Giá như có thể trả lương cho nghề làm vợ
Nói ra như thế này, có lẽ chị em sẽ cười vào mặt tôi, bảo tôi ỷ lại chồng, bảo tôi được chồng nuôi mà không biết điều.
Tại Nhật Bản, chính phủ trích tiền lương của chồng hàng tháng để đóng thuế cho người vợ khi người vợ làm việc nhà. Bởi ở nơi ấy, người ta coi chuyện nội trợ, ở nhà chăm chồng chăm con chính là một nghề và đó là cái nghề chân chính, cao quý, cần được trân trọng và nhất là, cần được… trả lương. Thậm chí, khi về già, người vợ vẫn được hưởng lương hưu.
Ở nhà ăn bám, bị cả nhà chồng khinh
Đọc thấy những quy định của người Nhật Bản, bao gồm cả sự công bằng, bình đẳng trong chuyện lao động của các thành viên trong gia dình, tôi thấy thèm khát. Phận như tôi, giá mà có thể có được một sự ưu ái của chồng thì tốt biết mấy.
Tôi đi học, cũng đã từng có công việc nhưng sau đó công ty phá sản thì cũng là lúc tôi mang bầu. Thời gian đó, tôi đi xin việc khắp nơi nhưng chẳng ai nhận vì có ai dám can đảm để nhận một người đang bầu bí vào làm việc hay không. Rồi tôi sinh con, tiền thì không có, suốt ngày phải ngửa tay xin tiền chồng. Có xin chồng cũng chỉ cho tí tí, không đủ lo lắng cho con cái. Tôi lại phải đi xin nhà mẹ đẻ. Mẹ tôi vì thương con gái mà dốc hết lòng lo cho hai mẹ con.
Nhưng sau thời gian ở cữ, tôi cũng đi xin việc. Nhìn hình dáng lò cò, lại cả cái thân hình vừa mới ở cữ xong của tôi, lại có cả hoàn cảnh con nhỏ, cũng không ai muốn nhận. Công việc của tôi làm rất bận, nếu có con nhỏ và thường xuyên phải lo chăm con, thật là chuyện khó khăn. Vì thế, tôi bị loại ngay từ khi phỏng vấn. Rất nhiều công ty từ chối tôi cũng chỉ vì một lý do chung.
Và từ đó, tôi trở thành gánh nặng của chồng. Ở nhà ngửa tay xin tiền chồng hàng tháng và nuôi con. Khi thì anh cho được nhiều, khi thì được ít, có khi chẳng cho đồng nào, lại bảo tự lo, vay mượn ở đâu thì vay. Cuộc sống quá khổ. Tôi cũng buồn lắm vì không muốn phụ thuộc như vậy. Anh đi tối ngày, chẳng có tình cảm vợ chồng nữa. Có lẽ, cũng vì tôi là gánh nặng của anh nên anh tỏ ra khó chịu, không còn thiết tha vợ con nữa. Tôi buồn lắm, nếu như không có đứa con này, có lẽ anh đã chẳng màng tới tôi từ lâu rồi.
Ước gì có thể trả lương cho nghề nội trợ
Nói ra như thế này, có lẽ chị em sẽ cười vào mặt tôi, bảo tôi ỷ lại chồng, bảo tôi được chồng nuôi mà không biết điều. Cũng có khi, có người còn bảo tôi không kiên trì, cố gắng đi kiếm việc. Nhưng thiết nghĩ, tôi ở nhà, một mình nuôi con, chăm chồng, làm đủ các việc nội trợ từ A đến Z, vậy tại sao gia đình chồng lại khinh và coi thường tôi? Tại sao chồng tôi lại không thoải mái khi hàng tháng phải trích cho tôi một khoản để chi tiêu?
Nghĩ tới những người phụ nữ ở bên Nhật, tôi thấy họ thật hạnh phúc. Đàn ông, chồng của họ rất thoải mái khi được đóng góp phần lương cho vợ, vì vợ họ xứng đáng được nhận những đồng tiền ấy sau khi đã làm đủ thứ việc cho họ yên tâm đi làm. Giá như, các ông chồng, đấng mày râu ở Việt Nam cũng hiểu như thế, cũng sẽ coi cái khoản cho vợ và con hàng tháng là đương nhiên thì tốt biết bao.
