Gia nhập CPTPP: Ngành chăn nuôi đã khó càng thêm khó?
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm 2019, khu vực nông nghiệp của Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro và tổn thương rất lớn, nhất là các sản phẩm chăn nuôi khi CPTPP được thực hiện.
Năm 2019:Mọi thứ sẽ không dễ dàng!
Trong bối cảnh tăng trưởng của ngành nông nghiệp thế giới đang có xu hướng giảm, những kết quả đạt được của nông nghiệp Việt Nam năm 2018 có thể coi là ngoạn mục, với mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản 40,2 tỷ USD, thậm chí có những mặt hàng gần chạm mốc 10 tỷ USD.
Nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, mọi thứ sẽ không dễ dàng trong năm 2019. “Năm 2019 chúng tôi xác định là năm rất khó khăn, nhất là với khu vực chăn nuôi” – người đứng đầu ngành nông nghiệp nhận định.
“2019 là năm đầu tiên CPTPP được đưa vào thực thi, nông nghiệp sẽ là khu vực rủi ro tổn thương rất lớn”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định. Ngành chăn nuôi của một loạt các nước CPTPP như Chile, Canada, Australia, New Zealand được đánh giá là tiên tiến, hàng đầu thế giới.
“Nếu không nâng cao bảo vệ thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như thế này sẽ rất gay go chứ không đơn giản như năm 2018″ – Bộ trưởng Cường nói.
Ngành chăn nuôi được dự báo gặp nhiều khó khăn khi CPTPP có hiệu lực.ảnh tư liệu
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Cường chỉ ra, thương mại toàn cầu có rất nhiều bất ổn, nhất là quan hệ thương mại Mỹ, Trung Quốc là nguy cơ đối với nông nghiệp Việt Nam. BREXIT chưa ngã ngũ trong khi EU là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam. Cá tra xuất khẩu sang Mỹ cũng còn nhiều vấn đề.
Đặc biệt, Trung Quốc – thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam – thay đổi phương cách thương mại biên giới, Tổng cục Hải quan nước này sẽ phụ trách thay cơ quan chuyên trách trước đây.
Theo đó, tư lệnh ngành nông nghiệp đề nghị Bộ Công Thương liên kết chặt chẽ hơn trong năm 2019 cả về mở cửa, phát triển và bảo vệ thị trường. “Chúng ta phải có mục tiêu cụ thể, từng loại thị trường như Trung Quốc phải làm gì, EU phải làm gì, tham tán thương mại và phía trong nước làm gì, xúc tiến ra sao…”- ông Cường gợi ý.
Cơ hội thâm nhập thị trường “khó tính”
Tuy nhiên, tư lệnh ngành NNPTNT cho rằng, ViệtNam cũng rất nhiều cơ hội khi vào CPTPP. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), về cơ bản, mặt hàng thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp, cá viên) Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm.
Đặc biệt với một số thị trường khó tính như Nhật Bản, trước đây Việt Nam không đạt được thỏa thuận xóa bỏ thuế quan mặt hàng thủy sản trong khuôn khổ song phương và khu vực thì nay đã được xóa bỏ khi hiệp định có hiệu lực. Đây chính là cơ hội để thủy sản thâm nhập các thị trường mới cũng như mở rộng ở các thị trường truyền thống.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, xuất khẩu năm 2019 đối mặt với khó khăn, thách thức khi kinh tế thế giới nhiều bất ổn, tăng trưởng dự báo không cao. Bên cạnh đó, nguồn cung toàn cầu tiếp tục tăng, nhiều nước tham gia cung ứng nông sản, trong khi nhiều nước đẩy mạnh các chương trình, kế hoạch thúc đẩy sản xuất, hướng tới giảm dần phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dẫn tới cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong xuất khẩu hàng hoá nông sản, thuỷ sản.
Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng, nhất là sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp tăng thuế nhập khẩu với hàng nhập khẩu từ các nước; xung đột thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo Danviet
"Dọn đường" xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào năm 2019
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam. Năm 2019, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể xuất khẩu (XK) sữa sang quốc gia này.
Dọn đường để xuất khẩu sữa sang Trung Quốc
Mới đây, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường với ông Đoàn Minh Khôi - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, nhiều thông tin về dư địa xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang quốc gia này đã được đề cập.
Ông Đoàn Minh Khôi nhấn mạnh: Hoạt động xuất nông sản sang Trung Quốc chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD. Đặc biệt, đến nay phía Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam.
Trong năm 2019, mặt hàng sữa của Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường Trung Quốc. Ảnh minh hoạ
Phía Trung Quốc đã soạn thảo xong Nghị định thư để DN Việt Nam có thể xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, sau khi Bộ NNPTNT cho ý kiến sẽ đưa sang Bộ Công Thương, tiến tới ký kết nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 4.2019.
Như vậy, trong năm 2019, mặt hàng sữa của Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường Trung Quốc, tạo cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp sữa của Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đang dự kiến, sau khi Nghị định thư được ký kết, sẽ chủ trì Ngày hội sữa Việt Nam tại Trung Quốc vào khoảng tháng 5 - 6/2019 để quảng bá sản phẩm.
Dư địa XK sữa sang Trung Quốc là rất lớn, bởi hiện nay ở quốc gia này, sau khi xảy ra vụ sữa bột nhiễm melanine chính người dân Trung Quốc nghi ngại khi sử dụng sữa trong nước, chất lượng bò sữa cũng có vấn đề do đồng cỏ bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, thách thức lớn là hiện nay sữa của Úc và New Zealand đang chiếm thị phần lớn trên thị trường sữa Trung Quốc, do đó sữa của Việt Nam vào Trung Quốc có triển vọng nhưng sẽ gặp phải cạnh tranh của hai "ông lớn" này.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhất trí quan điểm đưa ba công ty sữa hàng đầu Việt Nam là Vinamilk, TH True Milk và Mộc Châu Milk có chất lượng sản phẩm cao thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Đẩy mạnh chất lượng hàng hóa để XK bền vững
Tại buổi làm việc, Đại sứ Đoàn Minh Khôi nhấn mạnh về việc sáp nhập cơ quan kiểm dịch động, thực vật của Trung Quốc về Tổng cục Hải quan, giám sát chặt chẽ hơn hàng hóa NK vào nội địa.
Đặc biệt, gần đây Trung Quốc thắt chặt thương mại biên giới nên chúng ta cần đẩy mạnh XK chính ngạch. Vì vậy, một mặt duy trì XK tiểu ngạch sang Trung Quốc để góp phần giải quyết những mặt hàng chưa đủ điều kiện XK chính ngạch, cần đẩy mạnh, mở rộng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Về cơ chế XNK, giữa biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại các cửa khẩu chính thức tiến tới thực hiện chính sách "1 cửa 1 điểm dừng", Trung Quốc đã triển khai với Lào, nếu thực hiện được chính sách này hàng hóa của Việt Nam sẽ lưu thông được nhanh hơn. Điều này cần có sự vào cuộc quyết liệt của Bộ NNPTNT.
Theo Khánh Vũ (Báo Lao động)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phân trần về các HTX "không chịu lớn" Chiều nay (30/10), khi trả lời chất vấn của đại biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận đúng là yêu cầu phát triển các HTX chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất, cần phấn đấu nhiều hơn nữa. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Lê Hiếu Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê...