Giá nào phải trả cho thói quen dùng kháng sinh “vô tội vạ” của người Việt?
Lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân chính khiến Việt Nam bị xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh (KKS) cao nhất trên thế giới. Chưa bao giờ, tình trạng KKS tại Việt Nam lại trở nên báo động như hiện tại khi theo Bộ Y tế, trong lúc nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải “ cầu viện” kháng sinh thế hệ 3 và 4.
Khi kháng kháng sinh, bệnh thông thường cũng hóa nguy hiểm
Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là khi một loại thuốc kháng sinh trước đây có tác dụng điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó nay không còn tác dụng, vi khuẩn không còn bị tiêu diệt hoặc ức chế. Nói cách khác, vi khuẩn có khả năng kháng lại hiệu quả của thuốc và tiếp tục nhân lên trong cơ thể người bệnh ngay cả khi người đó được điều trị bằng kháng sinh. Hiện tượng này thường là hệ quả của việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách. Dựa trên một công bố của Bộ Y tế vào tháng 09/2017, 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, trong khi đó ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%. Tình trạng dùng thuốc kháng sinh “vô tội vạ” không chỉ lan rộng trong người dân mà thậm chí, một số bác sĩ cũng đang kê đơn kháng sinh bất hợp lý, kéo dài và không cần thiết.
Thực trạng KKS ngày càng nghiêm trọng và trở thành một vấn nạn toàn cầu. Tất nhiên, đây không phải lần đầu KKS được đề cập nhưng những số liệu kể trên đã chạm “đỉnh báo động” mà nếu không chịu nhìn nhận và thay đổi, nhân loại nói chung và người Việt nói riêng sẽ đối mặt với nhiều hiểm họa khó lường.
Việt Nam đã xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh
Theo WHO, nếu không kiểm soát, số lượng bệnh nhân tử vong do KKS sẽ tăng từ 700.000 người mỗi năm lên đến hàng chục triệu người vào năm 2050. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở bởi thực tế, nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Đến lúc đó, các bệnh thông thường như ho, cảm cúm hay chỉ một vết cắt cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, một viễn cảnh chắc chắn không ai dám tưởng tượng đến.
Khi một bệnh nhân gặp KKS gây khó khăn cho việc chữa trị, đó không còn là áp lực tài chính và sự tuyệt vọng của chính họ mà nguy hiểm hơn, đây là nỗi ác mộng của xã hội, đẩy lùi những nỗ lực của y khoa trong hàng thế kỷ qua.
Ngoài ra, một điều đáng đề cập hơn cả là tình trạng KKS ở trẻ nhỏ do phụ huynh tự ý chẩn đoán và điều trị cho con. Lạm dụng thuốc kháng sinh khiến trẻ có vi khuẩn kháng thuốc, dẫn đến quá trình điều trị bị kéo dài, ảnh hưởng sức khoẻ… Và có thể bạn không biết, nhưng nếu không nghiêm túc thay đổi cách sử dụng thuốc kháng sinh, trong tương lai rất gần, con cháu của chúng ta sẽ là những đối tượng trực tiếp chịu những mối nguy tiềm ẩn đe đọa tính mạng, xuất phát từ thói quen lạm dụng kháng sinh vô tội vạ của chính gia đình, cha mẹ.
Thay đổi nhận thức, thay đổi tương lai
Hiểu đúng để sử dụng kháng sinh có trách nhiệm chính là biện pháp tốt nhất nhằm đẩy lùi tình trạng kháng kháng sinh đang lan rộng. Để hạn chế tình trạng KKS trong cộng đồng, WHO khuyến khích những hành động đơn giản mà mỗi cá nhân đều có thể thực hiện được, chẳng hạn như tránh nhiễm khuẩn bằng cách rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, từ bỏ thói quen “để dành” thuốc kháng sinh sử dụng dần dần, hỏi về tác dụng của thuốc kháng sinh nếu được kê đơn và chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp cần thiết…
Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ khi phải điều trị bằng kháng sinh
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông để giúp người dân có hiểu biết chính xác hơn khi điều trị bằng kháng sinh và nâng cao nhận thức phòng bệnh hơn chữa bệnh, từ đó triệt để hạn chế tình trạng KKS trong cộng đồng. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác truyền thông “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế và Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy sẽ đồng hành cùng đem đến các chương trình tích hợp nhiều kiến thức bổ ích để phòng ngừa nhiễm khuẩn, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân trong cộng đồng, từ đó góp phần tìm lời giải cho “bài toán” KKS đầy thách thức tại Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Dân trí
Xảo trá như thị trường thực phẩm chức năng - kỳ 1: Nhập "lò" đào tạo "bác sĩ online"
Tàn nhẫn và xảo trá, đó chính xác là những gì nhóm PV Báo Lao Động muốn lột tả qua loạt phóng sự này, sau khi dày công tìm đến mảng hỗn độn nhất của thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) - kênh giao dịch online.
