Giá rét ùa về, chuyên gia tư vấn cách bảo đảm sức khỏe cho trẻ
Thời tiết rét đậm, rét hại, độ ẩm không khí thiếu ổn định ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ của người già và trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để tăng cường dinh dưỡng, giữ ấm cho con hiệu quả nhất.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Giữ ấm cho con những ngày giá rét
Những ngày thời tiết giá rét, trẻ em rất dễ bị ốm. Vì vậy, điều rất quan trọng đối với cha mẹ phải biết cách giữ ấm cho con để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong thời gian nhiệt độ thay đổi trong ngày mà vẫn thấy thoải mái, đặc biệt là vào ban đêm và lúc đi ra ngoài. Nhiều cha mẹ lo lắng không biết con mặc thế nào là đủ ấm. Mặc quá nhiều khiến con khó chịu mà ít quá con sẽ lạnh và dễ mắc cảm lạnh.
Khi mặc quần áo cho con. Ths. BS Đặng Thu Hà, Giảng viên trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương lưu ý cha mẹ cần đảm bảo 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, đó là bàn tay, bàn chân, bụng và lưng. Cha mẹ cần giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không bị đổ mồ hôi. Cũng như bàn tay, lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hôi ở lưng mà không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. BS. Đặng Thu Hà cho biết, nếu cha mẹ thấy cổ và lưng của con lạnh, điều đó có nghĩa là con cần được mặc thêm quần áo.
Bụng được giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của con. Còn bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể trẻ bởi dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyết. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mức các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân cho con mình trong những ngày giá rét, đi tất cho con dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.
Tuy nhiên, không vì trời lạnh mà cha mẹ trùm kín đầu trẻ bằng mũ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ đi ra ngoài trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ đôi khi ở tình trạng ngược với người lớn, buổi tối trẻ được mặc quá ấm dẫn đến khi ngủ nóng quá, toát mồ hôi, ướt áo, thấm ngược lại cơ thể, gây nguy cơ viêm phổi. Các cha mẹ nên lưu ý nhiệt độ trong phòng đủ ấm và mặc quần áo vừa phải, luôn kiểm tra xem con mình có bị toát mồ hôi không, tránh để trẻ bị toát mồ hôi, ướt áo.
Để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ trong mùa lạnh, các bác sĩ khuyến cáo, tại trường học, đặc biệt các trường tại các vùng khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế cần lưu ý hơn việc gữ ấm cho trẻ. Nên đảm bảo trẻ tránh được gió lùa và nhiệt độ phòng đủ ấm. Nhà trường cần lưu ý tạo điều kiện để trẻ được uống nước ấm, bảo vệ cổ họng, hạn chế các bệnh về đường ho hấp.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Tăng cường dinh dưỡng thế nào cho con
Một đứa con mạnh khoẻ là mong ước của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần có phương pháp bảo vệ sức khoẻ cho con mình một cách khoa học. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cah mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin, cho trẻ uống đủ nước và nước ấm.
Theo Bác sĩ dinh dưỡng TS.Mai Hằng (Viện dinh dưỡng tự nhiên), mùa lạnh là mùa cần tăng cường dinh dưỡng để cơ thể đủ năng lượng chống chọi với thời tiết giá lạnh. Phản xạ run khi thời tiết lạnh giúp cơ thể sản sinh năng lượng chống rét nhưng cũng làm trẻ kiệt sức nhanh nếu dinh dưỡng không đủ.
Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cha mẹ cần cho con ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây đảm bảo đủ nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các món lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể bị lạnh.
Các chất dinh dưỡng cha mẹ nên bổ sung, tăng cường cho con trong mùa lạnh bao gồm: tinh bột và nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu. Chất béo ngoài cung cấp nguồn năng lượng lớn còn chưa acid béo và là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu.
Khi chuyển hoá chất đạm thường sinh nhiệt lượng lớn, điều này giúp giữ ấm cơ thể. Vitamin cần chú trọng các vitamin C, B giúp tăng cường miễn dịch và chuyển hoá chất tinh bột có nhiều trong rau xanh, cà chua, táo. Tinh dầu, tỏi giúp tiêu diệt các vi sinh vật, phòng ngừa cảm lạnh và tăng sức đề kháng, giúp cơ thể giải cảm, ấm bụng, kích thích tiêu hoá.
Đứa trẻ 2 tháng tuổi toàn thân tím tái, co giật, hôn mê vì hành động xuất phát từ sự lo lắng quá mức của người mẹ
Mới đây, Bệnh viện Nhi Hồ Nam (Trung Quốc) đã tiếp nhận bệnh nhi 2 tháng tuổi nhập vào giữa đêm trong tình trạng toàn thân chuyển sang màu xanh tím, lên cơ co giật và hôn mê.
Mùa đông lạnh giá đến kéo theo nhiều lo lắng của các bà mẹ về chuyện bao bọc, giữ ấm cho con, đặc biệt là khi con còn nhỏ. Một chiếc áo có lẽ sẽ là không đủ ấm, phải 2 áo, 3 áo, thậm chí đến 5-6 chiếc áo quần được mặc vào người đứa bé nhưng các mẹ vẫn không yên tâm, sợ con mình bị lạnh.
