Giá nhà đất TP HCM đang tăng rất nhanh?
Từ đầu năm tới nay, thị trường bất động sản có những dấu hiệu tăng giá trở lại. Theo khảo sát của các công ty tư vấn, mặt bằng giá ở nhiều phân khúc đã tăng so với thời điểm của năm 2015, đồng thời xuất hiện tình trạng đầu cơ, gom hàng tại nhiều dự án.
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam ( VNREA) cho thấy, trong tháng 5/2016, thị trường bất động sản hầu như không có thêm nhiều nguồn cung mới mà đa số các nhà đầu tư chỉ mở bán để công bố điều chỉnh giá hoặc chính sách bán hàng mới. Điều nay khiến giá bán tăng đáng kể.
Cụ thể, theo khảo sát tại thị trường TP HCM, ở một số dự án, giá bán sơ cấp đã tăng 5 – 7% so với tháng đầu năm, giá bán thứ cấp cũng lên khoảng 10 – 15%.
Hiện tại, lượng giao dịch toàn thị trường TP HCM chỉ đạt 6.400 căn, giảm 18% so với năm 2015. Sức tiêu thụ của căn hộ giá từ 2 – 4 tỉ đồng/căn giảm mạnh khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2015.
Nếu 4 tháng đầu năm 2016, thị trường đất nền, nhà phố vẫn im hơi lặng tiếng thì trong tháng 5, phân khúc này đang dần lấy lại phong độ.
Ảnh minh họa
Khu vực quận 9, quận 2 (TP HCM) có lượng khách mua tăng đáng kể. Giá bán tăng cả ở thị trường sơ cấp và thứ cấp. Quỹ đất hạn chế cộng thêm việc tăng giá liên tục sẽ tạo đà cho giao dịch đất nền, căn hộ tầm trung tiếp tục sôi động trong các tháng tiếp theo.
Theo một nhà đầu tư, tại khu vực quận 9 những dự án hạ tầng hoàn chỉnh, có sổ đỏ, đã tăng khoảng 40% trong vòng 3-4 tháng qua. Tại các dự án nhà phố được đầu tư bài bản tại khu Đông như Him Lam Phú Đông do Him Lam Land làm chủ đầu tư hay Lake View (quận 2) do Novaland làm chủ đầu tư, có tính thanh khoản rất nhanh trong thời gian qua.
Song, các dự án này chưa thấy có hiện tượng đẩy giá lên cao. Ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng giám đốc Him Lam Land, tiết lộ do hầu hết khách hàng mua để khai thác, không bán lại nên chưa xảy ra hiện tượng sốt giá. Sắp tới, chắc chắn thị trường đất nền sẽ rất sôi động, đặc biệt là những dự án hạ tầng hoàn chỉnh, kết nối tốt và pháp lý rõ ràng.
Cũng theo VNREA, đa số các dự án căn hộ hiện nay đều có khung giá vừa phải, khoảng dưới 1 tỉ đồng nhằm hợp túi tiền với người có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, không mấy dự án hội tụ đủ các yếu tố tiện ích, chất lượng xây dựng hay quy hoạch tổng thể về hạ tầng, an ninh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sau vụ lùm xùm dự án bất động sản bị ngân hàng siết nợ, người mua nhà càng cẩn thận hơn, lựa chọn dự án một cách sàn lọc hơn. Ngoài ra, hầu hết các dự án bất động sản rao bán thời điểm hiện tại đều nhận được sự hỗ trợ, bảo lãnh từ ngân hàng, giúp khách hàng có điều kiện mua nhà dễ dàng hơn và niềm tin vào dự án được củng cố hơn.
Còn theo nhận định của JLL Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng tăng cả về cung và cầu đối với nhà ở, văn phòng và khách sạn nghỉ dưỡng. Giá bán của phân khúc nhà ở được dự báo sẽ tăng 1-2% mỗi quý. Đối với phân khúc văn phòng cao cấp, mức giá thuê được dự báo sẽ tiếp tục tăng, từ 5% đến 10% trong những quý tới.
Theo_Người lao động
Chậm nộp tiền mua nhà: nhiều hệ lụy
Không ít chủ đầu tư cho biết rất đau đầu với chuyện khách mua nhà không nộp tiền đúng tiến độ, sau đó "làm dữ" nếu bị hủy hợp đồng hoặc bị đòi tiền phạt chậm nộp.
Có khách hàng đóng tiền được một vài đợt đầu rồi "biệt tăm", đến khi chủ đầu tư thông báo chấm dứt hợp đồng mới hốt hoảng "kêu cứu" khắp nơi...
Theo nhiều doanh nghiệp, việc chậm nộp tiền của khách không chỉ ảnh hưởng đến chủ đầu tư mà cả quyền lợi của những người mua khác, bởi dự án hoàn thành đúng tiến độ phải có tiền, thu từ khách hàng hoặc đi vay.
Người dân tham quan, tìm hiểu tại một dự án căn hộ ở Q.2, TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Mua nhà nhưng... quên nộp tiền!
