Giá nhà ở Việt Nam cao hơn 20 lần so với thu nhập trung bình
“Do thiếu nguồn cung trong lúc nhu cầu nhà ở rất lớn khiến giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua.
Chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội khiến nhiều người khó sở hữu được nhà ở”.
Nội dung trên được nêu trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), về đề xuất giải pháp cấp bách giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở, kéo giảm giá nhà để bình ổn thị trường bất động sản.
Đánh giá về thị trường bất động sản hiện nay, HoREA cho rằng, thị trường đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội. Đây là 2 loại nhà đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người thu nhập trung bình và người thu nhập thấp đô thị.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Video đang HOT
Theo HoREA, tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung – cầu, vừa bị mất cân đối “lệch pha” về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong nguồn cung nhà ở mới năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%. Điều này dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại TP.HCM trong giai đoạn 2016 – 2021 là 82.932 tỉ đồng, chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, mà về tiềm năng thì nguồn thu này có thể đạt trên dưới 10% mới phù hợp.
Để kéo giảm giá nhà ở trên thị trường bất động sản thì phải có giải pháp hiệu quả làm tăng nguồn cung nhà ở, HoREA nhận định, trước hết phải tháo gỡ một số vướng mắc, bất cập của một số quy định pháp luật làm tăng nguồn cung dự án, đáp ứng nhu cầu nhà ở từ bình dân đến cao cấp cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Bên cạnh đó, để cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh, Chính phủ cần rà soát để hoàn thiện các cơ chế, chính sách về phát triển thị trường vốn, bao gồm thị trường tiền tệ – tín dụng, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đi đôi với xây dựng chính sách thuế tài sản.
Bên cạnh đó, cần thiết phải thay đổi cách tính tiền sử dụng đất hiện nay bằng việc ban hành mới sắc thuế trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất ở. Điều này vừa không để xảy ra tình trạng “thuế chồng thuế”, vừa góp phần điều tiết thị trường bất động sản, vừa không làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa tạo được nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách nhà nước.
Giá nhà cao gấp 20 lần thu nhập trung bình, HoREA "hiến" loạt kế sách tháo gỡ
Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở và bình ổn thị trường bất động sản.
Giá nhà ở của Việt Nam đang cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình (ảnh minh họa)
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, thị trường bất động sản đang thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội - hai phân khúc đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người dân.
Cụ thể, nhà ở bình dân chỉ chiếm 1% tổng sản phẩm mới ra mắt trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021, trong khi nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và bất động sản chưa tương xứng với tiềm năng.
Điều này thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại TP. HCM trong giai đoạn 2016 - 2021 là 82.932 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, mà về tiềm năng thì nguồn thu này có thể đạt trên dưới 10%.
Việc cung không đủ cầu đã khiến giá nhà đang cao hơn 20 lần thu nhập trung bình của người dân. HoREA cho biết, chỉ số này ở các nước phát triển chỉ khoảng 6 - 7 lần.
Trước những bất cập nêu trên, Chủ tịch HoREA đề xuất hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Hiệp hội đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại thuộc diện phải rà soát về pháp lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra theo hướng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài chính bổ sung với nhà nước.
HoREA đề nghị xem xét xử lý theo hướng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thu đúng, thu đủ, hoặc thu hồi triệt để giá trị tài sản nhà nước hoặc nguồn thu ngân sách nhà nước bị thất thoát, không làm thất thoát tài sản công, nhất là nguồn lực đất đai.
Sau đó, hiệp hội đề nghị cho phép chủ đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện dự án để góp phần làm tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho khách hàng để ổn định an cư.
HoREA đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc về thực hiện quy định tiêu chí tách thành dự án độc lập đối với phần diện tích "đất công" nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất giúp tăng cung dự án nhà ở;
Tháo gỡ vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại mà doanh nghiệp đã có quyền sử dụng đất giúp làm tăng nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở cho thị trường bất động sản;
Tháo gỡ vướng mắc về tính "tiền sử dụng đất" dự án nhà ở thương mại giúp làm tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
HoREA đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện "đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất" để lựa chọn nhà đầu tư giúp làm tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại cho thị trường bất động sản.
Ngoài ra, để cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững, Chính phủ còn phải rà soát để hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển thị trường vốn, bao gồm thị trường tiền tệ - tín dụng, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đi đôi với xây dựng chính sách thuế tài sản.
Theo HoREA, cần thiết phải thay đổi cách tính tiền sử dụng đất hiện nay bằng việc ban hành mới sắc thuế trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất ở. Điều này vừa không để xảy ra tình trạng "thuế chồng thuế", vừa góp phần điều tiết thị trường bất động sản, vừa không làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa tạo được nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách nhà nước.
'Sốt đất' khắp nơi, triệu người nghèo tan giấc mơ an cư Chỉ sau 1 năm, giá nhà đất nhiều nơi tăng mạnh, khiến giấc mơ mua được nhà của người nghèo ngày càng xa vời. Cuối năm 2020, vợ chồng anh Nguyễn Đình Trọng được giới thiệu một căn nhà diện tích 30m2, có ngõ ô tô tránh tại khu vực Thanh Đàm (phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội) với giá 3,1...