Giá nhiên liệu tăng cao, nhiều nước Caribe nối lại nhập khẩu dầu từ Venezuela
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến chi phí nhiên liệu tăng cao trên toàn thế giới và việc nối lại chương trình nhập khẩu dầu thô từ Venezuela ( PetroCaribe) sẽ mang lại lợi ích cho nhiều nước.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) tại Puerto La Cruz, bang Anzoategui, Venezuela. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 6/7, Thủ tướng của Saint Vincent & Grenadines, ông Ralph Gonsalves, cho biết một số quốc gia Caribe đã nhất trí nối lại chương trình nhập khẩu dầu thô từ Venezuela (PetroCaribe), đồng thời yêu cầu Mỹ xóa bỏ các lệnh trừng phạt chống lại quốc gia Nam Mỹ này.
Thủ tướng Gonsalves nhấn mạnh rằng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến chi phí nhiên liệu tăng cao trên toàn thế giới và việc nối lại chương trình PetroCaribe sẽ mang lại lợi ích cho các nước thành viên của Tổ chức các quốc gia Đông Caribe (OECS), cũng như các thành viên của Cộng đồng Caribe (Caricom). Ông cũng khẳng định Saint Vincent & Grenadines sẽ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Venezuela, đặc biệt là những biện pháp gây khó khăn cho việc nối lại các hoạt động vận tải và quy trình thanh toán của PetroCaribe.
Tháng trước, lãnh đạo các đảo quốc Bahamas và Antigua & Barbuda cũng thúc giục Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận cản trở Venezuela xuất khẩu dầu để giảm bớt tác động ở Caribe do sự gia tăng toàn cầu giá năng lượng.
Tháng 4 vừa qua, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã đồng ý tái khởi động các thỏa thuận trong chương trình PetroCaribe với mức chiết khấu 35% trên giá bán nhiên liệu, xóa bỏ khoản nợ 70 triệu USD mà Saint Vincent & Grenadines nợ liên minh dầu khí Petro Caribe, nhờ đó mà nợ quốc gia của đảo quốc này có thể giảm 9%. Chính phủ Venezuela cũng hứa sẽ giảm một nửa số nợ cho các nước thành viên khác của OECS.
Video đang HOT
Liên minh PetroCaribe được thành lập năm 2005 theo sáng kiến của cố Tổng thống Venezuela Hugo Chávez nhằm thúc đẩy phối hợp khai thác, chế xuất, vận chuyển và cung cấp dầu khí giữa các nước trong khu vực để từ đó giải quyết các vấn đề dân sinh- xã hội khác. Theo Hiệp định Dầu mỏ tại vùng Caribe được ký kết năm 2005, 15 thành viên tham gia hiệp định này có thể hạn chế tác động của giá dầu cao thông qua việc trả chậm tới 40% tổng số tiền mua dầu của Venezuela trong 25 năm với mức lãi suất rất thấp là 1%.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt kinh tế chống lại Chính phủ Venezuela. Tháng 5 vừa qua, chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã thông báo sẽ dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt.
Liệu Venezuela có thể giúp xoa dịu giá năng lượng toàn cầu?
Venezuela là quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ dồi dào nhưng đang chịu nhiều lệnh trừng phạt gây cản trở việc khai thác.
Vậy trong tình hình nhiều biến động hiện nay khiến giá "vàng đen" trên thế giới tăng cao, Venezuela có thể ra tay "cứu nguy"?
Một nhà máy lọc dầu tại Puerto La Cruz, Venezuela. Ảnh: AFP
Theo kênh DW (Đức), nhằm giảm tác động từ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga, Mỹ đang hướng đến thúc đẩy tăng sản lượng khai thác "vàng đen" tại Iran, Saudi Arabia và cả Venezuela. Ông David Mares tại Đại học California San Diego (Mỹ) đánh giá việc khuyến khích các quốc gia tăng cường khai thác có thể là phương án duy nhất của Mỹ nhằm giảm giá dầu toàn cầu và trong thị trường nội địa nước này.
Ngày 8/3, Tổng thống Biden đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga. Tính riêng năm 2021, Mỹ nhập khẩu gần 700.000 thùng dầu/ngày từ Nga. Điều này khiến Mỹ cần tìm nguồn cung khẩn cấp để thay thế cho lượng dầu xuất phát từ Nga. Giá xăng tại Mỹ đã tăng vọt và vào ngày 13/3, nước này ghi nhận mức giá xăng cao phá kỷ lục từ năm 2008 khi đạt 4,43 USD/gallon.
Ông David Mares đồng thời nhận định với kênh DW rằng giá năng lượng tại Mỹ đang tăng "bởi thị trường toàn cầu đang khát dầu. Không chỉ vì thị trường Mỹ thiếu dầu".
