Giá nông sản tuần này chịu áp lực giảm từ dịch virus Corona
Trong tuần này (27 – 31/1), giá các loại nông sản đang chịu áp lực giảm do thị trường lo ngại nhu cầu thu mua nông sản của Trung Quốc sẽ giảm xuống khi dịch virus Corona bùng phát tại nước này.
Tính từ đầu tuần giao dịch (27/1) đến nay, giá đậu tương theo hợp đồng được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) đã giảm hơn 2% và hướng đến tuần giảm giá thứ ba liên tiếp. Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua (30/1), giá đậu tương trên sàn CBOT đã giảm 1,9% xuống còn 8,75-1/2 USD/giạ (25,4 kg), chạm mức thấp nhất kể từ ngày 4/12/2019. Giá đậu tương trên sàn CBOT hiện đạt 8,82 USD/giạ (25,4 kg).
Trong khi đó, giá ngô theo hợp đồng được giao dịch nhiều nhất trên sàn CBOT cũng đã giảm 1% kể từ đầu tuần giao dịch đến nay và hướng đến tuần giảm giá thứ hai liên tiếp. Giá lúa mì trên sàn CBOT cũng đã giảm 1,5% trong tuần này và đánh dấu tuần giảm giá đầu tiên trong 1 tháng trở lại đây.
Video đang HOT
Giá các loại nông sản chịu áp lực giảm trong bối cảnh thị trường lo ngại sự bùng phát của dịch virus Corona hay còn gọi dịch viêm phổi cấp Vũ Hán tại Trung Quốc sẽ làm giảm sức mua của nước này đối với các loại nông sản từ Hoa Kỳ.
Trước đó, thị trường kỳ vọng Trung Quốc sẽ gia tăng thu mua thêm lượng nông sản trị giá 32 tỷ USD từ Hoa Kỳ trong vòng hai năm theo thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước được ký kết vào ngày 15/1/2019.
Tuy nhiên, số liệu mới nhất cho thấy Trung Quốc chưa có động thái đặt mua các lô hàng nông sản mới từ Hoa Kỳ. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu đậu tương của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 23/1/2020 chỉ đạt 471.700 tấn – tiệm cận mức thấp nhất được các chuyên gia dự báo. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới, đặc biệt đối với mặt hàng đậu tương.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo tapchicongthuong.vn
Giá thép giảm 5,3% trong tuần này (2-6/12)
Giá thép xây dựng tại thị trường Trung Quốc đã giảm xuống trong bối cảnh dự trữ thép và hoạt động sản xuất thép đang tăng lên.
Chốt phiên giao dịch ngày 6/12, giá thép xây dựng giao tháng 1/2020 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) đã giảm 1,2% xuống 3.387 NDT (481,18 USD)/tấn. Tính chung cả tuần này (2-6/12), giá thép xây dựng trên sàn SHFE đã giảm 5,3% - mức giảm giá theo tuần mạnh nhất kể từ ngày 9/8/2019.
Giá thép xây dựng tại thị trường Trung Quốc chịu áp lực giảm do nguồn cung và dự trữ đều đã tăng lên. Dữ liệu của hãng tư vấn thị trường thép Mysteel cho thấy dự trữ thép xây dựng trong tuần kết thúc vào ngày 5/12/2019 tại Trung Quốc đã tăng thêm 2,89 triệu tấn so với tuần trước đó. Đây là tuần đầu tiên trong 9 tuần trở lại đây, thị trường ghi nhận dự trữ thép xây dựng tăng lên. Bên cạnh đó, công suất hoạt động hàng tuần của các nhà máy thép tại Trung Quốc tính đến ngày 6/12/2019 đã tăng tuần thứ hai liên tiếp lên 66,85%; phản ánh hoạt động sản xuất thép đang được đẩy mạnh.
Trên sàn SHFE, giá thép cuộn cán nóng theo hợp đồng được giao dịch nhiều nhất đã giảm 0,2% xuống 3.621 NDT/tấn; giá thép không gỉ giao tháng 2/2020 tăng 0,8% lên 13.950 NDT/tấn.
Trên Sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên (DCE), giá quặng sắt giao tháng 1/2020 đã giảm 0,5% xuống 619 NDT/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt loại hàm lượng 62% sắt giao ngay sang Trung Quốc được giữ không đổi tại mức 90 USD/tấn.
Giá than luyện cốc theo hợp đồng được giao dịch nhiều nhất trên sàn DCE tăng 0,1% lên 1.235 NDT/tấn. Trong khi đó, giá than cốc trên sàn DCE lại giảm 0,2% xuống 1.875 NDT/tấn.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo tapchicongthuong.vn
Giá dầu thô tiếp tục tăng với kỳ vọng OPEC sẽ đẩy mạnh giảm sản lượng Giá dầu thô tiếp tục tăng lên trước thềm cuộc họp của khối OPEC do thị trường kỳ vọng khối OPEC sẽ đẩy mạnh cắt giảm sản lượng khai thác để hỗ trợ giá dầu thô. Chốt phiên giao dịch ngày 5/12, giá dầu thô Brent giao tháng 2/2020 trên Sàn giao dịch tương lai Châu Âu ICE đã tăng 66 cents/thùng tương...