Tháng 8-2015, chị P.N.Q.N. (Q.11, TP.HCM) ký hợp đồng đặt cọc mua căn hộ với một công ty bất động sản ở Q.Tân Phú.
Theo hợp đồng, ngay khi ký chị N. đặt cọc cho công ty số tiền tương đương 15% giá trị căn hộ. Hai tháng sau, chị N. thanh toán cho công ty tiếp số tiền tương đương 5% giá trị căn hộ. Tổng cộng chị N. đã đóng gần 200 triệu đồng.
Số tiền này sẽ được chuyển thành tiền thanh toán hợp đồng mua bán căn hộ.
Hợp đồng cũng ghi rõ trong thời gian bảy ngày kể từ ngày công ty gửi thông báo yêu cầu ký hợp đồng mua bán căn hộ, nếu người mua từ chối đến ký hoặc không phản hồi cho công ty sẽ bị mất toàn bộ số tiền cọc mà không có bất kỳ khiếu nại, thắc mắc gì. Công ty được bán căn hộ cho người khác.
Hoàn tất xây dựng xong phần móng, công ty gửi thông báo cho chị N. đóng tiền để ký hợp đồng mua bán nhưng đến hạn chị N. không đến đóng.
Công ty gửi thêm hai lần thông báo cho chị nhưng đều không nhận được phản hồi. Mười tháng sau, công ty thông báo mất số tiền cọc, chị N. mới tá hỏa, lên xuống yêu cầu công ty cho được đóng tiền. Chủ đầu tư bị đẩy vào thế khó xử.
Chị N. cho biết do công việc bận rộn nên khi nhận thông báo chị không để ý. Nghĩ đã ký hợp đồng đặt cọc sẽ không mất tiền, chần chừ một thời gian chị N. "quên" luôn khoản nợ.
Hiện chị N. đang làm đơn yêu cầu công ty xem xét cho chị tiếp tục đóng tiền mua căn hộ. "Tôi không đọc kỹ hợp đồng cứ nghĩ đóng trễ chỉ bị phạt chứ không bị hủy hợp đồng nên cà kê không lên đóng, ai ngờ bị thông báo hủy" - chị N. giải thích.
Do thường xuyên công tác xa nên trước khi ký hợp đồng để mua một căn hộ tại Q.7, chị N.T.M.H. (Q.Phú Nhuận) xin chủ đầu tư giãn tiến độ đóng tiền và được nhân viên tư vấn đứng ra đảm bảo "nếu nộp chậm vẫn không bị phạt", chị mới yên tâm ký hợp đồng. Đóng được ba đợt, chị bận đi công tác xa quên luôn chuyện đóng tiền.
Sau đó, công ty thông báo phạt tiền vì chị đóng tiền chậm ba tháng. Chị khiếu nại yêu cầu hoàn tiền nhưng chủ đầu tư dựa vào hợp đồng, không đồng ý hoàn trả. Phải mất một thời gian dài lên xuống làm việc, chị H. mới được chủ đầu tư trả lại tiền.
Trong khi đó, sau nhiều lần "làm căng" nhưng khách hàng L.T.M. (Gò Vấp) vẫn không chịu tiếp tục nộp tiền với lý do không có khả năng, chủ đầu tư một dự án căn hộ tại Q.Thủ Đức đành chấp nhận "xuống nước", cho phép chị M. chuyển nhượng lại hợp đồng mua bán căn hộ cho khách hàng khác và không phải nộp phạt.
Theo chủ đầu tư, dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện và theo hợp đồng, khách hàng phải nộp 70% giá trị căn hộ, nhưng đến nay chị M. chỉ mới nộp 30% giá trị dù doanh nghiệp nhiều lần gửi thư hoặc gọi điện nhắc nhở, khuyến cáo.
Không cẩn thận, dễ mất tiền
Nhiều chủ đầu tư cho biết rất "đau đầu" chuyện người mua nhà nộp tiền chậm. Thông thường, các chủ đầu tư chỉ giải quyết êm thấm bằng cách chỉ phạt nộp chậm mà không hủy hợp đồng mua bán. Nhưng cũng có công ty xử lý "mạnh tay", người mua nhà đành mất trắng.
Đại diện công ty bán căn hộ cho chị N. cho biết tình trạng khách hàng đóng tiền chậm rất nhiều. Công ty tìm mọi cách thông báo, nhiều người vẫn thờ ơ. Có những trường hợp khách hàng không hề đọc hợp đồng, đến khi xảy ra chuyện mới giải thích không nhận được thông báo và làm áp lực với chủ đầu tư.
Vị này chia sẻ không phải trường hợp đóng chậm nào công ty cũng xử lý căng thẳng. Có trường hợp người dân trình bày hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng trả tiền, công ty sẵn sàng cho bảo lưu hoặc trả lại đủ số tiền.
