Giá ớt liên tục tăng cao
Tại Ninh Thuận những tuần qua, giá ớt các loại liên tục tăng cao từ 60.000 – 70.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm giá ớt chạm mức 80.000 đồng/kg. Theo nông dân và thương lái thì đây là mức giá cao nhất trong vài năm trở lại đây.
Ớt chín sau khi thu hoạch được đóng bao chờ đưa đi tiêu thụ.
Tranh thủ thời tiết hửng nắng sau cơn bão số 12, bà Lê Thị Út (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) thuê 4 nhân công thu hoạch ớt xiêm lai chín trên diện tích hơn 3.000 m2. Bà Út cho hay, bình quân một tuần hái 2 đợt ớt chín, mỗi đợt được khoảng 700 kg. Thương lái tới ruộng thu mua với giá bình quân 60.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, gia đình có lãi khá.
Bà Út phấn khởi cho biết, chưa năm nào giá ớt tăng cao như năm nay, tùy theo giống ớt, sau khi phân loại chất lượng, ớt xiêm lai loại 1 được thương lái mua tại ruộng có giá từ 60.000 – 70.000 đồng/kg; ớt loại 2, 3 có giá dao động từ 40.000 – 50.000 đồng/kg; riêng ớt kim có giá cao hơn từ 75.000 – 80.000 đồng/kg; hiện giá ớt đã tăng gấp đôi so với thời điểm đầu vụ.
Tương tự, ông Phan Văn Lưu ở xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải cũng đang khẩn trương thu hoạch 1.300 m2 ớt đang vào độ chín. Ông Lưu chia sẻ, vào thời điểm chín rộ, trung bình 2 ngày hái ớt một lần với số lượng khoảng 400 kg; thưa hơn từ 4 – 5 ngày/lần hái được khoảng 300 kg. Đợt vừa qua, gia đình bán 400 kg ớt tươi với giá bình quân 60.000 đồng/kg, thu về 24 triệu đồng. Dự kiến, vườn ớt sẽ còn tiếp tục cho thu hoạch đến cuối năm nay.
Chị Nguyễn Thị Lành, thương lái thu mua ớt cho biết, đây là vụ mà nông dân ở Ninh Thuận trúng đậm từ trồng ớt nhất. Sở dĩ ớt lên cơn sốt giá là do nhiều diện tích trồng ớt tại các tỉnh miền Trung vừa qua bị thiệt hại do lũ lụt nên thị trường trong nước rất hút hàng. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc hiện cũng đang tăng cao nhưng nguồn cung ớt có hạn nên các thương lái cũng không dễ gì mua được số lượng hàng nhiều để bán.
Nông dân xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) thu hoạch ớt chín.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh hiện có khoảng 300 ha ớt, trồng chủ yếu tại các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Ninh Sơn. Ớt là cây dễ trồng, công chăm sóc ít nên giảm được chi phí đầu tư.
Video đang HOT
Đặc biệt, cây ớt có khả năng chịu nắng nóng rất tốt, trong điều kiện thời tiết khô hạn, cây ớt là một trong những cây trồng được nông dân lựa chọn để gieo trồng vì ít sử dụng nước tưới. Sau khi trồng 2,5 tháng, cây ớt bắt đầu cho thu hoạch đợt đầu tiên và thu hoạch nhiều đợt đến khi kết thúc chu kì của cây ớt kéo dài từ 5 – 6 tháng.
Để cây ớt phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đang phối hợp các địa phương khuyến khích, hỗ trợ người nông dân liên kết sản xuất ớt theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã gắn kết với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến ớt để đảm bảo về đầu ra ổn định khi mở rộng diện tích, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Xây dựng thương hiệu OCOP Quảng Ninh đủ mạnh hướng tới xuất khẩu
Trong giai đoạn 2017-2020 của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Quảng Ninh, tỉnh tập trung chuyển từ "lượng" sang "chất" đối với tất cả các sản phẩm OCOP của mình.
Chế biến sản phẩm trà hoa vàng ở huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh. (Nguồn: Báo Quảng Ninh)
Không chạy theo thành tích về số lượng, tỉnh Quảng Ninh đang thắt chặt quản lý chất lượng, cương quyết loại bỏ các sản phẩm không đạt chuẩn ra khỏi Chương trình OCOP ( Mỗi xã một sản phẩm), khuyến khích các địa phương đầu tư xây dựng các sản phẩm chất lượng cao hướng tới xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2017-2020 của chương trình OCOP Quảng Ninh, tỉnh tập trung chuyển từ "lượng" sang "chất" đối với tất cả các sản phẩm OCOP của mình.
Quảng Ninh yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP phải chủ động hơn nữa nâng cao chất lượng, hoàn thiện bao bì, đa dạng hóa chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu.
