Giá nhà lại đua nhau giảm
Giáp Tết, trong khi lương thực, thực phẩm rục rịch tăng giá, thị trường bất động sản lại diễn biến ngược lại. Hàng loạt chủ đầu tư công bố giảm giá căn hộ để thu hút những khách hàng tiềm năng cuối cùng trước khi bước vào mùa lễ hội 2013.
Căn hộ mặt phố đang đua nhau hạ giá để hút khách trước khi nghỉ Tết
Giảm giá hàng loạt
Chiều 27-12, Công ty CP đầu tư dầu khí toàn cầu (GP Invest) đã công bố chính sách giá bán chung cư Nam Đô Complex. Dù có vị trí khá đắc địa ngay mặt phố Trương Định (quận Hoàng Mai), giá mới công bố chỉ còn 20,6 triệu đồng/m2 (chưa có VAT và phí bảo trì 2%) đối với căn hộ hoàn thiện 100% và 20 triệu đồng/m2 đối với căn hoàn thiện từng phần. Mức giá mới giảm gần 10% so với giá cũ (22 triệu đồng/m2). Chủ đầu tư tuyên bố có 150 căn hộ đã được bán với giá nói trên trong đợt này. Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Tổng Giám đốc GP Invest, khách hàng đã mua nhà trước đó cũng được hưởng chính sách giá mới. Tùy từng đối tượng, mức giảm trừ sẽ từ 1,5 – 2,1 triệu đồng/m2. Khách còn được hỗ trợ vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Với 863 căn hộ, dự án tới nay đã bán được gần 60%. Cam kết tiến độ và chất lượng công trình không có bất cứ thay đổi nào dù giá đã giảm, ông Nguyễn Quốc Hiệp nói: “Nếu không đúng hẹn, chúng tôi sẵn sàng chịu phạt. Khách hàng rất nghiêm chỉnh và tất nhiên, chúng tôi cũng vậy…”.
Cách đó không xa, dự án Trung tâm thương mại chợ Mơ (mặt phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) cũng vừa giảm giá bán trên 10%. Cụ thể, giá bán mới chỉ còn 25 triệu đồng/m2 (giá bán trước đây là 28 triệu đồng/m2). Ông Vũ Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển thương mại Vinaconex – chủ đầu tư dự án – cho biết, các khách hàng đã mua căn hộ trong những đợt trước đều được điều chỉnh giá về mức 25 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư còn khuyến mại thêm cho khách hàng một chỗ đỗ xe vĩnh viễn tại tầng hầm.
Trước đó, vào giữa tháng 12-2012, Công ty CP Coma 18, chủ đầu tư dự án tòa nhà Westa, mặt phố Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông) cũng niêm yết giá bán mới chỉ còn 16,7 – 19,5 triệu đồng/m2. Giá này đã bao gồm thuế VAT và 2% phí bảo trì. Người mua nhà cũng được hỗ trợ cho vay tới 70% giá trị căn hộ.
Khác với giai đoạn kinh doanh thời “bùng nổ” trước đây, không chỉ giảm giá, khuyến mãi đặc biệt, các dự án căn hộ ngày nay đều đã ở giai đoạn sắp hoàn thiện. Đa số cam kết bàn giao nhà trong năm 2013. Như vậy, thay vì phải chờ đợi 36-42 tháng kể từ ngày “xuống” tiền (gần như 100% các dự án phát triển nhà ở trước đây đều huy động vốn từ lúc bắt đầu đào móng), lúc này, khách hàng chỉ mất từ 3-6 tháng là đã được “chìa khóa trao tay”, dọn về ở tại căn hộ mới. Với các dự án này, người mua không còn nỗi lo mua phải dự án “ma” hay dự án “treo” bởi căn hộ thực tế đã hiện hữu, chỉ còn chờ giai đoạn hoàn thiện.
Nên mua hay chưa?
Dự báo về tình hình thị trường lúc này, không chuyên gia nào đưa ra nhận định chắc chắn. Người thì nói giá đã giảm tới đáy, có tiền thì nên đầu tư ngay. Người khác lại bảo giá có thể sẽ giảm thêm chút nữa và đây chưa phải lúc thích hợp để mua nhà. Tuy nhiên, có một thực tế là Chính phủ, các bộ, ngành chức năng, các ngân hàng đang khẩn trương vào cuộc để cứu bất động sản. Nhiều giải pháp về chính sách vĩ mô, mở rộng đối tượng mua nhà, ưu đãi về thuế, đất đai, thủ tục đầu tư và đặc biệt là gói tín dụng 20-40 nghìn tỷ đồng… có thể sẽ có hiệu lực trong ít ngày tới, khi Chính phủ chính thức ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Cũng không mấy tự tin khi dự báo xu hướng thị trường, song ông Nguyễn Quốc Hiệp, Tổng Giám đốc GP Invest cho rằng, bất động sản giờ đã ở đáy nên Chính phủ mới phải ra tay cứu với những giải pháp ngắn hạn cũng như lâu dài. Cứu bất động sản lúc này cũng là vực dậy nền kinh tế bởi có tới hàng trăm ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất với hàng triệu nhân công đang gắn chặt với bất động sản. Ông tin rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan hữu quan, sẽ có lực đẩy mới đối với thị trường bất động sản.