Video đang HOT
Lạ thật, họ có thể bỏ tiền ra nuôi một người giúp việc trong nhà, trả lương cho họ cao hơn với số tiền cho vợ con họ hàng tháng, nhưng lại không muốn vợ chỉ ở nhà nấu nướng, nội trợ, cơm nước cho chồng. Phải chăng, cơm của ô-sin nấu ngon hơn cơm của vợ? Giá như vợ họ có công việc để làm, có cách kiếm tiền thì không nói làm gì, đằng này họ đang khó khăn, đang thất nghiệp lại phải nuôi con, hà cớ gì các ông chồng ích kỉ và cá nhân, tính toán, thậm chí làm ra chỉ giữ khư khư, không cho vợ một xu. Thật không đáng mặt đàn ông Việt.
Nghĩ thế mà chán vô cùng, thật sự ước gì, có thể trả lương cho nghề làm vợ, thì chúng tôi đã chẳng phải khổ sở như thế này khi cứ không công phục vụ các ông chồng!
Theo VNE
Không ngại trả lương 15-20 triệu cho thủ khoa làm được việc
Đây là nhận định của chị Nguyễn Thị Thu Hà - Tổng giám đốc công ty SKIDS về việc tuyển dụng nhận sự đăc biệt là các ứng viên đạt danh hiệu thủ khoa đầu ra của các học viên, đại học.
Hiện nay, rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp dù cầm trên tay tấm bằng đẹp, thậm chí là thủ khoa của nhiều đại học lớn, nhưng vẫn chật vật khi xin việc. Vậy đâu là những yếu tố mà các nhà tuyển dụng cần ở những bạn sinh viên?
Là một trong những doanh nghiệp dành nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên mới ra trường, chị Nguyễn Thị Thu Hà - Tổng giám đốc công ty SKIDS - đã có những chia sẻ về tiêu chí mà các nhà tuyển dụng hướng tới.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà - Tổng giám đốc công ty SKIDS.
Ưu tiên ứng viên bằng đẹp
Theo chị Hà, khi tuyển dụng nhân sự, công ty vấn đánh giá cao, ưu tiên những ứng viên tốt nghiệp loại khá, giỏi trở lên. Bởi năng lực tư duy trong quá trình học tập sẽ thể hiện phần nào khả năng làm việc.
Những ứng viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, thủ khoa đều là các sinh viên có tư duy, ý thức học tập tốt. Vì vậy, các bạn chắc chắn sẽ nhanh nắm bắt được yêu cầu công việc, có tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, những ứng viên bằng đẹp sẽ chỉ được ưu tiên ở vòng xét hồ sơ. Với vòng tuyển dụng tiếp theo, tất cả các bạn đều được đánh giá công bằng. Như vậy, việc bạn được nhận vào làm việc ở công ty hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách thể hiện, khả năng, thái độ làm việc, mà không phải vì bạn tốt nghiệp bằng giỏi, hay là thủ khoa.
Quá trình phỏng vấn, công ty sẽ đánh giá tiềm năng của các ứng viên. Đó là khả năng nhìn nhận, nắm bắt và giải quyết vấn đề. Còn quá trình thử việc, công ty sẽ xem xét chủ yếu thái độ, ý thức làm việc của các ứng viên.
"Thủ khoa" không song hành cùng "Lương cao"
Đối với các ứng viên là thủ khoa, chị Hà nhận định: "Với tấm bằng xuất sắc như vậy, chắc chắn các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội tìm được cho mình những công việc tốt. Tuy nhiên cũng phải nói rằng vẫn có một số sinh viên có thành tích học tập xuất sắc nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ lý thuyết, xa rời với đời sống, công việc thực tế.
Đó là chưa kể tới một số bạn thủ khoa trong quá trình tìm việc còn đặt ra những yêu cầu cao về điều kiện làm việc, khi chưa chứng minh được năng lực thực tế của mình. Điều này sẽ cản trở các bạn trên con đường lập nghiệp".
