Giá phân bón tăng cao khiến nông dân Long An gặp khó
Thời điểm hiện tại, nông dân tỉnh Long An đang bước vào gieo sạ vụ Đông Xuân 2021-2022. Tuy nhiên, giá phân bón bán ra tại các đại lý tăng rất cao, nhiều loại tăng gấp đôi làm gia tăng chi phí đầu vào khiến nông dân gặp khó khăn, nhiều người tỏ ra e ngại do sợ thua lỗ.
Phần lớn các loại phân bón trên thị trường đều tăng giá rất cao, có loại tăng gấp đôi.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, ngụ xã Bình Hiệp, Thị xã Kiến Tường, Long An đang trồng 4,5 ha lúa. Vụ Hè Thu vừa qua, ông bị thua lỗ do ảnh hưởng của dịch bệnh và lúa bán không được giá. Nay gieo sạ vụ Đông Xuân cũng gặp nhiều khó khăn do giá phân tăng quá cao, trong khi giá lúa bán ra không tăng. Ông Đoàn cho biết, trước chi phí phân bón chỉ 5 triệu đồng/ha, nhưng nay là 10 triệu đồng/ha. Vốn phải đầu tư quá cao và ông không biết làm có lãi hay không. Ông mong muốn các ngành chức năng có chính sách kìm giá phân bón để nông dân trồng lúa có lợi.
Tương tự, ông Trần Minh Vương, ngụ xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa, từ đầu năm đến nay, giá phân bón liên tục tăng cao. Riêng 3 tháng gần đây, nhiều loại phân bón giá đã tăng ít nhất 60% và có loại tăng gấp đôi. Nếu tình hình cứ như vậy, nông dân sẽ rất khó khăn và người trồng lúa sẽ không có lãi.
Nhờ đảm bảo nguồn cung nguyên liệu nên phân NPK của Công ty phân bón Bình Điền chỉ tăng khoảng 30%, trong khi các loại khác đều tăng từ 50% trở lên.
Khảo sát giá phân bón tại thị trường Long An cho thấy, giá các loại phân bón đang ở mức rất cao. Như phân DAP nhập khẩu có mức giá khoảng 22.000 đồng/kg, DAP sản xuất trong nước cũng nằm ở mức trên dưới 20.000 đồng/kg; phân Urea giao động ở mức từ 14.000 – 16.000 đồng/kg; phân Kali cũng ở mức từ 13.500 – 16.000 đồng/kg… Với mức giá này, nhiều loại phân bón đã có mức tăng hơn 100% so với thời điểm cuối năm 2020. Chẳng hạn như phân DAP trước đây chưa đến 10.000 đồng/kg thì nay đã lên trên 20.000 đồng/kg. Chỉ tính riêng trong vòng 1 tháng qua, nhiều loại phân bón đã tăng từ 1.000 – 2.800 đồng/kg.
Với diễn biến giá thị trường phân bón như hiện nay, nông dân đang gặp khó do chi phí sản xuất tăng cao, nguy cơ thua lỗ nếu giá đầu ra sản phẩm không tăng. Lý giải nguyên nhân giá phân bón tăng cao, theo Hiệp hội phân bón Việt Nam nguyên nhân chủ yếu là do các nguyên vật liệu đầu vào sản xuất phân bón như: than, khí tự nhiên, lưu huỳnh, ammoniac… sụt giảm nguồn cung, giá cả tăng cao trên thị trường thế giới. Đồng thời, giá vận tải biển tăng rất mạnh trong thời gian vừa qua đã đẩy chi phí các loại phân bón tăng cao. Ở trong nước, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều nhà máy ngưng hoặc giảm công suất; chi phí sản xuất tăng cao đã tác động mạnh lên giá cả phân bón trên thị trường.
Video đang HOT
Trước tình hình giá cả tăng cao, một số doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước tập trung thực hiện nhiều chính sách nhằm bình ổn mức giá bán ra, góp phần giảm bớt khó khăn cho người nông dân. Ông Võ Văn Phu, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết, từ đầu năm đến nay, giá phân bón trong nước và thế giới đều tăng, nhiều loại tăng rất cao. Riêng phân NPK của Bình Điền do chủ động nguyên liệu dự trữ nên tạm thời vẫn ổn định sản xuất.
Cùng với đó, công ty có chính sách hỗ trợ giá vận chuyển cho đại lý nhằm giảm mức giá bán ra cho người nông dân. Tính từ đầu năm đến nay, giá phân bón NPK của Bình Điền chỉ tăng khoảng 30% trong khi các loại phân bón khác như: DAP, Urea, Kali tăng từ 50% trở lên. Hiện tại, dịch bệnh trên địa bàn đã được kiểm soát, công ty đang phục hồi sản xuất và đang cố gắng kiểm soát giảm chi phí sản xuất; tăng công suất lên trên 400.000 tấn/năm nhằm góp phần giảm đà tăng giá và đảm bảo nguồn cung ra thị trường.
Nhà máy phân bón Bình Điền (Long An) đang tập trung ổn định sản xuất trở lại nhằm đảm bảo nguồn cung phân bón ra thị trường.
