Giá ớt tăng gấp 2 – 3 lần
Chỉ trong vài ngày, giá ớt tại khu vực các tỉnh miền Trung đã tăng mạnh gấp 3 lần so với 1 tuần trước.
Giá ớt đang tăng lên nhưng sản lượng thu hoạch kém vì mùa mưa đến sớm. Ảnh QUANG THUẦN
Ghi nhận trong 2 ngày gần đây, giá ớt tại một số tỉnh như Bình Định, Gia Lai, Nghệ An… bất ngờ tăng lên gấp 3 lần so với thời điểm trước đó. Tại An Khê (Gia Lai), giá ớt được các vựa thu mua ở mức 32.000 – 35.000 đồng/kg; tại Nghệ An, giá ớt ở mức 20.000 – 22.000 đồng/kg. Theo một số thương lái, khu vực miền Trung có diện tích trồng ớt khá lớn, tuy nhiên thời tiết mưa bão gây ngập lụt mấy ngày gần đây khiến sản lượng thu hoạch bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó giá ớt xuống thấp trong một thời gian dài cũng khiến cho nhiều người chán nản không chăm sóc, làm giảm nguồn cung. Tuy nhiên, giá ớt tại khu vực phía nam như Đồng Tháp, Sóc Trăng vẫn ở mức 15.000 – 16.000 đồng/kg.
Giá tăng khiến nhiều người trồng ớt phấn khởi, tuy nhiên, ở một số vùng bị ngập lụt, mưa bão kéo dài thì nông dân lại rất âu lo. Anh Nguyễn Bá Quyền, hộ trồng ớt tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) chia sẻ: “Dịch bệnh kéo dài người nông dân đã rất khó khăn, giá phân bón thuốc trừ sâu tăng cao, giá ớt thì đầu năm quá thấp, mới tăng được có mấy hôm bà con nông dân chưa kịp mừng thì trời mưa kéo dài gây ngập úng. Kiểu này mấy ngày nữa phải nhổ bỏ hết, nông dân rất khổ”. Nhiều người trồng ớt và nhiều loại hoa màu khác ở khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng bị ảnh hưởng nặng do trời mưa kéo dài.
Bình Định: Thả đàn dê lên núi, chỉ ăn lá cây rừng, đêm tự về chuồng ngủ, lãi nhẹ nhàng 120 triệu/năm
Với mô hình nuôi dê thả trên núi, anh Đoàn Văn Hoài, ở thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Năm 2014, sau khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi dê, để ý đến đặc điểm dê có thể ăn hầu hết các loại lá cây rừng, anh Hoài đầu tư 70 triệu đồng vào tỉnh Bình Thuận mua 1 con dê đực và 32 con dê cái về nuôi.
Xã Mỹ Chánh Tây có núi với nhiều loại cây bụi thấp và một số hồ nước phù hợp với việc nuôi dê nên anh Hoài đưa dê lên núi chăn thả. Thời gian đầu mới đem về, do sống ở môi trường mới, chưa quen thung thổ và anh Hoài cũng chưa thạo việc chăm sóc nên có tới gần nửa đàn mắc bệnh rồi chết. Không nản chí, anh Hoài lại vay vốn để mua thêm dê về nuôi tiếp.
Thả đàn dê lên núi, chỉ cho ăn lá cây rừng, anh Hoài có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Năm 2016, đàn dê của anh phát triển tốt và bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên, do không có chuồng trại, sinh sản ở trong rừng nên một số dê con bị thú rừng ăn mất. Sau đó, khi đàn dê sinh trưởng và phát triển ổn định, anh Hoài làm dần chuồng trại theo hướng cuốn chiếu.
Trung bình mỗi năm dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con, dê con nuôi khoảng 8 tháng có thể đạt trọng lượng từ 25 - 30 kg/con, có thể xuất bán. Hiện nay, đàn dê của anh Hoài đã lên hơn 170 con, gồm 2 loại: Dê Bore và dê Bách Thảo.
Đặc điểm của dê Bore là phát triển tốt, tăng trọng nhanh nhưng chịu nắng kém, còn dê Bách Thảo thì chịu nắng tốt hơn, tất cả đang được nuôi thả theo kiểu bán hoang dã. Ban ngày thì chúng tự đi kiếm ăn trên núi, ban đêm chúng tự tìm về chuồng để ngủ.
Với cách nuôi dê này, thịt dê do anh Hoài cung cấp ít mỡ, vị thơm ngon, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm qua dù gặp nhiều khó khăn nhưng anh Hoài vẫn lãi được hơn 120 triệu đồng từ việc nuôi dê.
Xe container chở hàng chục tấn hoa quả bốc cháy dữ dội Chiếc xe container đang di chuyển trên đường thì phần đầu xe bất ngờ bốc cháy dữ dội, hàng chục tấn hoa quả trên xe được lực lượng cảnh sát di chuyển và bảo vệ an toàn. Thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa, vào khoảng 16h ngày 2/10,...