Giá nhà ở Hà Nội đang cao hay thấp?
Dù được định vị ở mức cao hay thấp, giá các dự án chung cư sẽ là hợp lý khi được xây dựng trên nền tảng của chất lượng, uy tín và tiềm năng tăng trưởng.
Giá chung cư Hà Nội liệu có đắt đỏ?
Theo chuyên gia nếu ở các nước, bình quân giá nhà chỉ gấp hơn 5 lần thu nhập của người dân thì ở Việt Nam, con số này lên tới 20 – 25 lần.
Bóc tách cơ cấu giá thành phân khúc chung cư, có thể nhìn thấy phần chủ yếu là tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng, chi phí lãi vay, chi phí không chính thức, còn lợi nhuận của chủ đầu tư chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định.
Thị trường cũng là một trong những yếu tố quyết định giá thành các dự án chung cư. Vào thời điểm thị trường tăng trưởng nóng, giá nhà có thể bị đẩy lên cao đến rất cao, nhưng khi thị trường nguội lạnh, giá nhà cũng theo đó mà giảm xuống.
Đối với những dự án có giá cao hơn mặt bằng chung, cần xét đến các yếu tố như vị trí, hạ tầng, chất lượng xây dựng, tiện ích dịch vụ, uy tín của chủ đầu tư, thương hiệu của đơn vị quản lý… để đưa ra nhận định tổng quan về mức giá có “thật” và hợp lý hay không.
Giá căn hộ cao cấp tại khu vực Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hiện đang đứng ở mức 35 – 40 triệu đồng/m2, cao hơn mức trung bình toàn thành phố. Mức giá này được xem là hợp lý bởi địa bàn này hiện có hạ tầng giao thông hiện đại, thông thoáng, kết nối rất thuận tiện với các khu vực phát triển năng động của Thủ đô.
Mặt khác, Mỹ Đình cũng nơi gần kề trung tâm hành chính mới của thành phố với hàng loạt trụ sở của các bộ, ban, ngành, sở, tổng cục, tập đoàn/tổng công ty nhà nước… Bên cạnh đó, cơ sở dịch vụ công trong khu vực thuộc loại tốt nhất Hà Nội hiện nay, chỉ xét riêng giáo dục, quanh khu vực này có tới hơn 50 trường điểm cấp I – II- III và hàng loạt đại học danh tiếng.
Video đang HOT
Lựa chọn sáng giá khu vực Mỹ Đình
Mỹ Đình là giao lộ của của khu trung tâm, khu bắc và khu tây Hà Nội. Vị trí đắc địa, hạ tầng hoàn thiện, dịch vụ – tiện ích công chất lượng tốt là những điều kiện để nâng tầm bất động sản khu vực. Quỹ đất sạch ngày càng trở nên khan hiếm, thúc đẩy chủ đầu tư tập trung nâng cao chất lượng hơn là chạy đua về số lượng. Theo đó, nhiều dự án đẳng cấp được “trình làng”.
Trong đó, The Zei là dự án tiêu biểu, nổi lên như một điểm sáng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực. Tuy mới ra mắt tháng 5 năm 2019, dự án nhanh chóng trở thành hiện tượng địa ốc khu Tây.
The Zei mở ra không gian sống với nhiều tiện ích
Xét về yếu tố địa lý, The Zei hiện đang sở hữu địa thế vàng. Tọa lạc tại ngã ba Hàm Nghi – Lê Đức Thọ – Nguyễn Cơ Thạch, cư dân dự án tận hưởng trọn vẹn hệ thống tiện ích đồng bộ, hiện đại trong khu vực như hồ điều hòa rộng 18ha, sân vận động quốc gia Mỹ Đình, trung tâm Hội nghị Quốc gia…
Chị Hoài Ngọc, chuyên viên môi giới bất động sản khu vực cho biết: “The Zei nằm tại khu vực có tỷ suất sinh lời cao nhất trên thị trường với căn hộ cho thuê, trung bình 5,7%/năm. Vị trí tâm điểm giúp cư dân dễ tiếp cận khu vực nội đô, nhưng không quá sát với những trục đường chính, gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng môi trường sống. Tôi cho rằng, đây là ưu điểm khiến tốc độ thanh khoản của The Zei tăng trưởng nhanh chóng”.
