Giá nước sạch ở nông thôn cao gấp 10 lần thành phố
Dù mới đầu mùa hè nhưng các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) đang lâm vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Hàng trăm hộ dân phải mua nước sạch với giá cắt cổ từ 70.000 – 100.000 đồng/m3 về dùng.
Từ tháng 9 năm ngoái đến nay, khu vực miền núi tỉnh Phú Yên hầu như không có trận mưa nào. Tại xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) tình trạng thiếu nước rất nghiêm trọng. Hhàng trăm hộ dân không đủ nước ăn uống, tắm giặt.
Đầu mùa hè, người dân tăng cường máy bơm nhiều mã lực để bơm nước cứu mía
Chị Nguyễn Thị Tiến (thôn Hòa Bình, xã Sơn Định) cho biết: “Mỗi xe nước, tôi phải mua với giá 250.000 đồng. Nếu mua lẻ, phải trả từ 70.000 đến 100.000 đồng/m3. Giá nước đắt lại khan hiếm, nên chỉ dám dùng để nấu ăn và tắm cho con trẻ. Còn người lớn phải đi khoảng 2km đến hồ Hòa Thuận hoặc suối Hòa Bình trong xã để tắm rửa, giặt giũ rất cực”.
Để phục vụ “cơn khát” nước ngày càng cao của bà con trong xã, anh Trần Xuân Tiến ở xã Sơn Định chuyên chở mía, sắn thuê đã chuyển sang chở nước. Hàng ngày, anh Tiến chạy xe đi mua nước, trả tiền điện bơm đầy bồn khoảng 4m3 với giá 50.000 đồng, rồi chở đi bán lại cho bà con trong xã. Mỗi ngày từ 3 đến 5 chuyến (từ 12 đến 20m3).
Nhiều giếng bây giờ đã cạn kiệt không còn nước để uống
Video đang HOT
Ông Trần Minh Tiên, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Định cho biết: Sơn Định có 5 thôn, được Nhà nước đầu tư 3 công trình nước sinh hoạt. Tuy nhiên, công trình đầu tiên được đặt tại thôn Hòa Bình (trung tâm xã) đã hư hỏng không dùng được nhiều. Trong khi đó, công trình cấp nước tập trung thôn Hòa Nghĩa mới đưa vào sử dụng năm 2012, cung cấp nước cho khoảng 250 hộ thuộc dân ở các thôn Hòa Nghĩa, Hòa Thuận, Hòa Trinh cũng hết nước khoảng một tháng nay. Công trình còn lại ở Hòa Ngãi được đánh giá hiệu quả nhất, cấp nước cho khoảng 90 hộ dân, nhưng hiện cũng cũng chỉ hoạt động được 30% công suất do thiếu nước đầu nguồn”.
Theo ông Nguyễn Thanh Tân, Chủ tịch UBND xã Sơn Định, toàn xã hơn 500 hộ, hiện đang thiếu nước trầm trọng. Trong đó, riêng thôn Hòa Bình có khoảng 70/100 hộ phải mua nước.
Để đáp ứng nước sinh hoạt cho người dân, UBND huyện Sơn Hòa đã thực hiện nhiều giải pháp, nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Mới đây, huyện này tiếp tục phân bổ kinh phí 1,8 tỉ đồng và tổ chức khảo sát 3 vị trí để xây dựng công trình nước cho xã Sơn Định, hy vọng sẽ mang lại hiệu quả lâu dài.
Dù mới đầu mùa hè, có giếng đã không còn giọt nước nào, khiến hàng trăm hộ dân lao đao
Người dân phải mua nước với giá cao từ 70.000-100.000 đồng/m3 – gấp 10 lần so với thành phố
Hạn hán kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân mà còn khiến hàng trăm ha lúa Đông Xuân bị thiếu nước, trong đó có nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, đến thời điểm này, có 989ha lúa vụ đông xuân bị thiếu nước, hơn 257ha mất trắng, nhiều nhất là huyện Tuy An với 134ha. Trong đó, cây mía cũng thu hoach được gần 50% diện tích (12.000ha), năng suất 60,4tấn/ha, giảm khoảng 4 tạ/ha so với vụ trước; trong đó, trên 250ha bị cháy, nặng nhất là xã Ea Chà Rang, huyện miền núi Sơn Hòa với 150ha, nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng.
Nhạn Sơn – Doãn Công
Theo Dantri
Thủy điện xả lũ, dân vùng hạ du đề phòng lũ quét
Sáng 16/11, ông Đặng Văn Tuần, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ cho biết, nếu đạt đỉnh lũ, Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ sẽ nâng mức xả lũ lên 5.000 m3/giây, dẫn đến nước sông Ba sẽ tiếp tục dâng, vùng hạ du cần đề phòng lũ quét.
Sáng cùng này, nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ (Phú Yên) tiếp tục nâng mức xả lũ với tổng lưu lượng 3.700 m3/giây, tăng 1.700 m3/s so với 14 giờ chiều ngày 15/11, nguy cơ xảy ra lũ quét vùng hạ du trên địa bàn tỉnh này là rất cao.
Tràn xả lũ thủy điện Sông Ba Hạ
Nếu thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng lớn vùng hạ du không tránh khỏi lũ
Trong khi đó, theo Trung tâm khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ, dự báo trong 24 giờ tới, lưu lượng nước đổ về các hồ thủy điện sẽ đạt khoảng 7.000 m3/giây.
Hiện mực nước Sông Ba tại AyunPa (Gia Lai) đạt 156,14m, trên mức BĐ3: 0,14m. Dự kiến, trưa ngày 16/11, nước sông Ba tại AuynPa đạt mức 157,0m, trên BĐ3: 1,0m. Ở Phú Yên, nước sông Ba tại Củng Sơn, huyện Sơn Hòa đạt 33,5m, dưới BĐ3: 1,0m, tại Phú Lâm 3,2m, dưới mức BĐ3: 0,5m. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập lụt sâu, vùng trũng và đồng bằng.
Theo thống kê ban đầu của Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Phú Yên cho biết, thiệt hại tài sản và hạ tầng chủ yếu xảy ra ở các huyện Tuy An, Đồng Xuân và TX Sông Cầu.
Theo đó, tính đến sáng 16/11, trên địa bàn tỉnh này có 1 người mất tích là ông Đỗ Văn Lanh (33 tuổi, trú ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu), khi ông Lanh đang dùng thúng chai hành nghề mành tôm thì bị lật úp, đến nay vẫn chưa tìm thấy.
Mưa lũ cũng đã làm có 13 nhà cấp 4 bị sập và 42 nhà bị ngập nước; các tuyến đường giao thông nông thôn bị sạt lở, hư hỏng với tổng chiều dài gần 156km; 120ha lúa vụ mùa, hơn 50ha rau màu và một số hồ nuôi tôm thẻ chân trắng, ốc hương bị vỡ bờ của huyện Tuy An bị thiệt hại.
Sơn Côn
Theo Dantri
Người nông dân gặp khó vì... trạm cân xe Nông dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên đang bước vào cao điểm cuối vụ thu hoạch mía đường. Các nhà máy đường trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ đang đẩy nhanh tiến độ ép đường; nhưng quy định về cân tải trọng đang khiến người nông dân gặp khó. Đang vụ sản xuất mà xe chở mía về nhà máy...