Riêng trường hợp của chị N. công ty đang xem xét, nếu thấy hợp lý sẽ cho đóng tiền để ký hợp đồng mua bán.
"Biết người dân rất khó khăn mới gom góp mua được căn hộ, chủ đầu tư không muốn gây khó dễ. Nhưng người mua cố tình chây ì, không đóng tiền sẽ rất khó khăn cho việc xoay xở vốn kinh doanh của công ty..." - vị này nói.
Đại diện một công ty bất động sản ở Q.3 cho biết hiện nay khách mua nhà chậm nộp của công ty hơn 300 tỉ đồng. Có người đóng trễ đến một năm.
Mặc dù công ty gửi nhiều đợt thư, gọi điện thoại, mail nhắc nhở nhưng khách hàng vẫn chây ì đóng. Theo nguyên tắc khi khách hàng nộp chậm, công ty có thể đơn phương thanh lý nhà. Tuy nhiên thực tế rất khó để xử lý.
Có người cố tình không đóng, đến khi bị phạt mới làm đơn kiện khắp nơi, công ty phải cử người đi xử lý từng vụ việc mất thời gian và ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của công ty.
"Sau nhiều vụ kiện, công ty quyết định sẽ phạt nặng trường hợp người mua đóng tiền trễ. Với khách hàng cố tình trì hoãn, đóng chậm nhiều đợt sẽ nhất quyết hủy hợp đồng" - vị này chia sẻ.
Chủ đầu tư dự án căn hộ tại Q.Thủ Đức cho biết đã nhiều lần gửi thư, gọi điện nhắc nhở nhưng chị M. vẫn không nộp tiền cũng không trả lời. Chỉ sau khi tìm được người mua lại, chị M. mới báo là không có khả năng đóng tiền tiếp, muốn chuyển nhượng lại nhưng đề nghị không nộp phạt.
Trong thực tế, theo vị này, khoản chênh lệch chị M. được hưởng khi chuyển nhượng lại hợp đồng lên tới 25% so với vốn góp ban đầu. "Số tiền phạt cũng không nhiều, chúng tôi cũng không muốn phiền phức nếu còn gắn kết những khách hàng kiểu này nên đành chấp nhận" - chủ đầu tư này nói.
Ông Lê Hoàng Châu (chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM): Chủ đầu tư và khách hàng đều phải thực hiện đúng cam kết Với nguồn vốn tự có không nhiều, các chủ đầu tư dựa vào hai nguồn vốn chủ lực là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và huy động từ người mua để hoàn thành dự án. Trong khi nguồn vốn vay làm đội giá thành, chưa kể rất khó tiếp cận, hầu hết chủ đầu tư dựa nhiều vào nguồn vốn của khách hàng. Nếu có quá nhiều người mua nhà chậm thanh toán, chủ đầu tư sẽ gặp khó và dự án không hoàn tất đúng tiến độ. Như vậy, không những chủ đầu tư bị ảnh hưởng mà những người mua đã thanh toán đầy đủ theo tiến độ cũng chịu thiệt thòi. Ngoài những chủ đầu tư yếu kém, các chủ đầu tư có năng lực và làm ăn đàng hoàng rất muốn hoàn thành công trình, bởi càng rút ngắn thời gian thi công càng tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Do đó, để một thị trường phát triển lành mạnh, giảm rủi ro cho cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà không chỉ đòi hỏi chủ đầu tư làm ăn đàng hoàng mà bản thân người mua nhà cũng phải tuân thủ đúng các cam kết trong hợp đồng. Luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng): Tính toán kỹ khả năng tài chính trước khi ký hợp đồng Rất nhiều người mua tranh chấp pháp lý liên quan đến việc chậm nộp tiền bị chủ đầu tư hủy hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, chủ đầu tư mạnh tay hủy hợp đồng và không hoàn trả lại tiền do hồ sơ pháp lý của bên bán đầy đủ. Việc mua bán nhà là thỏa thuận mang tính chất dân sự, kinh doanh đã được ký kết là dựa trên cơ sở tự nguyện, tự định đoạt của người mua và người bán, luật pháp buộc các bên phải thực thi. Nếu không tuân thủ đúng các điều kiện, đặc biệt là thời gian nộp tiền, khách mua nhà có nguy cơ mất tiền. Do đó, ngoài việc tìm hiểu và chọn lựa chủ đầu tư uy tín để mua nhà, bản thân khách hàng cũng cần tính toán kỹ khả năng tài chính, phải xem mình có đảm bảo khả năng nộp tiền theo đúng tiến độ hay không rồi mới quyết định ký hợp đồng mua nhà.
Theo TIẾN LONG (Tuổi trẻ)
Bạc mặt với sổ hồng! Một loạt sự vụ gần đây khiến những người dân sống tại chung cư chưa cầm trên tay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, còn gọi là sổ hồng, như đang ngồi trên đống lửa. Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: Internet) Gây lùm xùm nhất là vụ việc tại Chung cư The Harmona do Tamexim làm chủ đầu tư khi...