Giá ớt tươi giảm thê thảm, chỉ còn 18.000 đồng/kg
Hiện nay, giá ớt tươi chỉ còn 30.000-50.000 đồng/kg, thậm chí chỉ 18.000 đồng/kg đối với ớt bán tại vườn, giảm chỉ còn 15-30% giá dịp trước Tết Đinh Dậu. Giá ớt giảm sâu khiến người trồng ớt lao đao…
Theo tìm hiểu được biết, tại nhiều xã ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) những năm qua, bà con có thu nhập cao từ việc trồng ớt chỉ thiên. Xã điển hình có thể kể đến là Trấn Dương, Hiệp Hòa và rải rác ở các xã như Việt Tiến, Dũng Tiến bà con cũng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa năng suất thấp sang cây ớt…
Ớt bán tại các mẹt rau, củ tại chợ Tam Bạc (Hải Phòng)
Ông Vũ Duy Tích – Phó ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo thông tin: Xã Trấn Dương có thời điểm diện tích trồng ớt lên đến 60-70 ha. Tuy nhiên, năm qua, diện tích sụt giảm một cách đáng kể, còn khoảng 20 ha, tương ứng 60 – 70 hộ trồng ớt. Thời gian qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa nhiều, giống ớt chỉ thiên không chịu được. Tại địa phương, có nhiều hộ làm đất xong xuôi nhưng không trồng được do thời tiết không thuận. Chính vì vậy, ớt năm nay cũng ít hơn mọi năm. Khoảng 25 Tết, giá ớt thu mua tại vườn cũng đạt 70.000 đồng/kg hoặc hơn một chút. Nhưng hiện tại ớt chín nhiều, giá ớt lại giảm thê thảm, mối thương lái quen mua thường xuyên tận vườn giá chỉ còn 18.000 đồng/kg.
Cũng theo ông Tích, người trồng ớt chỉ biết bán cho thương lái mua tận vườn, còn việc thương lái bán buôn hay cung ứng cho ai họ cũng không nắm rõ. Gần đây, có thông tin cho rằng do các thương lái Trung Quốc không thu mua nên giá ớt giảm. Tuy nhiên, “đó cũng chỉ là tin đồn, hoặc đó cũng là chiêu để đẩy giá ớt khi ớt khan hiếm”- ông Tích nói.
Theo Danviet
Xúi dân phá bỏ lúa, đưa người Trung Quốc đến làm việc
Người dân xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) phản ảnh tại địa phương có một doanh nghiệp đang triển khai dự án trồng sen nhưng có nhiều biểu hiện rất bất thường...
Lúa sắp thu hoạch nhưng người dân phá bỏ để cho doanh nghiệp thuê đất - Ảnh: THÀNH NHƠN
Người dân cho biết đại diện doanh nghiệp này "xúi" người dân phá bỏ lúa dù gần đến ngày thu hoạch, đưa người Trung Quốc đến làm việc, đặc biệt là đưa sinh vật ngoại lai, nguy hại vào nuôi trồng.
Đòi dân phá bỏ lúa sắp thu hoạch để thuê đất
Video đang HOT
Giám đốc Trần Văn Hòa - Ảnh: N.TÀI
Chuyện bắt đầu lùm xùm nhiều tháng qua, khi xã Tân Hội Trung bỗng xôn xao có một doanh nghiệp từ phía Bắc đến hỏi thuê đất trồng sen.
Lúc đó là tháng 4-2016, những cánh đồng lúa đang sắp vào ngày thu hoạch thì một số gia đình đột nhiên phá bỏ ruộng lúa. Hỏi ra mới biết doanh nghiệp thuê đất muốn lập tức phá bỏ lúa, chấp nhận thuê đất giá cao và bồi thường thiệt hại cho việc phá lúa.
"Doanh nghiệp chịu bồi thường 10 tấn/ha, với giá bán thị trường thời điểm này là 6.000 đồng/kg. Doanh nghiệp nói cần gấp để lấy đất trồng sen" - một người dân giải thích.
Một người dân khác cũng nói: "Họ thuê lại đất của nông dân trong thời hạn 3 năm, giá khoảng 3,5 triệu đồng/công/năm".
Theo ông Võ Trung Kiên - phó Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh, có một doanh nghiệp Hà Nội đến huyện khảo sát tìm quỹ đất rộng khoảng 20ha để trồng sen lấy ngó xuất khẩu. Bước đầu doanh nghiệp cần 2ha để ươm giống, sau sẽ mở rộng lên 20ha để trồng đại trà.
"Bên phòng có trao đổi với doanh nghiệp, đề nghị chờ thu hoạch lúa rồi hãy thuê đất. Doanh nghiệp nói cần đất sớm, nếu không có đất thì họ đi địa phương khác. Chúng tôi đang khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên để họ tự thỏa thuận với nông dân" - ông Kiên nói.
Khi được hỏi về danh tính doanh nghiệp thuê đất, ông Kiên chỉ trả lời: "Đó là một công ty ở Hà Nội". Qua tìm hiểu được biết doanh nghiệp đứng ra thuê đất ở xã Tân Hội Trung là Công ty sen Hoàng Giang, do ông Trần Văn Hòa làm giám đốc.
Thả sinh vật lạ
Ngoài chuyện yêu cầu nông dân phá lúa để thuê đất, điều đáng nói nhất là tháng 11-2016, người dân phát hiện trong ruộng của doanh nghiệp nói trên có thả một số sinh vật lạ.