Bên cạnh kiến trúc, thiết kế nội thất được đánh giá cao, những người kiến tạo The Zei đã không ngừng phát triển các dịch vụ tiện ích nội khu và các dịch vụ khách hàng dành cho cư dân. Vườn Zen trên sân thượng, bể bơi bốn mùa trong nhà và ngoài trời, vườn treo cách mỗi ba tầng, hệ thống rạp chiếu phim hiện đại, hệ thống quản lý vận hành ứng dụng công nghệ thông minh… là sự đầu tư tâm huyết và tỉ mỉ nhằm mang đến chất lượng sống tốt nhất – giá trị thiết thực nhất cho cộng đồng cư dân quốc tế hiện đại và đẳng cấp The Zei.
Đi đầu về địa thế, tiện ích, điều làm nên thành công tại dự án The Zei còn nằm ở sự “chịu chi” cho những nguyên vật liệu chất lượng và đẳng cấp. Hệ thống cửa kính hộp chân không 2 lớp cao cấp, kết hợp với sàn tre có lớp ép cao su, tăng khả năng chống ồn giữa các tầng, tạo cảm giác yên tĩnh tuyệt đối cho gia chủ mỗi khi bước chân về mái ấm.
Là dự án sở hữu nhiều loại hình căn hộ nhất trên thị trường Hà Nội, The Zei rộng mở đối với nhiều đối tượng khách hàng, giúp khách hàng linh hoạt chọn lựa theo nhu cầu. Song, điều đặc biệt ở The Zei là cộng đồng cư dân quốc tế. Theo thông tin chủ đầu tư, hiện tại, lượng khách ngoại đăng ký đặt mua căn hộ đã đạt 30%, ngưỡng tiêu chuẩn do Luật Nhà ở quy định. Việc nhiều người nước ngoài lựa chọn The Zei làm nơi an cư không chỉ bảo chứng cho giá trị dự án mà còn là cơ sở để xây dựng một cộng đồng cư dân quốc tế văn minh hiện đại, môi trường lý tưởng của những công dân toàn cầu tương lai. Theo đó, dự án lọt vào mắt xanh của giới tri thức thượng lưu cũng là điều dễ hiểu, bởi không chỉ mua nhà, họ còn mong muốn kiếm tìm một không gian sống thịnh vượng, đẳng cấp.
Trong cuộc săn lùng của người tiêu dùng đối với sản phẩm cao cấp, The Zei đang là tâm điểm chú ý của thị trường, không chỉ bởi các giá trị thật và vượt trội mà còn bởi tiềm năng sinh lời và tăng trưởng giá mạnh mẽ trong tương lai.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Nhiều ngân hàng đang cạn dần dư địa tín dụng năm 2019
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tình hình tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu 14% trong năm 2019.
VDSC ước tính tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2%.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến ngày 4/10, tăng trưởng tín dụng là 8,95% so với đầu năm, đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, thấp hơn mức 10,3% cùng kỳ năm trước. Dựa theo tình hình tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại niêm yết, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính với tốc độ tăng trưởng hiện tại và trần tín dụng cho từng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2%. Nếu kịch bản này diễn ra, đây sẽ là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong thập kỷ qua tại Việt Nam.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, kết quả tăng trưởng tín dụng thấp hiện tại chủ yếu đến từ khối ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước gồm BIDV, Vietinbank và Agribank. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng của BIDV và Vietinbank chỉ đạt 8,6% và 3,2%, cách xa so với mục tiêu đầu năm, lần lượt là 12% và 7%.
Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác vẫn rất ấn tượng. Cụ thể, các ngân hàng như OCB, Sacombank, ACB, VIB, TPBank, VPBank hay MBBank... đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng khá tốt trong 9 tháng đầu năm 2019 và hiện tại đang dần cạn dư địa khi tiến sát mức trần tín dụng cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Như tại Sacombank, tăng trưởng cho vay tính đến cuối tháng 9/2019 đạt 290.934 tỷ đồng, tăng 13,1%. Năm 2019, Sacombank được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 7% và đến tháng 7/2019 đã cạn khi dư nợ cho vay đạt 280.555 tỷ đồng.
Trước đó, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank đã đề xuất lên NHNN theo hướng xin được nâng room tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2018-2020 từ 18-20%. Theo đó, Sacombank mong muốn được nâng hạn mức cho năm 2019 lên 19% sau khi NHNN chấp thuận cho Sacombank được hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân. Thế nhưng, room tăng trưởng tín dụng của nhà băng này khó có thể được nới trong bối cảnh ngành ngân hàng kiểm soát mục tiêu tín dụng ở mức 14% trong năm nay.
