Giá ôtô tăng vọt vì thiếu chip, khách hàng Mỹ giành giật mua
Cung không theo kịp cầu khiến giá ôtô tại Mỹ tăng vọt. Nhiều khách hàng phải đợi hàng tháng để nhận xe, chấp nhận mua xe thiếu tính năng, thậm chí không thể mua xe.
Theo Wall Street Journal , nhu cầu mua ôtô tại Mỹ sắp chạm ngưỡng kỷ lục. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu khiến nguồn cung sụt giảm. Chênh lệch cung – cầu đã đẩy giá lên cao. Nhiều khách hàng phải đợi hàng tuần, thậm chí hàng tháng, để nhận xe.
“Chúng tôi có thể đang ở trong thị trường ôtô mới tuyệt vời nhất từ trước đến nay”, ông David Kelleher, đại lý ô tô ở khu vực Philadelphia, mô tả. “Nhưng chúng tôi không có chiếc nào để bán”, ông nói tiếp.
Tháng 3 và tháng 4 là một trong những tháng bán hàng tốt nhất của ông Kelleher. Nhưng khi bước vào mùa hè, ông chỉ có 98 chiếc xe để bán thay vì 700 chiếc như thông thường. “Điều đó khiến tôi rất thất vọng”, ông chia sẻ.
Theo ước tính của công ty nghiên cứu AutoForecast Solutions, các nhà sản xuất ôtô buộc phải cắt giảm hơn 1,2 triệu xe ở Bắc Mỹ do không đủ chip để sử dụng cho hệ thống an toàn, phanh và động cơ. Điều đó khiến các bãi để xe trở nên trống rỗng.
Tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu khiến nguồn cung ôtô sụt giảm mạnh. Ảnh: Wall Street Journal.
“Không còn xe để bán”
Theo công ty nghiên cứu Wards Intelligence, tính đến cuối tháng 4, các đại lý ôtô chỉ có dưới 2 triệu xe, chỉ bằng một nửa mức bình thường và thấp nhất trong vòng hơn 3 thập kỷ.
Một số đại lý của General Motors Co. thậm chí gửi thẳng thư phàn nàn cho Giám đốc điều hành Mary Barra. GM đã phải trao đổi với các đại lý và lên kế hoạch bù đắp phần cung bị thiếu hụt sau khi tình trạng thiếu chip bớt nghiêm trọng.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất chip dự kiến chi hàng tỷ USD để gia tăng công suất. Nhà Trắng cũng ưu tiên tăng sản lượng chip trong nước. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm để xây dựng thêm nhà máy. Ngành công nghiệp ôtô có thể chịu ảnh hưởng vì tình trạng thiếu hụt trong suốt phần còn lại của năm.
Đến nay, tình trạng thiếu hụt chip đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hàng chục nhà máy ôtô tại Mỹ. Nhiều nhà máy phải đóng cửa trong nhiều tháng. Một phát ngôn viên của Ford tiết lộ hồi cuối tháng 3, có đến hơn 20.000 chiếc xe được đỗ gần các nhà máy của công ty để chờ chip.
Các đại lý xe hơi không còn xe để bán trong bối cảnh nhu cầu tăng cao. Ảnh: Wall Street Journal
Trong khi đó, với khoản tiền tiết kiệm và cứu trợ của chính phủ liên bang, ngày càng nhiều người tiêu dùng Mỹ muốn mua xe. Vào tháng 3 và tháng 4, các nhà sản xuất ôtô đã chứng kiến doanh số bán xe hai tháng liên tiếp tốt nhất từ trước đến nay.
Theo công ty nghiên cứu J.D. Power, nhu cầu tăng cao đã đẩy giá trung bình của một chiếc xe mới lên 37.572 USD vào tháng 4, tăng gần 7% so với một năm trước đó.
Để giải quyết tình trạng thiếu cung, một số công ty ôtô đã loại bỏ những tính năng yêu cầu chip. Ông Kelleher cho biết Stellantis NV đã chuyển một số xe bán tải Ram không có hệ thống phát hiện điểm mù điện tử đến các đại lý.
“Một khách hàng rất khó chịu vì chiếc xe tải mới trị giá 60.000 USD thiếu tính năng và bỏ đi. Vài giờ sau đó, anh ta phải quay trở lại. Bởi không còn nơi nào có xe tải để bán”, ông Kelleher kể.
Tình trạng khan hiếm cũng giúp thị trường ôtô cũ tăng sức nóng. Một số đại lý thậm chí còn nài nỉ khách hàng trao đổi xe để tăng nguồn cung ôtô đã qua sử dụng. Vào tháng 4, một chiếc xe bán tải cũ được bán với giá cao hơn 78% so với một năm trước đó.
Đó là một cơ hội tốt dành cho những chủ xe như anh Zerin Dube. Anh Dube đang cân nhắc thay chiếc Jeep Wrangler và nhận thấy các cửa hàng bán xe cũ sẵn sàng trả cao hơn mức giá anh mua 3 năm về trước. “Vấn đề là rất khó để mua xe vào thời điểm này”, anh Dube thừa nhận. Và anh đã quyết định giữ lại chiếc Jeep của mình.
Giá tăng vọt
Tình trạng thiếu hụt chip khiến nhiều công nhân nhà máy mất việc làm. Bà Danyelle Anderson, mẹ đơn thân của 4 đứa trẻ, đã làm việc tại nhà máy lắp ráp của Ford ở Chicago trong 3 năm. Bà phải nộp đơn xin trợ cấp sau khi dây chuyền lắp ráp của nhà máy ngừng hoạt động.