Chị Hà cũng cho biết thêm: "Với sinh viên vừa tốt nghiệp, điều các bạn thiếu đó là kinh nghiệm, vì vậy chúng tôi quan tâm chủ yếu đến thái độ, kỹ năng, kiến thức của các bạn. Trong đó, yếu tố thái độ, ý thức làm việc luôn được coi trọng hàng đầu".
Vì vậy, đối với công ty, hai từ "Thủ khoa" và "Lương cao" không song hành cùng nhau mà phải là "Hiệu quả" và "Lương cao".
"Chúng tôi không ngại trả lương 15-20 triệu cho những nhân viên làm được việc nhưng rất hiếm sinh viên mới tốt nghiệp, thậm chí là thủ khoa nếu có thể đáp ứng được mức độ yêu cầu tương ứng. Bởi mỗi giờ một nhân viên làm việc không hiệu quả cũng là một sự lãng phí rất lớn đối với công ty chứ chưa kể một tháng, một năm không hiệu quả", chị Hà chia sẻ.
Thực tế tình hình tuyển dụng nhân sự tại công ty cũng cho thấy nhiều ứng viên tốt nghiệp bằng xuất sắc khi nộp hồ sơ vẫn không được tuyển dụng. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên chỉ tốt nghiệp loại khá nhưng có kinh nghiệm sống, sự khéo léo trong giao tiếp, khiêm tốn, sẵn sàng học hỏi lại đang là những nhân viên xuất sắc nhất của công ty.
Về tư duy "nhảy việc", vị Tổng giám đốc nhận định vấn đề này không chỉ xuất hiện ở các nhân viên là thủ khoa mà là hiện tượng chung của giới trẻ, người lao động hiện nay.
Chị Hà cho rằng: "Mặt tích cực của nó là người lao động có được nhiều sự trải nghiệm khác nhau ở các môi trường làm việc khác nhau, họ cũng tìm được những cơ hội mới cho sự phát triển của bản thân hay để khám phá bản thân. Tuy nhiên nó cũng có những mặt không tích cực đó là sự bất ổn và khó khăn cho người sử dụng lao động".
Do đó, trong quá trình xét duyệt hồ sơ, đối với những ứng viên có lịch sử "nhảy việc" tần suất từ 6 tháng đến hơn một năm, công ty sẽ không đánh giá cao. Bởi điều đó thể hiện ứng viên này là người "đứng núi này trông núi nọ", hoặc định hướng tư duy, đặt mục tiêu cuộc sống không rõ ràng, thiếu năng lực, tâm lý bất ổn.
Vì vậy, các bạn sinh viên từ khi còn đi học cần định hướng mục tiêu về nghề nghiệp tương lai một cách chín chắn hơn để có những bước đi đúng đắn khi xin việc.
Khi được hỏi, nguyên nhân nào dẫn tới việc các sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng đẹp, thậm chí đạt được danh hiệu thủ khoa nhưng vẫn thất nghiệp, chị Hà cho rằng: "Theo tôi, những bạn này có thể tư duy tốt hơn các sinh viên khác nhưng thiếu kiến thức xã hội, kỹ năng và kinh nghiệm sống".
Là một nhà tuyển dụng, chị Hà khuyên các bạn sinh viên nên tham gia nhiều hoạt động xã hội, tích cực làm thêm để tự lập, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Đó chính là điều các nhà tuyển dụng đánh giá cao ở các ứng viên bên cạnh tiêu chí về bằng cấp. Ngoài ra, các bạn cũng không nên quá mơ mộng mà cần phải có một thái độ đúng đắn trước khi chính thức bước ra ngoài cuộc sống.
Chắc chắn rằng, nếu bạn đã chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc về kiến thức, thái độ, song song với tấm bằng đẹp, sẵn sàng có thể đảm nhận tốt công việc khi vừa tốt nghiệp, chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ không ngần ngại trả cho bạn mức lương xứng đáng.
Theo Thanhnien
Thu thuế của gái mại dâm để làm gì? "Chúng ta dùng tiền thuế từ mại dâm để làm gì? Để cứu trợ người nghèo hay để xây trường học, xây bệnh viện, các công trình phúc lợi khác? Hay để trả lương cho những người hô hào công khai mại dâm? Ai sẽ nhận những đồng tiền đó? GS-TS Lê Thị Quý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giới và phát...