Tuy vậy, các nhà quản lý và doanh nghiệp đều thống nhất với nhau rằng, lực cản lớn nhất của bất động sản hiện nay là khủng hoảng niềm tin. Nút thắt vốn tín dụng có thể thoáng hơn khi Ngân hàng Nhà nước “ấn nút”, tung ra các gói tín dụng lớn. Song, niềm tin không thể dễ dàng lấy lại chỉ bằng một văn bản hành chính. Nói như Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ: “Vấn đề đầu tiên cần tháo gỡ là tâm lý. Nếu không tạo ra niềm tin thì người mua nhà sẽ tiếp tục chờ đợi…”.
Sẽ có thêm 5.500 suất nhà đất tái định cư
UBND TP Hà Nội vừa có đề xuất chuyển 3.500 căn hộ chung cư và 2.000 căn thấp tầng diện tích từ 60 đến 90m2 cho quỹ nhà tái định cư (TĐC) của thành phố giai đoạn 2013-2015. Quỹ nhà đất này sẽ lấy từ quỹ nhà 30% và 50% của các dự án khu đô thị, khu nhà ở. Chi phí mua nhà TĐC được ứng từ kinh phí GPMB các dự án. Để cơ cấu căn hộ phù hợp hơn với nhu cầu khả năng tài chính của đối tượng TĐC, với các dự án đang xây dựng, thành phố cho phép rà soát, điều chỉnh lại cơ cấu diện tích các căn hộ lớn hơn 90m2. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến năm 2015, nhu cầu nhà TĐC của Hà Nội ước 25.000 căn hộ. Trong khi đó, TP chỉ có khả năng cân đối 14.000 căn. Như vậy, sẽ thiếu khoảng 11.000 căn hộ. Riêng năm 2013, TP cần khoảng 6.600 căn, nhưng mới bố trí được 3.500 căn.
Theo ANTD
Video đang HOT
Xem xét kỷ luật về sự cố đường Cầu Giẽ - Ninh Bình
Liên quan đến sự cố đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình bị lún nứt, ngày 5/12, ông Nguyễn Văn Nhi - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, lãnh đạo VEC đã yêu cầu hai giám đốc thuộc VEC kiểm điểm trách nhiệm.
Trong công văn 3259 gửi báo điện tử Dân trí, Tổng Cty ĐT Phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết, điểm lún, hư hỏng cục bộ tập trung nhiều vị trí. Tổng công ty đang tiến hành kiểm điểm Giám đốc Cty vận hành, bảo trì và Giám đốc BQL dự án.
Theo Công văn số 3259 của Tổng Cty ĐT Phát triển đường cao tốc Việt Nam, đối với các hư hỏng, lún tại vị trí Km256 186 - Km256 541 và Km257 950 - Km258 300 thuộc địa phận xã Yên Hồng, huyện Ý Yên ( Nam Định), nguyên nhân là do các đoạn tuyến này nằm trên khu vực nền đất yếu, theo thiết kế cần phải áp dụng biện pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát, bấc thấm và gia tải với thời gian gia tải, chờ lún khoảng từ 4 đến 7 tháng.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại xã Yên Hồng, huyện Ý Yên gặp nhiều khó khăn nên phải đến tháng 3/2012, chính quyền địa phương mới bàn giao công địa cho các đơn vị thi công. Căn cứ vào chỉ dẫn kỹ thuật của tư vấn thiết kế, giám sát, đối với hai đoạn đường nói trên, thời gian chờ lún phải kéo dài đến hết tháng 1/2013.
Một điểm sụt lún trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (Ảnh chụp lúc 16h ngày 5/12).
Thế nhưng để khai thác toàn bộ tuyến đường vào 30/6/2012, VEC đã báo cáo Bộ GTVT và được Bộ GTVT cho phép áp dụng giải pháp đặc biệt đối với các vị trí đang xử lý nền đất yếu được dỡ tải sớm để làm mặt đường quá độ. Trong quá trình khai thác, VEC sẽ theo dõi và bù lún đồng thời với việc lắp đặt các biển báo hạn chế tốc độ.
Theo thông tin từ Tổng Cty ĐT Phát triển đường cao tốc Việt Nam, để đảm bảo an toàn giao thông, trước khi thông xe VEC đã xây dựng các gờ giảm tốc và cắm biển hết đường cao tốc trước đó 500m; các biển hạn chế tốc độ giảm dần (từ 100 - 80 - 60 - 40km/h) đối với các đoạn phải chờ lún nêu trên, đồng thời bố trí người trực, hướng dẫn giao thông và ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra. Phương án trên đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chấp thuận.
