Giá rau xanh tại TP.HCM tăng cao
Với tác động của việc tăng giá xăng dầu, thời gian gần đây, giá hàng thực phẩm, rau củ cũng tăng cao.
Tại TP.HCM, giá rau xanh tại các chợ truyền thống đã thiết lập mức giá mới. Dù giá xăng vừa được điều chỉnh giảm, nhưng giá cả vẫn chưa hạ nhiệt.
Giá rau xanh tăng khoảng 50%
Chị Xuân đi chợ Tân Định, Quận 1 cho biết, gia đình chị ăn rau xanh nhiều, trước đây, chị đi chợ mua rau cải khá thoải mái, một số loại rau ăn lá, rau củ giá khoảng 15.000-20.000 đồng/kg, giờ mức giá này không còn nữa. Từ đầu tháng 6 đến nay, giá những mặt hàng này tăng thêm khoảng 50% so với đầu năm nên chị phải gói ghém chi tiêu và nhất là mua thực phẩm. Vì không chỉ rau xanh tăng mà nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác cũng tăng, ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình.
“Từ lúc giá xăng tăng thì các mặt hàng đều liên tục tăng theo giá xăng. Các loại rau củ, thịt gà, cá đều tăng… đồ dùng trong gia đình như: dầu gội, nước xả, bột nêm… đều tăng. Vì dụ như một số loại rau, trước mình mua 10.000 đồng/kg thì giờ đều tăng lên 15.000 đồng/kg, tăng nhiều nhất là rau củ, nói chung các loại đồ thực phẩm đi chợ mua hàng ngày đều tăng”, chị Xuân than thở.
Giá xăng dầu tăng tiếp tục đẩy giá rau xanh tăng cao, tạo mức giá mới
Không chỉ người tiêu dùng khó khăn mà tiểu thương bán rau củ và các loại thực phẩm khác cũng bị ảnh hưởng. Giá tăng cao, sức mua giảm, khách hàng chi tiêu cũng tiết kiệm hơn rất nhiều.
Video đang HOT
“Rau nào cũng lên giá, giờ làm gì có giá rau 20.000 đồng/kg, rau giờ 30.000 -40.000 đồng/kg, giá đâu có rẻ. Ngò rí giờ cũng gần 100.000 đồng/kg, giá rau tăng cũng do phân bón tăng nên sao nông dân chịu nổi, giá phân bón tăng gấp đôi. Giá rau đắt quá, người tiêu dùng mua rau ít hơn, trước mua 1 kg, giờ chỉ mua 1/2kg”, chị Phúc, bán rau cải ở chợ Thị Nghè, Quận Bình Thạnh cho biết.
Kềm chế tăng giá từ gốc
Giá xăng dầu liên tục tăng cao, cùng với mấy tuần qua thời tiết có lúc mưa nhiều ảnh hưởng đến nguồn cung rau củ. Đồng thời, rau củ vận chuyển từ xa về thành phố, cước phí tăng nên đẩy giá thành tăng cao. Hiện nay, nguồn rau củ của các chợ đầu mối ở TP.HCM chủ yếu từ các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Duy Linh ở tỉnh Lâm Đồng. Do ảnh hưởng giá nhiên liệu tăng nên chi phí vận chuyển rau củ từ vùng nguyên liệu này cũng tăng từ 10-15% so với trước.
Giá rau củ tăng cao nên người tiêu dùng mua ít hơn
Theo ông Lê Hoàng Phong, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Hóc Môn, những ngày này, lượng rau củ về chợ hơn 1.700 tấn/đêm, chỉ giảm khoảng 5% so với đầu tháng 6. Nguồn cung những mặt hàng này về chợ đầu mối giảm không nhiều, nhưng giá rau củ tăng cao phần lớn do giá nhiên, nguyên liệu đầu vào tăng, cộng với thời tiết không thuận lợi. Trong đó, giá rau ăn lá tăng từ 14%-25% so với đầu tháng 6, giá củ tăng từ 10-15%.
“Giá tăng liên tục trong chu kỳ biên độ 1 tháng trên dưới 2-3 lần nó sẽ tác động rất nhanh, sâu đến cước phí vận chuyển tại vì đặc thù của chợ đầu mối Hóc Môn là hàng vận chuyển từ xa về như: Lâm Đồng, các tỉnh miền Đông, cửa khẩu quốc tế Trung Quốc, cửa khẩu Camphuchia vận chuyển từ Thái Lan về”, ông Lê Hoàng Phong cho biết thêm.
Không chỉ rau mà thịt gà, cá biển cũng tăng giá theo giá xăng
Sau dịch bệnh, thu nhập của nhiều người lao động bị giảm. Giá rau, củ, thực phẩm tăng làm cho người tiêu dùng càng khó khăn hơn, vì không chỉ rau mà một số thực phẩm khác cũng tăng theo giá xăng dầu và nguyên liệu sản xuất đầu vào. Giá hàng hóa tăng, giảm theo quy luật của thị trường. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, để kềm chế tốt việc tăng giá thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu thì bộ, ngành chức năng và Chính phủ phải có chính sách điều hành kiểm soát giá từ gốc, đó là giá nhiên, nguyên liệu đầu vào như: giá xăng, dầu, vật tư nông nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi./.
Giá rau xanh tại Hà Nội tăng từ 2-3 lần
Do thời tiết rét đậm rét hại và kèm theo mưa kéo dài đã gây rất nhiều khó khăn cho việc canh tác nông nghiệp tại các huyện ngoại thành Thủ đô Hà Nội.