UBND tỉnh Long An cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiến hành làm việc với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trên địa bàn nhằm đẩy nhanh tiến độ phục hồi sản xuất sau dịch, góp phần ổn định giá cả thị trường. Theo Giám đốc Sở Công Thương Long An Nguyễn Tuấn Thanh, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đơn vị đã tổ chức các đoàn công tác đến làm việc với nhiều nhà máy sản xuất phân bón trên địa bàn. Cùng đó, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất để đảm bảo nguồn cung trên thị trường.
Đồng thời, các cơ quan cức năng phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng cũng như vấn đề đầu cơ phân bón, vật tư nông nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa nhằm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh các vấn đề liên quan để có giải pháp bình ổn thị trường vật tư nông nghiệp.
Song song đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cũng khuyến cáo người dân trong canh tác cần chủ động giảm lượng phân bón hóa học bằng các biện pháp khoa học – kỹ thuật như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”; tăng cường bón phân hữu cơ và NPK cân đối, ưu tiên áp dụng bón phân theo nguyên tắc “5 đúng” và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”; hạn chế bón thừa phân đạm.
Đồng thời, ứng dụng các gói kỹ thuật từ chương trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững trong sản xuất lúa nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, Sở cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra các cửa hàng vật tư nông nghiệp về chất lượng hàng hóa, thực hiện niêm yết giá bán…
Bình Dương phấn đấu 90% doanh nghiệp hoạt động trở lại vào cuối tháng 10
Tỉnh Bình Dương phấn đấu 90% doanh nghiệp sẽ hoạt động trở lại vào cuối tháng 10 năm 2021.
Công ty TNHH MTV Triệu Phú Lộc đang có nhu cầu tuyển dụng thêm 500 lao động phổ thông. Ảnh: TTXVN phát
Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp muốn khôi phục sản xuất sớm đang đối diện nhiều thách thức mới như đứt gãy chuỗi sản xuất, chi phí sản xuất tăng cao, đầu vào nguyên vật liệu khó khăn, thiếu hụt nguồn lao động...
Sau thời gian "bình thường mới", tỉnh Bình Dương nới lỏng giãn cách, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên kế hoạch trở lại hoạt động sản xuất. Hiện đã có 4.216 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo các phương án sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" và "3 xanh" với 444.496 lao động. Trong đó, có 2.289 doanh nghiệp trong khu công nghiệp với 314.354 lao động; 69 doanh nghiệp trong cụm công nghiệp với 9.109 lao động và 1.858 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp với 121.033 lao động.
Theo Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương Bùi Minh Trí, việc mở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh phải theo nguyên tắc "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn".
Đến nay, tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần được khôi phục nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Nhiều doanh nghiệp đã cố gắng duy trì hoạt động bằng các phương án "3 tại chỗ", nhưng đối diện nhiều khó khăn phát sinh như chi phí sản xuất tăng cao, đầu vào nguyên vật liệu giảm, tình trạng công nhân đã về quê ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phục hồi sản xuất của nhiều doanh nghiệp.
Cụ thể, theo Kế hoạch phấn đấu đến 31/10 sẽ có 90% doanh nghiệp trở lại sản xuất và đạt 100% vào cuối năm nay; trong đó có hơn 80% doanh nghiệp vận hành đạt công suất sản xuất hàng hóa trước khi chưa có dịch xảy ra.
Để các doanh nghiệp trở lại hoạt động theo lộ trình trên, các doanh nghiệp được khuyến khích áp dụng theo mô hình "3 xanh" hoặc "3 tại chỗ một cách linh hoạt" tùy theo tình hình kiểm soát dịch.
Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cũng cho biết sẽ cùng doanh nghiệp tiếp tục tháo gỡ những tồn tại để xây dựng phương án phục hồi sản xuất thuận lợi nhất.
Trước mắt, Ban quản lý các Khu công nghiệp đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 2 cho chuyên gia và người lao động để đảm bảo điều kiện tham gia lưu thông và an toàn vào nhà máy làm việc. Bên cạnh đó, nhanh chóng triển khai thành lập các trạm y tế lưu động trong khu công nghiệp nhằm đảm bảo người lao động được tiếp cận y tế mọi lúc, mọi nơi; thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn trong sản xuất.
Để nắm bắt quá trình khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đã có buổi làm việc tại một số doanh nghiệp.
Tại buổi làm việc đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Far Eastern và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ecco nằm trên địa bàn huyện Bàu Bàng, cho biết, muốn khôi phục sớm trở lại các hoạt động sản xuất, nhưng hiện đang gặp khó khăn. Đó là việc lưu thông đi lại các địa bàn giáp ranh còn gặp nhiều quy định, người lao động chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine tạo miễn dịch để doanh nghiệp tái khởi động sản xuất trở lại được bảo đảm an toàn.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao công tác phòng, chống dịch bệnh của các doanh nghiệp thời gian qua; đồng thời thời ghi nhận những kiến nghị của các doanh nghiệp về những khó khăn. Bí thư Tỉnh ủy cho biết tỉnh sẽ tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất trong điều kiện an toàn.
Chủ động cắt giảm chi phí sản xuất lúa gạo Giá phân bón, vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, trong khi giá lúa có xu hướng giảm đang là thách thức lớn mà ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam nói chung, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng phải đối mặt hiện nay. Để giảm chi phí sản xuất, các địa phương cần hướng dẫn nông dân chủ...