tự tiện nâng giá sách giáo khoa. Nâng tới mức mà bất hợp lý, con em người nghèo không đủ tiền mua sách".
Công tác lựa chọn sách giáo khoa cho lớp 1 hiện vẫn chưa xong, trong đó giá sách giáo khoa là thông tin quan trọng, một trong những yếu tố để đưa ra quyết định chọn lựa sách.
Năm nay có 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để đưa vào trường học. Các bộ sách được làm bằng cách xã hội hóa. Trong đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 4 bộ;
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có 1 bộ.
Sách giáo khoa tăng phi mã là một vấn đề cần thiết phải được tính toán kỹ (ảnh Thùy Linh).
Sách giáo khoa thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá theo quy định tại Luật Giá và văn bản hướng dẫn liên quan. Cơ quan tiếp nhận kê khai giá có quyền rà soát nội dung văn bản kê khai giá do tổ chức, cá nhân thực hiện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các Nhà xuất bản kê khai, hoàn thành công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trước ngày 15/2.
Văn bản số 115/BGDĐT -KHTC ngày 14/1/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị: "Chính phủ giao Bộ Tài chính đề nghị các nhà xuất bản thực hiện kê khai giá theo Luật Giá 2012.
Trong đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, trình Chính phủ về mức giá kê khai sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới đảm bảo không vượt mức giá kê khai của bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bán ra thị trường cho năm học 2019-2020".
Với những quy định như vậy, nhiều người yên tâm về giá các bộ sách giáo khoa mới.
Tuy nhiên, mới đây trên báo nhân dân giá sách giáo khoa sẽ tăng đột biến khiến không ít người giật mình.
Theo đó, Nhà xuất bản giáo dục đã kê khai giá bốn bộ sách giáo khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống (188 nghìn đồng); Chân trời sáng tạo (197 nghìn đồng);
Cùng học để phát triển năng lực (200 nghìn đồng); Vì sự bình đẳng và dân chủ trong trường học (189 nghìn đồng).
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh kê khai sách giáo khoa (bộ sách Cánh diều) giá 215 nghìn đồng [1].
Nếu các mức giá này trở thành chính thức thì đây là mức tăng phi mã so với giá sách giáo khoa hiện hành.
Cụ thể, bộ sách lớp 1 đang được sử dụng trong năm học 2019-2020 có giá là 54 nghìn đồng.
Nếu đem so sánh với Bộ sách tăng thấp nhất là bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong trường học thì cũng gấp gần 3 lần so với bộ sách giáo khoa cũ.
Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội (ảnh nguồn quochoi.vn).
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho biết, sách giáo khoa in ra là để phục vụ cho việc học tập của thế hệ trẻ.
Giáo dục là quốc sách thì sách giáo khoa phải ở một cái giá trong đó có cả sự hỗ trợ của nhà nước để con em và các gia đình có thể tiếp cận học tập.
Theo ông Lê Như Tiến, những người nghèo, gia đình khó khăn mà sách giáo khoa giá cao thì con em sẽ thất học.
Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, quốc sách hàng đầu, vì thế bất kỳ một việc tăng giá sách nào phải có ý kiến của cơ quan quản lý giá và nếu vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo Chính phủ hoặc Quốc hội.
Ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: "Không phải tự tiện nâng giá sách giáo khoa. Nâng tới mức mà bất hợp lý, con em người nghèo, hoàn cảnh khó khăn không đủ tiền mua sách giáo khoa họ thất học thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cơ quan quản lý về vấn đề này phải có cân nhắc kỹ, kiểm soát chặt chẽ đối với các nhà xuất bản, xuất bản sách giáo khoa".
Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội khóa 13 bà Bùi Thị An cho rằng, vừa rồi làm sách giáo khoa theo cơ chế xã hội hóa.
Giá sách có thể tăng nhưng tăng theo chất lượng sách giáo khoa tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện nay thì tăng cho thế nào cho thích hợp là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ.
"Giáo dục là vấn đề quốc sách hàng đầu và không thể xem bình thường như các mặt hàng khác.
Chúng ta xây dựng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên phải có sự điều chỉnh. Chính vì thế, cần xem xét, cân nhắc chứ không thể nào tăng giá lên cao như vậy".
Tài liệu tham khảo:
//nhandan.com.vn/giaoduc/dien-dan/item/43761102-minh-bach-khi-dua-sach-giao-khoa-moi-vao-day-hoc.html
Trinh Phúc
Giá sách giáo khoa mới: Người bán muốn giá cao, người mua muốn giá thấp Tháng 1/2020, Bộ GD&ĐT yêu cầu các NXB khẩn trương công bố giá SGK mới trước ngày 15/2. Tuy nhiên, đến thời điểm này các NXB vẫn chưa công bố giá sách. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, người bán muốn giá cao, người mua muốn giá thấp, "cần liệu cơm gắp mắm" để tính toán giá sách hợp lý. Giá sách...