Ở đó, khi mọi chuẩn mực đạo đức bị gạt sang một bên, thì một kẻ đọc, viết chưa sõi cũng có thể dõng dạc chẩn bệnh, kê đơn. Một kẻ nửa chữ về chuyên ngành y, dược không biết nhưng cũng có thể nổi lên như một bậc thầy tư vấn sức khỏe... Tất cả quay cuồng, sấp ngửa chỉ vì hai chữ lợi nhuận.
Đụng đâu cũng thấy... "thần dược"
Nếu bạn vô tình đọc được ở đâu đó và bị hấp dẫn bởi những dòng lấp lánh như: "Chỉ cần để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn tận tình về căn bệnh A"; "Thuốc gia truyền B số 1 Việt Nam"; "Bí kíp C độc nhất vô nhị"; "Nhà tôi 3 đời chữa bệnh D" hay thuyết phục hơn là "Không khỏi bệnh không lấy tiền"... thì rất có thể, bạn sẽ là nạn nhân tiếp theo trong hàng ngàn, hàng vạn người đã cả tin rồi bỏ tiền chuốc lấy sự dối lừa.
Một mẫu quảng cáo TPCN "nổ tung trời" với những mỹ từ như "đặc trị 100%" hay "khỏi hoàn toàn sau 1 liệu trình".
Nhóm PV Báo Lao Động đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát và nhận thấy, nhiều người tiêu dùng phổ thông tại Việt Nam không phân biệt được (và cũng không quá quan tâm) đâu là thuốc, đâu là TPCN, nếu người bán không chủ động thông tin. Với họ, cái gì uống/đắp/dán vào cơ thể giúp điều trị, đều mặc định là "thuốc". Không những vậy, một bộ phận không nhỏ có xu hướng tin tưởng mù quáng vào quảng cáo hoặc những chia sẻ theo kiểu "tôi đã thử và thành công".
Khoảng tháng 5.2018, khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bé trai 11 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, sốt cao. Kết quả cuối cùng cho thấy, nguyên nhân là do trẻ bị tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng, nhưng bù nước và điện giải tại nhà không đủ. Theo chia sẻ, khi thấy bé bị đi ngoài nhiều lần, nghĩ bé bị tiêu chảy, mẹ bé đã ra quầy thuốc mua TPCN về bù nước cho con.
Đáng chú ý, đây là trường hợp thứ 3 ở trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1,5 tuổi nhập viện gần đây do mất nước rất nặng. Trong số đó, 1 trường hợp đã tử vong và cả 3 trẻ này đều uống TPCN giống oresol...
Cũng sau thời gian dài tìm hiểu, nhóm PV Báo Lao Động có cơ sở để nhận thấy, hầu hết các loại TPCN đang "oanh tạc" trên thị trường mạng đều đến từ những cơ sở ít tên tuổi. Để tiếp cận khách hàng, họ chọn phương án bỏ tiền chạy quảng cáo trên facebook, đồng thời lập thêm những website bắt mắt để "yểm trợ".
Do chế tài về quảng cáo trên mạng xã hội còn thiếu và yếu nên các doanh nghiệp dạng này mặc sức "tô hươu, vẽ vượn", thậm chí bịa đặt trắng trợn về sản phẩm cốt thu hút sự quan tâm, qua đó lấy được số điện thoại và thông tin bệnh lý của khách hàng. Chúng tôi xin điểm ra đây một số căn bệnh có tỉ lệ quảng cáo trên facebook và tương tác luôn ở mức cao: Viêm họng hạt - amidan, xương khớp, viêm gan, gout, xuất tinh sớm, xoang, hôi miệng, viêm da, giảm cân, rụng tóc...
Do chế tài xử phạt còn yếu, những quảng cáo thế này xuất hiện ngày một nhiều trên mạng xã hội.
Đáng chú ý, phần đa các mẫu quảng cáo đều có đặc điểm chung tự nhận là "gia truyền" (hoặc "đông y gia truyền", hoặc "thần dược" - dù bản chất chỉ là TPCN) đồng thời khẳng định: Chữa dứt điểm sau 2, 3 liệu trình; không khỏi không lấy tiền...
Từ các dữ liệu bệnh nhân để lại, đội ngũ tiếp thị qua điện thoại (còn gọi là telesales) tha hồ khoa môi múa mép, tự gán cho mình đủ các chức cao vọng trọng hòng chiếm được tối đa sự tin tưởng. Khi "bẫy đã sập", việc còn lại của các "bác sĩ online" là bán được càng nhiều hàng càng tốt...
Cuộc phỏng vấn chớp nhoáng
Trên chợ TPCN online đầy hỗn loạn, nhóm PV Báo Lao Động "đặc biệt bị thu hút" bởi 1 tên tuổi khá đình đám: Công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược (trang chủ: dndgroup.vn, dưới đây gọi tắt là Công ty Đông Nam Dược). Không chỉ "mát tay" phân phối hàng chục mã TPCN, sở hữu hàng chục chi nhánh và cả ngàn nhân viên, Công ty Đông Nam Dược còn nằm ở tâm 1 mạng lưới chằng chịt gồm đủ các loại phòng khám, công ty dược và cơ sở sản xuất, mà soi vào chỗ nào cũng thấy có vấn đề.
