Giá nguyên liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhựa sớm hồi phục
Do ảnh hưởng từ tình hình dịch Covid-19, giá nguyên liệu trong ngành nhựa đã và đang có xu hướng giảm mạnh. Điều này liệu có tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp (DN) ngành nhựa trong nước có điều kiện vươn lên, khôi phục sản xuất sau đại dịch?
Các doanh nghiệp ngành nhựa chờ cơ hội bứt phá trong những tháng còn lại của năm 2020. Ảnh: ST
Lợi thế giá nguyên liệu
Hiện nay, nguyên liệu nhựa PE được các DN nhựa Việt Nam nhập khẩu lớn nhất trong cơ cấu nguyên liệu ngành nhựa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ giá dầu sụt giảm, giá nguyên liệu nhựa PE của Mỹ tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á đã giảm tới 20% từ tháng 3/2020 cho đến nay. Theo ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TPHCM, giá nguyên liệu nhựa xuống đáy giúp các DN ngành nhựa Việt Nam có cơ hội rất lớn để gia tăng sản xuất, cũng như cung cấp cho thị trường hàng hóa với giá cả cạnh tranh hơn.
Theo các DN ngành nhựa, chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng trung bình lên tới 70% trong cơ cấu sản xuất các sản phẩm nhựa, trong khi nguồn nguyên liệu nhựa trong nước mới chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu của các DN. Do đó, nhiều DN ngành nhựa rất muốn tận dụng cơ hội này để nhập khẩu nguồn nguyên liệu giá rẻ, nhằm dự trữ sản xuất, tăng thêm lợi nhuận cho một năm 2020 đầy khó khăn. Tuy nhiên, lãnh đạo một DN ngành nhựa chia sẻ, do tình hình dịch bệnh, nhiều quốc gia vẫn đang trong thời gian giãn cách xã hội, hoạt động giao thương bị đình trệ nên các DN không có nguồn để nhập khẩu, thậm chí vẫn phải sản xuất cầm chừng.
Chính vì hiểu được những rủi ro từ nguồn hàng nhập khẩu, nhiều DN nhựa trong nước đã tranh thủ được “tác động kép” do sử dụng nguyên liệu trong nước. Đơn cử, đại diện Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh cho biết, lợi thế cạnh tranh của Công ty là nguồn nguyên liệu 100% trong nước. Điều này giúp nhựa Bình Minh không bị ảnh hưởng nguồn nguyên liệu trong bối cảnh thương mại bị hạn chế do dịch Covid-19, mà còn giảm được áp lực tồn trữ nguyên liệu hơn các DN khác.
Video đang HOT
Kỳ vọng kết quả kinh doanh
Mặc dù tình hình kinh doanh trong quý I của nhiều DN ngành nhựa chưa có sự bật lên như kỳ vọng từ việc giảm giá nguyên phụ liệu, nhưng các DN đều tin rằng, bước sang giữa và cuối năm, “bức tranh” lợi nhuận sẽ sáng sủa hơn.
Theo đại diện Nhựa Bình Minh, phải từ quý II các DN ngành nhựa mới có thể hưởng lợi từ giá dầu giảm, bởi giá dầu tuy đã giảm từ đầu năm nhưng phải qua nhiều khâu mới tác động đến giá hạt nhựa.
Ngoài ra, với các DN nhựa, từ nay tới cuối năm, việc đặt ra mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh sẽ tác động đáng kể đến lợi nhuận. Mới đây, trả lời cổ đông, ông Chu Văn Phương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong cho hay, sản lượng và doanh thu bán hàng của Công ty trong quý I giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu do các nguyên nhân khách quan, tuy nhiên về hiệu quả, lợi nhuận quý I lại tăng 16% so với quý I/2019. Vì thế, năm 2020, Nhựa Tiền Phong đặt mục tiêu giữ vững đà tăng trường, doanh thu bán hàng và sản lượng sản phẩm tăng 7%, lợi nhuận trước thuế tăng 3% so với thực hiện năm 2019…
Tương tự, Nhựa Bình Minh cũng đặt mục tiêu sản lượng và doanh thu tăng 5%, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2019, nhờ vào việc tận dụng các cơ hội, tiết kiệm chi phí.
Đáng chú ý nhất là mục tiêu kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội khi đặt mục tiêu doanh thu 1.860 tỷ đồng (tăng 49% so với 2019) và lợi nhuận sau thuế đạt 146 tỷ đồng (tăng 157% so với năm 2019). Đại diện Nhựa Hà Nội cho biết, động lực để đạt các mục tiêu trên được kỳ vọng bởi các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong tương lai, cùng với việc mở rộng, vận hành hệ thống các công ty con và vẫn đảm bảo là nhà cung cấp cho các thương hiệu lớn như Toyota, Honda, Samsung, Panasonic, Vinfast…
Với Công ty Cổ phần Phụ gia nhựa (PGN), năm 2019, cả doanh thu và lợi nhuận của PGN đều tăng nhờ tiếp tục mở rộng thị trường và dự trữ được lượng nguyên liệu lớn với giá mua thấp. Đây là tiền đề để công ty này tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao với doanh thu tăng 35% và lợi nhuận trước thuế tăng 20%. Ngoài ra, trong quý II/2020, Công ty còn tận dụng cơ hội khi hoàn thành xây dựng nhà máy thứ hai với các dây chuyền sản xuất mới có công suất cao hơn dây chuyền hiện tại, giúp Công ty giải quyết các hạn chế khi mở rộng thị trường…
Theo các chuyên gia, với việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, các DN nhựa Việt Nam có thể giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các cơ quan chức năng nên tạo cơ hội, tăng năng lực đầu tư vào các công ty, dự án sản xuất nguyên phụ liệu ngành nhựa. Hơn nữa, các DN nhựa cũng nên chú trọng tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu như thời gian qua.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng cao sau giãn cách
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2020, cả nước có 10.728 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,1% về số doanh nghiệp so với tháng trước.
Tháng 5/2020, cả nước có 10.728 doanh nghiệp thành lập mới. Ảnh: H.Anh
Theo Tổng cục Thống kê, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cùng với tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ DN của Chính phủ, đăng ký DN trong tháng 5 có sự khởi sắc.
Trong tháng 5/2020, cả nước có 10.728 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 112,7 nghìn tỷ đồng, tăng 36,1% về số doanh nghiệp, tăng 20,1% về vốn đăng ký.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10,5 tỷ đồng, so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2019 cùng giảm 11,7%.
Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 48,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 557,9 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% về số doanh nghiệp, giảm 16,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đạt 11,5 tỷ đồng, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính cả 817,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 15,1 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm là 1.375,3 nghìn tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 21,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 10,5% so với 5 tháng đầu năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng lên 70 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 14 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Trong 5 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 26 nghìn doanh nghiệp, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước; 16,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 14,5% và gần 6,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,8%.
Giải ngân gói hỗ trợ tín dụng: Doanh nghiệp cần nhà băng linh động thực thi chính sách Ngành ngân hàng cho biết đã vào cuộc mạnh mẽ, triển khai quyết liệt các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn khó tiếp cận và kiến nghị thực thi việc phân loại DN theo ngành nghề để chính sách hỗ trợ đạt hiệu quả tốt nhất. Lũy kế từ 23/1 đến nay,...