Giá nhà sẽ như thế nào khi khung giá đất tăng cao trong vòng 5 năm tới?
Có nhiều ý kiến trái chiều từ chuyên gia trong ngành xung quanh câu chuyện khung giá đất ở nhiều địa phương dự kiến sẽ tăng cao (20-40%) trong giai đoạn 5 năm tới.
Mới đây, thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ xem xét, ban hành khung giá đất mới áp dụng cho 5 năm tới (2020 – 2024). Theo đó, dự kiến mức tăng trong 5 năm tới ở 7 vùng kinh tế trung bình khoảng 20-30%, có những khu vực tăng cao hơn từ 40-50%. Thông tin này ngay lập tức tạo nên những ý kiến trái chiều, những đề xuất xung quanh câu chuyện khung giá đất và những tác động đến thị trường BĐS.
Cụ thể, tại Hà Nội, các ngành chức năng đề xuất tăng bình quân khoảng 30% giá các loại đất. Một số tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ… được đề xuất điều chỉnh giá đất ở mức cao nhất, từ 162 triệu đồng lên 210,6 triệu đồng/m2.
Tp.HCM cũng đang xây dựng bảng giá đất mới, dự kiến điều chỉnh tăng 30-50%. Trước việc lấy ý kiến đóng góp vào tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý về khung giá đất giai đoạn 2019-2024 gửi UBND Tp.HCM và Bộ Tài nguyên & Môi trường đề xuất khung giá đất mới sẽ giữ nguyên mức giá tối thiểu, mức giá tối đa thì tăng khoảng 1/3 so với hiện nay.
Tại Bình Dương, bảng giá đất dự kiến tăng tối thiểu 45 – 95% so với hiện nay. Cụ thể, giá đất khu vực Tp.Thủ Dầu Một tăng bình quân 50% so với bảng giá hiện hành; thị xã Thuận An và Dĩ An tăng bình quân 95% so với hiện hành; thị xã Bến Cát và Tân Uyên tăng bình quân 60%; huyện Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên tăng bình quân 80%; huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng tăng bình quân 45% so với bảng giá hiện hành.
Câu hỏi đặt ra lúc này, đó là liệu mặt bằng khung giá đất tăng cao như vậy có làm tăng giá nhà thời gian tới không?
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, giá thành là căn cứ để chủ đầu tư quyết định giá bán sản phẩm ra thị trường. Do vậy, mức giá của khung giá đất tăng tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà tăng. Mà giá thành của nhà bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, trong đó có chi phí thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với nhà nước (chiếm khoảng 10% giá thành căn hô; 30% giá thành nhà phố; khoảng 50% giá thành biệt thự).
Chưa kể, việc tăng hệ số khung giá đất có thể làm tăng giao dịch trên thị trường ngầm. Cụ thể, khung giá đất tác động trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản.
Việc tăng khung giá đất trong bảng giá khiến nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tăng. Để tránh nghĩa vụ tài chính, một bộ phận người dân không làm thủ tục cấp sổ đỏ mà chọn giao dịch nhà đất bằng giấy tay, làm tăng thị trường ngầm. Nhà nước vừa thất thu thuế, vừa khó quản lý, vừa dễ phát sinh tranh chấp trong xã hội.
Video đang HOT
Cũng theo một số chuyên gia trong ngành, khung giá đất tăng nghĩa là các chi phí đầu vào tăng, từ đó giá bán thành phẩm cũng bị đẩy lên cao khi chào bán trên thị trường. Tiền đất thường chiếm khoảng trên dưới 15% giá thành nhà ở. Nếu tăng ở con số 20-50% thì giá nhà đất cũng sẽ tăng tương đương.
Tuy vậy, cũng có một số phân tích trái chiều khi cho rằng, giá nhà có thể giảm hoặc không ảnh hưởng gì từ việc khung giá đất tăng trong vòng 5 năm tới.
Bà Trần Thị Khánh Linh, Trưởng bộ phận Định giá của Savills cho hay, nếu theo luật đất đai 2013, các dự án bất động sản có giá trị trên 30 tỷ đều không căn cứ vào bảng giá đất mà phải sử dụng cơ sở định giá thị trường để xác định nghĩa vụ tài chính. Nên việc điều chỉnh khung giá đất nhà nước cũng không ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu vào của các dự án BĐS, từ đó giá thành các sản phẩm BĐS cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Bà Linh cũng cho rằng, khung giá đất hiện tại chưa phản ánh đúng giá trị trường làm cho người bị thu hồi đất bị thiệt thòi và không đồng thuận. Làm cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm triển khai và dự án sẽ chậm đi vào hoạt động, là một tác nhân làm thu hẹp nguồn cung.
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Hé lộ nội dung tiếp người dân khu công nghệ cao của Chủ tịch TPHCM
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để sớm chi trả tiền bổ sung cho các hộ dân bị ảnh hưởng tại phần diện tích 41 ha dự án khu công nghệ cao (quận 9), đồng thời hoàn chỉnh hạ tầng, thủ tục pháp lý có liên quan để bố trí nền tái định cư cho các hộ dân trước 30/11.
Sáng 27/8, đại diện Văn phòng UBND TPHCM xác nhận vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong về việc tiếp các hộ dân khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến dự án Khu công nghệ cao (CNC).
Trước đó, trong 3 ngày 31/7, 1 và 2/8, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã tiếp xúc 49 trường hợp người dân đang khiếu kiện liên quan việc thực hiện dự án Khu CNC nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án. Tuy nhiên, báo chí không được tham dự các buổi tiếp dân nói trên.