Đối với những công ty nhỏ hơn sản xuất sản phẩm cho các nhà máy lắp ráp xe, tình trạng thiếu chip đã ảnh hưởng đến đơn đặt hàng. Đối với các công ty nhỏ hơn sản xuất các sản phẩm cho các nhà máy lắp ráp xe, tình trạng thiếu chip đã ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng. Ford lắp đặt đèn chiếu sáng gương chiếu hậu của Explorers tại nhà máy lắp ráp ở Chicago của Eypex Corp.
Hồi đầu năm, đơn đặt hàng nhiều đến mức ông Clarence Martin – Chủ tịch Eypex – phải giúp đóng gói các lô hàng. “Những vết đứt trên tay tôi thậm chí còn chưa kịp lành”, ông Martin chia sẻ.
Nhưng đến tháng 4, nhà máy ở Chicago chìm trong hoang lạnh. Eypex đã mất một trong những khách hàng lớn nhất. Các nhà máy hoạt động 3 ngày mỗi tuần. Lực lượng lao động bị cắt giảm xuống còn khoảng 50% so với hồi đầu năm.
Sự thiếu hụt chip cũng đẩy giá thuê xe lên cao. Anh Hans Elder, sống tại Los Angeles, đã quen với việc trả công ty cho thuê xe Hertz dưới 35 USD/ngày. Nhưng giờ, anh rất ngạc nhiên khi giá tăng lên 50 USD/ngày, thậm chí cao hơn.
Đại lý xe hơi Claude Burns rất cần xe để bán. Ông đã phải từ chối nhiều khách hàng. Tính đến đầu tháng 5, kho xe mới của ông Burns chưa bằng 1/3 trước đây. “Tôi cho rằng nguồn cung xe mới sẽ chạm đáy vào giữa tháng 6″, ông Burns tuyệt vọng.
Ông Justin Bates, 42 tuổi, đã đặt mua một chiếc xe bán tải GMC Sierra mới cách đây 4 tháng. Nhưng ông không biết bao giờ sẽ được nhận xe. Ông Bates đang nghĩ đến chuyện từ bỏ.
Anh Andrew Arwood đã lái xe hơn một tiếng từ Oregon để mua chiếc xe thể thao đa dụng Subaru Crosstrek. Khi đến đại lý bán xe, nhân viên bán hàng thông báo chiếc xe anh đặt đã bị bán hết.
Anh lại đến một đại lý bán xe khác. Nhưng nhân viên không cho anh Arwood lái thử nếu không có sẵn tiền mặt hoặc khoản vay đủ điều kiện. “Chiếc xe được bảo vệ như thể nó được làm bằng vàng nguyên chất”, anh bình luận.
Hai ông lớn SamSung và Hyundai bắt tay giải bài toán thiếu hụt chip bán dẫn
Hai tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hyundai Motors sẽ hợp tác cùng nhau nhằm giải quyết tình trạng thiếu chip trong sản xuất ô tô.
Cụ thể, Samsung và Hyundai đã tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác với Viện Công nghệ Ô tô và viện Công nghệ Điện tử thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc để tăng cường sản xuất chip ô tô.
Hyundai và Samsung sẽ bắt tay hợp tác để giải quyết vấn đề khan hiếm chip bán dẫn ô tô hiện nay
Mặc dù thông tin liên quan tới hợp đồng này đều được hai bên giữ kín. Tuy nhiên, một số quan chức chính phủ cho biết: "Chúng tôi sẽ không loại trừ khả năng Hyundai sẽ nhận chip từ Samsung."
Hiện Samsung đang là tập đoàn sản xuất chip ghi nhớ lớn nhất thế giới, tuy nhiên lại chưa đầu tư quá nhiều vào chip bán dẫn ô tô do nguồn lợi nhuận không cao. Hiện Hàn Quốc chỉ đang nắm giữ 2,3% thị phần sản xuất chip ô tô, trong khi Mỹ là 31,4%, Nhật Bản 22,4% và Đức 17,7%.
Các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng thiếu chip ô tô đang diễn ra trên toàn cầu. Điều này đã khiến nhiều nhà máy sản xuất đã phải tạm dừng hoạt động từ đầu năm nay.
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn đã khiến cho nhiều nhà sản xuất xe hơi chịu ảnh hưởng nặng nề, thấm chí là đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất
Sự hợp tác này diễn ra trong bối cảnh chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu thiết lập chuỗi cung ứng chip ô tô toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm như hiện nay. Được biết, chính phủ nước này sẽ tung ra các gói ưu đãi thuế và trợ cấp lên tới 510.000 tỷ won (453 tỷ USD) cho các công ty sản xuất chip ô tô từ nay đến năm 2030.
Chính phủ nước này kỳ vọng, sự hợp tác giữa Samsung và Hyundai có thể tạo thành một cú huých trong ngành sản xuất chip bán dẫn ô tô tại Hàn Quốc. Trong đó, Samsung sẽ đảm nhiệm việc phát triển công nghệ bán dẫn và Hyundai cung cấp nền tảng để thử nghiệm những phát minh nà
Thiếu chip bán dẫn, các nhà sản xuất xe hơi sẽ chỉ tập trung vào các dòng xe bán tốt Tại Mỹ, nhiều nhà sản xuất đã buộc phải thay đổi trọng tâm sản xuất sang các dòng sản phẩm đem lại lợi nhuận tốt hơn do tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trầm trọng hiện nay. Cụ thể, nhiều hãng ô tô tại Mỹ đã bắt đầu tập trung vào sản xuất các mẫu xe có giá thành cao mặc dù...