Hay tại TPBank, ngay khi bước sang quý II/2019, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đã đạt 11,2%, trong khi chỉ tiêu được NHNN giao đầu năm là 13%. Vì nằm trong nhóm ngân hàng tuân thủ Thông tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn nên TPBank được NHNN tăng thêm room sau đó, nhưng mức tăng không nhiều, chỉ là 4%, tức hạn mức cả năm được điều chỉnh lên 17%. Tuy nhiên, TPBank kỳ vọng đến hết quý III/2019, room tăng trưởng tín dụng còn lại ở mức thấp và TPBank sẽ tiếp tục xin "nới" chỉ tiêu và mức 20% có thể "trong tầm tay".
OCB và VIB cũng mong muốn được nâng room tăng trưởng tín dụng năm 2019 lên tương ứng 30% và 35%, nhưng đến nay vẫn chưa được NHNN chấp thuận. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, ngân hàng đã sử dụng hết room tín dụng được cấp đầu năm và tính đến hết quý II/2019, tăng trưởng dư nợ đã đạt 20%. Do đó, OCB đã và đang đẩy mạnh thu hồi nợ và cho vay ngắn hạn để gia tăng biên lợi nhuận.
Theo định hướng của NHNN kể từ đầu năm, các nhà băng có chất lượng tài sản tốt hoàn toàn có thể được nới room tín dụng. Điều này đã từng diễn ra vào giữa năm 2019 khi các nhà băng kể trên lần lượt đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Thế nhưng, không nhiều ngân hàng được NHNN tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2019, như một số ngân hàng tuân thủ Basel II và hứa hẹn sẽ được nâng room là Vietcombank, VIB, OCB, TPBank và MSB, song đến nay vẫn chưa có thông tin mới.
Nhưng với kết quả từ đầu năm đến nay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm 2019 có thể khó đạt được. Dù vậy, chuyên gia kinh tế TS.LS Bùi Quang Tín cho rằng, đứng về phía nhà điều hành, ổn định vĩ mô là quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi tăng trưởng GDP vẫn đạt mục tiêu dù tăng trưởng tín dụng thấp. Điều này có nghĩa, tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng bớt phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng hơn.
"Mặt khác, hiện có 11 Ngân hàng đã đạt chuẩn Basel II, điều này có nghĩa những ngân hàng chưa đạt chuẩn vẫn phải hết sức dè dặt trong việc cho vay để đáp ứng yêu cầu của NHNN. Theo đó, những khoản cho vay có khả năng rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán... sẽ được các ngân hàng siết chặt lại. Nếu các ngân hàng không tính toán kỹ, việc đẩy mạnh cho vay sẽ đe dọa đến hệ số an toàn vốn theo Thông tư 36 của NHNN. Theo đó, nếu có nhu cầu cho vay thực sự, các ngân hàng sẽ sàng lọc kỹ dự án để cho vay", chuyên gia Tín chia sẻ.
Có thể thấy thời gian qua, NHNN cũng kiểm soát và liên tiếp cảnh báo về hoạt động tín dụng của các ngân hàng, từ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, hạn chế cho vay ở các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán và thậm chí là vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, ở góc độ ngân hàng, chuyên gia Bùi Quang Tín cho rằng đây cũng là chuyện không vui, bởi dư nợ tín dụng cho vay gần cạn khiến các ngân hàng gặp nhiều kho khăn, trong khi hầu hết các ngân hàng sống nhờ tín dụng cho vay. Khi cho vay giảm nghĩa là nguồn thu ngân hàng cũng giảm. Chưa kể, thanh khoản của các ngân hàng từ nguồn vốn huy động khách hàng tăng trưởng khiêm tốn, việc đẩy mạnh tín dụng cũng có nhiều hạn chế, dù hạn mức để phát triển thêm trong thời gian còn lại của năm nay không phải là thấp.
Theo Hải Yên/Báo Tin tức
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn lạc quan, doanh nghiệp được dự báo tiếp tục lãi lớn Từ đầu năm tới nay, doanh thu phí gốc bảo hiểm phi nhân thọ đã tăng 20% so với cùng kỳ năm trước... Theo báo cáo cập nhật thị trường quý 4/2019 của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), thị trường bảo hiểm phi nhân thọ được dự báo tiếp tục tăng trưởng cao trong...