"Vì vậy, các hư hỏng ở một số đoạn xử lý lún (do GPMB chậm) tại 2 vị trí nói trên là nằm trong tiên lượng của Bộ GTVT và chủ đầu tư. Vào thời điểm hiện tại, do chưa tắt lún nên nền đường sẽ còn tiếp tục bị lún không đều, ảnh hưởng đến độ bằng phẳng của mặt đường", công văn khẳng định.
Một "ổ gà" được vá víu tạm khiến lái xe cảm thấy bất an khi điều khiển phương tiện tốc độ cao.
Về việc lún tại một số vị trí tiếp giáp giữa cầu, hầm chui dân sinh và mặt đường bê tông nhựa, Tổng Cty ĐT Phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết là hiện tượng lún kỹ thuật mà hiện trên thế giới chưa có công nghệ xử lý triệt để nhất là đối với các đoạn mặt đường láng nhựa nơi các phương tiện giao thông thường xuyên thay đổi tốc độ khai thác dễ gây bong bật mặt đường.
Để đảm bảo an toàn, thông suốt cho các phương tiện lưu thông, ngay trước khi tuyến đường được đưa vào khai thác, VEC đã có văn bản yêu cầu Công ty Vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam (VEC O&M) là đơn vị quản lý khai thác, bảo trì tuyến đường và Ban quản lý dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình phải chỉ đạo các nhà thầu hoàn thành ngay việc sửa chữa các hư hỏng trên đường, đồng thời lập kế hoạch, bố trí nhân lực điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý, không để tình trạng chậm sửa chữa các hư hỏng gây mất an toàn cho các phương tiện khi lưu thông trên đường cao tốc.
Liên quan đến trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị liên quan đến việc sụt lún đường cao tốc, Tổng Cty ĐT Phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng khẳng định, mặc dù đã được tiên lượng trước, lại được phân giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng nhưng việc xử lý các điểm lún, hư hỏng của các đơn vị liên quan trong thời gian qua theo đánh giá của lãnh đạo VEC là chậm trễ, chưa làm hết trách nhiệm.
Để làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan nhằm tránh các vấn đề phát sinh như đã xảy ra trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Tổng công ty đã yêu cầu ông Giám đốc Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam và ông Giám đốc Ban Quản lý dự án đường cao tốc đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình kiểm điểm trách nhiệm gửi Lãnh đạo Tổng công ty trước ngày 04/12/2012 . Hiện VEC đã nhận được đầy đủ báo cáo, kiểm điểm. Sau khi xem xét, đánh giá, Tổng công ty sẽ nghiêm khắc có các hình thức xử lý thích đáng đối với các cá nhân liên quan.
Với việc xử lý lún chậm chễ, Giám đốc Cty vận hành, bảo trì và Giám đốc BQL dự án đường cao tốc đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang bị kiểm điểm trách nhiệm.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Dân trí vào 16h ngày 5/12, trên đoạn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, nhiều điểm sụt lún, ổ gà lồi lõm được vá víu bằng nhựa và đổ bê tông. Nhiều người điều khiển phương tiện giao thông tỏ ra khá lo lắng về an toàn khi chạy qua những điểm được coi là vá víu tạm như vậy.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Nhi - Phó tổng giám đốc Tổng Cty ĐT Phát triển đường cao tốc Việt Nam - cho biết: "Những điểm vá như vậy là những điểm chưa thảm nhựa mà mới chỉ rải đá răm đen rồi tưới nhựa lên. Sau khi xử lý lún xong, chúng tôi mới bóc đi rồi thảm nhựa lại. Đó là đoạn trong thời gian chờ lún, chúng tôi tạo độ bằng phẳng bề mặt để bảo đảm an toàn giao thông. Đó không phải là mặt đường chính thức mà chỉ là mặt đường tạm".
"Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam gửi lời xin lỗi tới các chủ phương tiện, các cơ quan quản lý... về việc chậm khắc phục các hư hỏng, tồn tại của tuyến đường đã làm ảnh hưởng đến sự an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông. VEC cam kết sẽ không để các tình trạng tương tự xảy ra trong thời gian tới", ông Nhi cho biết thêm.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận tại đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vào 16h chiều 5/12:
Cận cảnh những vết vá víu "ổ gà", sụt lún trên đường cao tốc nghìn tỷ.
Và lỗ chỗ nhiều điểm còn chưa được vá víu.
Chủ phương tiện lo lắng khi đi trên đường cao tốc có quá nhiều điểm vá víu gập ghềnh.
Công tác khắc phục sụt lún đang tiếp diễn tại đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Theo Dantri
TP HCM chi 31 tỷ đồng hoạt động hầm Thủ Thiêm Năm 2012 TP HCM sẽ chi 31,4 tỷ đồng để vận hành, bảo trì và bảo dưỡng đường hầm Thủ Thiêm (Đường hầm sông Sài Gòn). Trước đó, Sở GTVT kiến nghị thành phố chi hơn 45 tỷ đồng cho công tác này. UBND TP HCM vừa có quyết định giao cho Sở Giao thông vận tải 31,4 tỷ đồng để đơn vị...