Tuy nhiên, hành động mặc nhiều áo quần cho con xuất phát từ sự lo lắng quá mức này của các bà mẹ đôi khi lại làm hại cho đứa trẻ. Câu chuyện dưới đây được bác sĩ Cai Zili, Phó trưởng khoa Chăm sóc đặc biệt, Bệnh viện Nhi Hồ Nam (Trung Quốc) chia sẻ với tờ Sohu Health ngày 15/12 là một ví dụ.
Khi trời trở rét đột ngột, mẹ của Pippi (2 tháng tuổi) sợ bé bị cảm lạnh, dù cô lúc đó chỉ mặc duy nhất bộ quần áo ngủ nhưng lại mặc cho Pippi tới 3 bộ quần áo vào người. Thêm vào đó, bé còn được đắp 3 cái mền rồi để Pippi ngủ giữa ba mẹ.
Ảnh minh họa
Giữa đêm, mẹ Pippi xem chăn bông thì thấy Pippi môi và mặt tím tái, không khóc, toàn thân ướt đẫm mồ hôi, chuyển sang màu xanh tái. Họ ngay lập tức đưa Pippi đến bệnh viện, lúc này bé bắt đầu xuất hiện triệu chứng co giật và hôn mê. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cấp cứu nhưng cuối cùng Pippi vẫn phải chịu những di chứng nặng nề do thiếu máu cục bộ và thiếu oxy da, não và các cơ quan khác.
Theo bác sĩ Cai Zili, những gì Pippi đã phải trải qua được gọi là Hội chứng muggy hay còn gọi là Hội chứng che phủ, dễ xảy ra vào mùa lạnh, thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi. Việc ủ ấm quá lâu hoặc để trẻ ngạt thở quá lâu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, sốt cao, vã mồ hôi, mất nước, co giật, hôn mê và suy hô hấp, tuần hoàn, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong, rất dễ để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Tại sao trẻ sơ sinh dễ mắc hội chứng muggy?
Cha mẹ mới sinh con đầu lòng chưa có kinh nghiệm thường sợ con bị lạnh vào mùa đông nên mặc quá nhiều và che phủ quá nhiều chăn, lại để con ngủ chung giữa cha và mẹ sẽ gây ra tình trạng quá nhiệt, quá nóng. Vì trẻ còn quá nhỏ, chức năng trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện, khả năng thích nghi với ngoại cảnh và khả năng điều chỉnh kém, không kịp điều chỉnh khi gặp tình trạng quá nhiệt, quá nóng này.
Ngoài ra, bé không có khả năng truyền đạt cảm xúc, suy nghĩ, không thể tự yêu cầu sự giúp đỡ của cha mẹ, do đó, khi cha mẹ thấy có điều gì đó không ổn thì bé đã ở trong tình trạng nghiêm trọng.
Việc ủ ấm quá lâu hoặc để trẻ ngạt thở quá lâu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, sốt cao, vã mồ hôi, mất nước, co giật, hôn mê và suy hô hấp, tuần hoàn
Những biểu hiện của Hội chứng muggy là gì?
Nếu các trường hợp sau đây xảy ra, bạn nên xem xét liệu con mình có mắc hội chứng muggy không:
- Có tiền sử rõ ràng về việc bị che phủ, ủ ấm, chẳng hạn như ôm em bé, cho bé mặc quá nhiều áo, hoặc quấn chăn mền quá chặt, nhiệt độ trong phòng quá cao...
- Em bé có sức khỏe tốt trước khi phát bệnh và thường khởi phát sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên đến 41-43 độ C, toàn thân vã mồ hôi, ướt đẫm quần áo, đầu tỏa ra nhiều hơi nước nóng, thân nhiệt có thể giảm hoặc không tăng sau khi vã mồ hôi, toàn thân ê ẩm, không cử động được, không ăn uống được.
- Trẻ cũng có thể có nước da, môi tím, thở nhanh hoặc không đều hoặc ngừng thở tạm thời. Một phần lớn trẻ sẽ bị co giật và trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bất tỉnh.
Làm thế nào để ngăn ngừa Hội chứng muggy?
- Cho bé ăn mặc cẩn thận, chỉ đủ ấm là được: mặc đồ lót bằng vải cotton thoáng khí trong cùng, mặc áo len ấm ở giữa và lựa chọn áo khoác ngoài cùng bằng cotton hoặc áo khoác tùy theo thời tiết.
- Không nên mặc áo có đệm bông, quần vải cotton khi ngủ, chỉ mặc quần áo lót.
- Không ngủ chung giường với người lớn, không ngủ kê nách mẹ, chăn bông phải mềm mại.
- Không quấn quá chặt quần áo khi ra ngoài, chú ý lưu thông không khí, thông thoáng khi đi xe cho trẻ.
Người có bệnh về tuyến giáp nên lưu ý 5 điều trong việc ăn uống để bệnh không tiến triển nặng Để cải thiện tình trạng bệnh của mình, bạn không nên mắc phải những sai lầm khi ăn uống sau đây. Tuyến giáp là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể con người, sau khi mắc bệnh tuyến giáp thì cơ thể sẽ gặp phải nhiều triệu chứng bất thường như nổi cục ở vùng tuyến giáp, dễ khàn giọng, khó...