Ông Nguyễn Văn Hồng - một người dân ở ấp 6 - cho biết ông là người đầu tiên phát hiện sinh vật lạ.
"Lần đó tui đi khai nước vào buổi tối, tui thấy nó bò trên bờ ranh. Tui hoảng hồn vì chưa từng thấy con nào như vậy" - ông Hồng kể.
Theo miêu tả của người dân, sinh vật này hình dáng giống tôm lai với cua, nhìn thoáng qua có phần giống con bò cạp, có màu đỏ, lớp vỏ bên ngoài rất cứng và khá hung dữ.
Mới đầu người dân bắt được một hai con, thấy lạ nên giữ lại để nuôi thử, rồi phát tán ra môi trường ngày càng nhiều.
Ông Trần Văn Hòa - giám đốc Công ty sen Hoàng Giang - thừa nhận sinh vật lạ mà người dân phản ảnh là tôm do ông thả nuôi.
"Tôi không biết con tôm này không được phép nuôi. Có người bạn ở ngoài Bắc họ cho tôi 4kg nói là nuôi ở miền Nam sẽ mập và ăn ngon hơn, nên tôi đem về nuôi thử" - ông Hòa nói.
Khi đặt vấn đề con tôm ăn gì thì ông Hòa lại trả lời là không biết chúng ăn gì. Còn việc tôm của ông Hòa phát tán ra môi trường xung quanh thì ông đổ cho người dân vào bắt trộm.
Nguy hại hơn cả ốc bươu vàng
Ông Phạm Minh Chí - phó phòng thanh tra Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp - cho biết chi cục xác định sinh vật lạ do ông Hòa nuôi là tôm hùm đỏ (hay tôm hùm đất), tên khoa học là Procambarus clarkii, một loại giáp xác nước ngọt, nguồn gốc ở nam Hoa Kỳ, có nhiều khả năng còn nguy hại hơn cả ốc bươu vàng.
Nhà xưởng của Công ty sen Hoàng Giang tại xã Tân Hội Trung (Cao Lãnh, Đồng Tháp) - Ảnh: N.TÀI
"Theo các tài liệu nghiên cứu, tôm hùm đỏ lớn rất nhanh ngay cả trong điều kiện ít nước. Mùa khô chúng có thể chịu đựng khô hạn đến 4 tháng và vòng đời có thể kéo dài đến 6 năm.
Tác hại của tôm hùm đỏ rất lớn, chúng đào hang rất giỏi nên sẽ phá hại hệ thống kênh mương, có thể làm tan hoang các hệ sinh thái bản địa do ăn tạp. Đặc biệt, chúng mang theo nhiều virút gây bệnh trên tôm, kể cả loài giun ký sinh trên động vật có vú và người" - ông Chí giải thích.
Sau khi xác định được chủng loài, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp làm việc với ông Hòa, yêu cầu ông tổ chức tiêu hủy dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng.
Đợt tiêu hủy tôm hùm đỏ đầu tiên là vào ngày 6-12-2016, bắt được 33 con tôm sống và 55 con tôm chết. Cùng với việc tiêu hủy tôm, đoàn giám sát còn yêu cầu ông Hòa phun hóa chất để tiêu diệt những con còn sót lại cũng như tôm con nếu có sinh sản.
Đợt tiêu hủy thứ hai là vào ngày 10-12-2016, tổng cộng có 14 con sống và 5 con chết, trong đó có 7 con bắt được bên ngoài ao nuôi của doanh nghiệp.
"Do tôm phát tán ra môi trường nên chi cục kiến nghị địa phương thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn không cho tôm ra ngoài môi trường" - ông Chí cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Hùm - phó chủ tịch UBND xã Tân Hội Trung - cho biết ngoài nuôi giống tôm hùm đỏ, giống sen do doanh nghiệp của ông Hòa trồng tại địa phương cũng không rõ nguồn gốc, không giống với sen bản địa.
UBND xã đã kiến nghị các ngành liên quan tìm hiểu nguồn gốc chủng loại sen này. "Cái khó là sen của ông Hòa trồng đều... chết hết. Họ đầu tư thuê đất và xây nhà xưởng với số tiền khoảng 10 tỉ đồng nhưng sau một năm vẫn chưa thu được đồng nào từ việc trồng sen" - ông Hùm nói.
Thuê lao động Trung Quốc
Theo ông Nguyễn Thanh Hải - trưởng Công an huyện Cao Lãnh, trước đó có một số lao động Trung Quốc làm việc tại cơ sở của ông Hòa nhưng sử dụng visa du lịch.
Hiện số lao động này đã thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định nên được cấp tạm trú tại địa phương.
"Sau bổ sung các loại giấy tờ và hoàn thành thủ tục cần thiết, đến thời điểm này số lao động Trung Quốc này vẫn làm việc, chưa thấy có gì bất thường" - ông Hải cho biết thêm.
(Theo Tuổi Trẻ)
Dân ồ ạt vào rừng đào rễ cây bán cho thương lái Trung Quốc Với kiểu mua "kỳ quặc", thương lái Trung Quốc đang khiến các con suối, cánh rừng ở huyện Kbang (Gia Lai) mất dần 1 loại cây được cho là có tác dụng giữ nước đầu nguồn. Vài năm trở lại đây, nhiều người dân đang sinh sống tại xã Đăk Rong (Kbang, Gia Lai) thường xuyên vào những cánh rừng, các dòng suối...