Gần đây, một đoàn đại biểu Mỹ đã đến thủ đô Caracas của Venezuela và diễn biến này chủ trương được giữ bí mật. Tuy nhiên, thông tin về cuộc gặp giữa đoàn của chính phủ Mỹ với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã rò rỉ trên truyền thông. Và đến ngày 7/3, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro xác nhận đã tiếp đoàn đại biểu của chính phủ Mỹ vào tối 5/3. Ông Maduro cho biết cuộc gặp diễn ra tại thủ đô Caracas, kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Nhà Trắng cùng ngày 7/3 thông báo mục đích của đoàn đại biểu đến Venezuela là thảo luận về một số vấn đề, bao gồm "an ninh năng lượng".
Chuyên gia Jorge Pinon tại Đại học Texas (Mỹ) cho rằng viễn cảnh các công ty dầu mỏ của Mỹ quay trở lại Venezuela kèm theo hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật sẽ là động lực mạnh mẽ để Tổng thống Maduro đồng ý về một thỏa thuận.
Những doanh nghiệp như Chevron, Schlumberger... đều có quan tâm trong việc quay trở lại Venezuela. Cựu Tổng giám đốc chi nhánh Chevron tại Mexico-bà Benigna Leiss đánh giá: "Sự thật là Venezuela sở hữu trữ lượng dầu mỏ và các công ty trong nhiều năm qua quan tâm đến việc quay trở lại nước này".
Ông David Mares nhận định những người ủng hộ Tổng thống Maduro sẽ coi đây là cơ hội để "xây dựng mối quan hệ mới".
Nhiều khả năng thỏa thuận sẽ kèm theo điều kiện nới lỏng một số lệnh trừng phạt áp đặt lên Venezuela. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có xác nhận chính thức từ chính phủ Mỹ và Venezuela. Lãnh đạo cấp cao về các vấn đề Tây bán cầu tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ-ông Juan Gonzalez cho biết chính quyền Tổng thống Biden đang tập trung vào đàm phán.
Bảng giá xăng tại một trạm bơm ở San Francisco ngày 8/3. Ảnh: AP
Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ khá lớn, trước khi chịu các lệnh trừng phạt hà khắc dẫn đến giảm sản lượng, nước này khai thác tới gần 3 triệu thùng dầu mỗi ngày. Chuyên gia Jorge Pinon tại Đại học Texas (Mỹ) cho biết những năm qua, thiết bị và máy móc để sản xuất lượng lớn dầu tại Venezuela đã dần rỉ sét.
Tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho biết các nhà máy lọc dầu của Venezuela mặc dù đã "năng động" hơn trong 2 năm trở lại đây nhưng vẫn chưa thể đạt năng suất của thập niên 90 của thế kỷ trước. Một ví dụ là nhà máy lọc dầu Amuay xử lý khoảng 168.000 thùng dầu thô mỗi ngày trong năm 2021 nhưng vào năm 1998 cơ sở này có thể xử lý đến 570.000 thùng dầu.
Theo dữ liệu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Venezuela hiện sản xuất 688.000 thùng dầu mỗi ngày. Hầu hết trong số này được xuất sang Trung Quốc, một phần nhỏ đến Nga và Iran. Khoảng 60.000 thùng dầu đến Cuba và một số nơi khác như Ấn Độ. Con số này được tờ Wall Street Journal đánh giá vẫn khá khiêm tốn và chỉ tương đương chưa đầy 1% so với 100 triệu thùng dầu các nước trên toàn thế giới khai thác mỗi ngày.
Ông Eric Farnsworth-phó chủ tịch Hội đồng Xã hội Mỹ-diễn đàn tập trung vào phát triển xã hội và kinh tế- nhận định với tạp chí Fortune rằng khó có khả năng một quốc gia đơn lẻ có thể bù đắp được lỗ hổng lớn trong nguồn cung dầu toàn cầu mà Nga để lại. Do vậy, ông Farnsworth cũng bày tỏ nghi ngờ về khả năng của Venezuela.
Bà Benigna Leis strong khi đó đề cập Brazil có thể là một lựa chọn thay thế cho Venezuela. Theo bà, Brazil sở hữu thiết bị và năng lực để tăng sản lượng khai thác dầu mỏ.
Trong tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước này và các đồng minh sẽ tung 60 triệu thùng dầu từ kho dữ trữ. Tuy nhiên, 60 triệu thùng dầu cũng chỉ tương đương lượng thị trường Mỹ tiêu thụ trong 3 ngày do vậy động thái này được coi là không mang lại nhiều tác động.
Giá nhiên liệu ở Ấn Độ tiếp tục tăng cao Giá xăng và dầu diesel tại Ấn Độ ngày 17/10 tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong bốn ngày qua. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Đợt tăng giá nhiên liệu mới đẩy giá xăng tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ lên 105,84 rupee (1,41 USD)/lít và giá dầu diesel lên 94,57 rupee (1,26 USD)/lít. Trong khi đó, tại trung tâm tài...