Rau cải ở thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Nhiều diện tích rau màu đã bị thiệt hại do cây trồng không thể sinh trưởng hoặc sinh trưởng rất chậm trong thời tiết giá rét.
Đó là nguyên nhân khiến giá rau xanh tăng mạnh đột biến, thậm chí tăng lên gấp từ 2-3 lần so với mấy hôm trước.
Qua khảo sát tại các chợ truyền thống như Chợ Hôm Đức Viên, Mùng 8/3, Trại Găng, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thành Công, Hàng Bè... thấy giá các loại rau xanh, củ quả đều tăng giá mạnh, như cải thảo từ 8.000 đồng/kg lên 14.000 đồng, cải canh từ 5.000 đồng/mớ lên 8.000 đồng/mớ, xà lách 12.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, rau ngót 6.000 đồng/mớ lên 10.000 đồng/mớ, rau cần 6.000 đồng/mớ lên 9.000 đồng/mớ, bí xanh 12.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, su hào từ 5.000 đồng/củ lên 9.000 đồng/củ, súp lơ từ 10.000 đồng/cây lên 18.000 đồng/cây, cà rốt từ 2.000 đồng/củ lên 5.000 đồng/củ, rau muống từ 10.000 đồng/mớ lên 25.000 đồng/mớ, dưa chuột từ 13.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, rau cải cúc từ 4.000 đồng/mớ lên 8.000 đồng/mớ, cà chua có giá từ 8.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg...
Lý giải về vấn đề giá rau xanh tăng mạnh trong những ngày, anh Nguyễn Văn Bính, ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, do thời tiết Hà Nội ra Tết rét đậm rét hại kéo dài, cùng với sương muối nên rau màu chậm sinh trưởng, thậm chí nhiều diện tích rau màu đã bị thiệt hại không thể sinh trưởng được. Do vậy, sản lượng rau màu tại những trang trại thuộc khu vực này giảm đáng kể. Ngay như trang trại rau của gia đình anh cũng giảm sản lượng rau từ 60-70%, các trang trại xung quanh cũng trong tình trạng tương tự. Do đó, cung không đủ cầu, giá rau bán ra thị trường tại trang trại cũng tăng gấp đôi, thậm chí là hơn gấp đôi.
Chị Nguyễn Thị Nụ, tiểu thương ở chợ Nguyễn Công Trứ cho biết, hầu hết các loại rau xanh từ hôm qua (23/2) đều tăng giá mạnh lên gấp đôi, gấp 3, giá nhập hôm nay bằng giá bán hôm qua, nếu bán đắt quá người mua cũng e ngại. Chẳng hạn một mớ cải canh vừa hôm qua được chị bán 6.000 đồng/mớ mà hôm nay đã phải bán 8.000 đồng.
"Loại này nhập 7.000 đồng, bán 8.000 đồng, lãi 1.000 đồng/mớ. Mới hôm Tết tôi còn bán chỉ từ 4.000 - 5.000 đồng/mớ. Cải thảo mấy hôm trước giá 8.000 đồng/kg, hôm nay đã lên 14.000 đồng, trong khi thời điểm Tết chỉ 5.000 đồng/kg. Rau xanh lũ lượt tăng nhanh thế này thì tiểu thương biết buôn bán kiểu gì", chị Nụ nói.
Đồng quan điểm này, chị Phạm Thị Hương, chủ cửa hàng bán rau củ tại chợ Giáp Nhị, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho hay, các loại cải xanh, hành lá, rau mùi, xà lách... chỉ cần mưa vài ngày là úng dập hết. Nguồn rau không nhiều khiến giá rau xanh tăng cao. Tại chợ đầu mối bán buôn giá cũng đã rất cao rồi, nên tôi cũng chẳng dám mua nhiều hàng như trước, chỉ mua mỗi loại một ít để bán và giữ chân khách quen.
Giá rau xanh tăng mạnh cũng khiến các bà nội trợ phàn nàn, khi cách đây có vài ba hôm giá rau vẫn còn rất rẻ hôm nay đã tăng lên gấp hai gấp ba lần. Chị Phạm Thị Hằng, ở phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, thời tiết giá lạnh ở Hà Nội khiến hầu hết các loại rau xanh ở chợ đều tăng giá mạnh so với vài ngày trước. Hôm nay, chị đi chợ cũng thấy bất ngờ vì giá rau xanh quá đắt. Đáng chú ý, các loại rau gia vị như rau mùi, rau húng, rau tía tô, rau ngổ, hành, răm,... đã tăng giá gấp 3 lần so với cách đây vài hôm.
Tại siêu thị, rau xanh hiện cũng đang có mức giá khá cao. Tại Fujimart Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), các loại rau nội có giá từ 13.000 - 92.000 đồng/kg. Rẻ nhất là bắp cải trắng 13.000 đồng/kg; đắt nhất là xà lách xanh hữu cơ Genki 92.000 đồng/kg.
Tại một hệ thống siêu thị lớn khác, giá rau xanh các loại giao động ở mức 12.500 đồng/kg đến hơn 89.000 đồng/kg. Các loại rau như xà lách, hành, gừng đang nằm ở top những loại rau củ giá cao nhất.
Hà Nội: Rau xanh được mùa, nông dân có lãi Do thời tiết thuận lợi nên rau xanh năm nay được mùa và người nông dân các vùng trồng rau của Hà Nội cũng có lãi. Hiện nay, giá các loại rau củ quả tại các chợ truyền thống tương đối ổn định hoặc chỉ biến động nhẹ, bắp cải 12.000 đồng/kg, rau cải ngồng 17.000 đồng/kg, súp lơ xanh 10.000 đồng/cái, su...