Đặc biệt, tỉnh chủ trương kiên quyết đưa ra khỏi chương trình OCOP đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp không chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cấp bao bì, tem nhãn, thậm chí là quản lý sản xuất kém, sản phẩm tiêu thụ chậm, không còn có tính cạnh tranh trên thị trường.
Theo quy định của Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh, nhãn hiệu OCOP Quảng Ninh chỉ được sử dụng cho các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao trở lên và sẽ đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định khi sử dụng nhãn hiệu quá 2 lần nhưng không khắc phục, không còn đáp ứng điều kiện sử dụng nhãn hiệu, không thanh toán đầy đủ các chi phí cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu.
Tháng 1/2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thu hồi giấy chứng nhận đạt sao của 10 sản phẩm thuộc chương trình OCOP.
Cũng trong tháng Một này, Ban Xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh đã quyết định loại 65 sản phẩm (chưa cấp sao) ra khỏi chương trình OCOP đã được chấp thuận tham gia chương trình này từ năm 2014.
Đây là những giải pháp mạnh tay của tỉnh Quảng Ninh trong việc thắt chặt tiêu chuẩn về chất lượng cho sản phẩm OCOP, hướng đến những sản phẩm đạt chất lượng cao, tạo uy tín với người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường nông sản.
Các sản phẩm này bị loại khỏi chương trình OCOP Quảng Ninh là do không có khả năng hoàn thiện, phát triển hoặc đã ngừng sản xuất.
Trong số các sản phẩm bị loại bỏ này, thành phố Uông Bí có 16 sản phẩm nông nghiệp của 4 hợp tác xã, tổ chức nông nghiệp gồm: thanh long, vải Phương Nam, rư ợu Linh Chi Yên Tử, su hào, khoai tây, bí xanh, cà chua, dưa chuột...
Thành phố Hạ Long bị loại 21 sản phẩm (chủ yếu ở khu vực Hoành Bồ) gồm: lá tắm, lá ngâm chân, tai chua sấy khô, bún tỏi đen, mật ong kiều mạch, nước mắm cao đạm Đại Yên... Còn lại các địa phương như Hải Hà, Ba Chẽ, Móng Cái, Bình Liêu, Cô Tô, Đông Triều, mỗi địa phương có từ 1 đến 10 sản phẩm nông nghiệp bị loại ra khỏi danh sách chương trình OCOP Quảng Ninh.
Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã có gần 450 sản phẩm tham gia và được xếp hạng từ 3-5 sao trên cơ sở đánh giá loạt các tiêu chí về nguồn gốc, quy trình sản xuất, chất lượng, vệ sinh; trong đó, có trên 80% sản phẩm thuộc chương trình OCOP Quảng Ninh đã được dán tem điện tử và mã số mã vạch.
Gần 180 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia chương trình và ngày càng tiến bộ về dây chuyền sản xuất, hệ thống nhà xưởng; đổi mới mẫu mã bao bì, tem nhãn sản phẩm ngày càng đẹp và chuyên nghiệp hơn để phục vụ người tiêu dùng.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, dược phẩm, dịch vụ mang thương hiệu OCOP Quảng Ninh bắt đầu có tên trên thị trường trong nước.
Có những sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã và đang xây dựng cho mình thương hiệu chất lượng cao và bền vững, điển hình như gà Tiên Yên, từ tháng 8/2017, sản phẩm này được nuôi và dán điện tử và đeo nhẫn truy xuất nguồn gốc.
Chú gà được giải Vua gà năm 2020. (Nguồn: Báo Quảng Ninh)
Để xây dựng được thương hiệu đẳng cấp này, chính quyền địa phương đã xây dựng các chính sách hỗ trợ sản xuất các sản phẩm OCOP nói chung và sản phẩm Gà Tiên Yên nói riêng thông qua việc phổ biến, tuyên truyền kiến thức về quy trình nhân giống, chăm sóc, bảo quản hàng hóa nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cũng như hỗ trợ các cơ sở sản xuất đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tham gia các hội chợ triển lãm...
Mới đây, huyện Tiên Yên đã dự định tổ chức hội thi "vua gà" vào ngày 30/10.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Yên, ông Hà Hải Dương thông tin Qua hội thi "vua gà" nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm gà Tiên Yên đến du khách và nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về việc duy trì, phát triển, bảo tồn giống gà bản địa, nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP chủ lực này.
Hiện nay, trên địa bàn huyện nhiều mô hình trang trại, gia trại nuôi gà giống Tiên Yên có quy mô trên 500 con trở lên ngày một nhiều./.
Động lực tiếp sức doanh nghiệp vượt khó Chính phủ vừa ban hành Nghị định 114/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Theo đó, về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định nêu rõ, giảm 30%...