Theo thông báo của Văn phòng UBND TPHCM về ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong sau khi tiếp dân, đối với các trường hợp bị thu hồi đất trong phần diện tích 41 ha trong ranh quy hoạch dự án Khu CNC, ông Nguyễn Thành Phong giao Chủ tịch UBND quận 9, tổ trưởng tổ công tác liên ngành phối hợp các đơn vị có liên quan hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định để sớm chi trả tiền bồi thường giải tỏa bổ sung và bố trí tái định cư cho các hộ dân.
Về chính sách hỗ trợ đặc thù cho 49 hộ dân đang khiếu kiện, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu đối với các hộ dân đồng thuận chính sách dự kiến, chủ tịch UBND quận 9 khẩn trương phối hợp các đơn vị có liên quan hoàn thiện hạ tầng các khu tái định cư và các thủ tục pháp lý để triển khai ngay việc bố trí nền tái định cư cho các hộ dân trước ngày 30/11 tới.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng giao Chủ tịch UBND quận 9 có trách nhiệm phối hợp các cơ quan chức năng quan tâm, chăm lo, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân trước và sau khi nhận nền tái định cư, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.
Đối với các trường hợp chưa đồng thuận với chính sách dự kiến, Chủ tịch UBND TPHCM giao Chủ tịch UBND quận 9 tiếp tục rà soát, tiếp xúc, ghi nhận ý kiến nguyện vọng của các hộ dân, đặc biệt chú ý các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, diện chính sách, gia đình có công với cách mạng...để báo cáo, đề xuất UBND TPHCM xem xét, giải quyết theo quy định.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan, từ khi có phát sinh khiếu nại, tố cáo, Thường trực UBND TPHCM đã nhiều lần tiếp xúc, đối thoại với người dân dự án khu CNC.
Chủ tịch UBND TPHCM đã chỉ đạo Chủ tịch UBND quận 9 tổ chức hơn 30 buổi tiếp từng hộ dân để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, đồng thời xin ý kiến của các hộ dân bị thu hồi đất về dự kiến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Sau đó, Chủ tịch UBND TPHCM đã tổ chức 3 buổi tiếp các hộ dân để công bố chính sách và tiếp tục lắng nghe ý kiến của các hộ dân. Tại các buổi tiếp dân, Chủ tịch UBND TPHCM đã thay mặt cho chính quyền thành phố nhận trách nhiệm với các hộ dân về những sai sót trong quá trình thực hiện dự án Khu CNC như Thanh tra Chính phủ đã kết luận.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan tại buổi họp báo về dự án khu công nghệ cao
Trên cơ sở chính sách và qua công tác tiếp dân, đa số hộ dân đã đồng ý với chính sách hoặc có ý kiến đề nghị bổ sung thêm, tuy nhiên còn một vài trường hợp chưa đồng thuận với nội dung chính sách.
Về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất thuộc phần diện tích 41 ha, UBND TPHCM đã chỉ đạo UBND quận 9 thuê công ty thẩm định giá độc lập thẩm định đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo giá thị trường tại thời điểm tháng 4/2007.
Vì đến nay TPHCM mới thực hiện chi trả, nên các trường hợp được chi trả bổ sung sẽ được tính hỗ trợ lãi suất trên số tiền bổ sung với thời gian tính lãi từ ngày 18/4/2007 đến 31/12/2015. Từ ngày 1/1/2016 đến ngày ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung người dân sẽ nhận được khoản tiền chậm nộp như quy định của Luật Quản lý thuế.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định và phê duyệt bản đồ vị trí xác định ranh 7 khu đất thuộc phần diện tích 41 ha. Trên cơ sở này, UBND Quận 9 đã lập danh sách các hộ dân bị thu hồi đất.
Về chính sách hỗ trợ đặc thù đối với 49 trường hợp khiếu kiện, về nguyên tắc, TPHCM giữ nguyên chính sách bồi thường trước đây.
Tuy nhiên, trên cơ sở kết quả rà soát kỹ hồ sơ thu hồi đất, điều kiện hoàn cảnh và nguyện vọng của từng hộ dân, Tổ Công tác liên ngành đã trình thành phố phê duyệt chính sách hỗ trợ đặc thù theo hướng bán nền tái định cư cho các hộ dân theo giá bán tái định cư để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hộ dân, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Bò thả rông trong khuôn viên dự án khu công nghệ cao
TPHCM sẽ bố trí nền đất tái định cư cho các hộ dân tại khu đất 4.000 m2 mặt tiền đường Lê Văn Việt; một số nền thuộc Khu Nhà ở Khang Điền (thuộc phường Phước Long B) và Khu Tái định cư Long Bình - Long Thạnh Mỹ (giai đoạn 2).
Dự án khu CNC có quy mô 913,1633ha, trong đó có 801ha đất phải thu hồi, 112ha đất sông-rạch-thủy lợi, giao thông. Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng trong dự án là 3.113 hộ. Đến nay, UBND quận 9 đã thực hiện công tác kiểm kê, ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ 3.113 hộ dân (100%), trong đó bố trí tái định cư cho 1.546 hộ với 1.513 nền và 211 căn hộ chung cư.
Hiện nay có 3.078 hộ dân bàn giao mặt bằng với diện tích gần 795 ha (đạt 99,24%) và còn 35 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng với diện tích chưa thu hồi là hơn 6 ha.
Theo Huy Thịnh
Tiền phong
Lập dự án 'đường chồng đường' để thu hồi, bán đấu giá đất của dân? Theo phản ánh của người dân, 3 con đường xung quanh Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận đã được tỉnh này xây dựng xong vào năm 2012. Tuy nhiên, sau đó các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận vẫn lập dự án làm tiếp 3 con đường này thu hồi đất của dân và bán đấu giá cho các cá nhân khác làm...