Bản đồ phân tách mối quan hệ chằng chịt của Công ty Đông Nam Dược với các thành viên khác trong hệ thốn
Sau khi cố gắng phân tách mối quan hệ chằng chịt của Công ty Đông Nam Dược với các công ty dược phẩm có cùng dấu hiệu bất thường khác như An nhiên, Amua, Kiwi, Vic, Cic, Doctor A... hoặc hệ thống phòng các phòng khám, cơ sở sản suất như Thiệu Khang Dường, Phúc Minh Đường, Đông y Dung Hà... chúng tôi quyết định chọn ra 1 nữ PV dày dặn kinh nghiệm, "rải" đơn xin việc vào tất cả các công ty kể trên. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, dù khác tên, nhưng tất cả các cơ sở đều cùng 1 hệ thống, chung cách hoạt động, chung mánh lới, chung chủ sở hữu.
Mặc dù Công ty Đông Nam Dược đăng tuyển ồ ạt, điều kiện đầu vào vô cùng dễ dãi, nhưng không hiểu vì lý do gì mà ở 2 lần phỏng vấn đầu tiên, ứng viên của chúng tôi đều bị đánh trượt. Đến lần thứ 3, khi nộp hồ sơ vào chính Công ty Đông Nam Dược, chúng tôi quyết định đổi người nhập vai - là 1 nữ PV còn rất trẻ, dùng 1 số điện thoại mới, lập thêm 1 tài khoản facebook mới và không kết bạn với bất kỳ ai làm báo, thì mọi thứ mới thuận lợi hơn.
Sau khoảng 3 ngày gửi hồ sơ qua 1 địa chỉ mail theo yêu cầu, nhóm PV nhận được lịch hẹn từ bộ phận tuyển dụng, mời đến phỏng vấn tại tầng 23 - Tháp A, tòa nhà Sông Đà (đường Phạm Hùng, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội). Lúc đó là 9h sáng. Có khoảng 50 người, ngồi sau những dãy bàn vuông vắn, chủ yếu còn trẻ, đang tập trung cao độ vào công việc. Kẻ đứng, người ngồi, tiếng gõ phím, tiếng bấm điện thoại, hòa lẫn tiếng tư vấn oang oang tạo nên 1 không gian huyên náo không khác gì phiên chợ sớm.
Bên ngoài Công ty Đông Nam Dược tại tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng
Một thanh niên trẻ măng, xưng là Nguyễn Kim Cương phỏng vấn tôi. Sau 1 năm làm nhân viên, Cương giờ đây đĩnh đạc trong vai 1 trưởng phòng kinh doanh đầy quyền uy, dù chỉ vừa tốt nghiệp 1 trường đại học dân lập. Lướt qua lý lịch trắng trơn của tôi: Không bằng cấp, không kinh nghiệm, chỉ vừa tốt nghiệp THPT và vật vờ ở Hà Nội 2 năm bán quần áo, Cương cười xòa nói rằng, điều đó không quan trọng. Anh ta sẽ đào tào tôi thành "bác sĩ" giỏi, có nhiều cơ hội để thăng tiến.
Nhập môn
14h chiều, tôi bắt đầu buổi học đầu tiên để trở thành "bác sĩ". Những tưởng giáo trình đào tạo sẽ công phu thế nào, nhưng bất ngờ lớn, tất cả những gì tôi nhận được chỉ là 2 bản tài liệu ngắn, gồm kịch bản tư vấn và thông tin về một số bệnh xương khớp thường gặp.
"Công ty đang chú trọng phân phối một số sản phẩm trị xương khớp. Em sẽ được đào tạo thành chuyên gia trong lĩnh vực này" - Cương nói và yêu cầu tôi học thuộc.
Tài liệu đào tạo PV được phát và yêu cầu học thuộc.
Tôi chúi mắt vào từng trang giấy, thấy rõ ràng đó chỉ là một mớ kiến thức hỗn độn cóp nhặt ở trên mạng theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Trong khi đó, kịch bản tư vấn cũng chẳng khá khẩm hơn: Mở đầu là hỏi bệnh nhân muốn chữa bệnh dạ dày phải không, nhưng ngay câu sau lại nói về bệnh xương khớp...
Tôi mất nguyên buổi chiều hôm đó để nằm lòng những nội dung được yêu cầu. Thêm 1 ngày nữa để quan sát rồi bắt chước phong thái tư vấn sao cho giống bác sĩ nhất.
Được biết, hầu hết các nhân viên ở đây đều không được đào tạo chính quy về y dược. Người thì tốt nghiệp cao đẳng kế toán, tài chính ngân hàng, trung cấp nấu ăn, hoặc thậm chí có cả sinh viên làm thêm... Vậy nhưng, nếu tập trung tai lắng nghe, có thể thấy ở góc kia 1 "bác sĩ chuyên khoa cấp II" đang ân cần vấn bệnh; một góc khác lại thấy "dược sĩ ưu tú" đang kê đơn, rồi những "trưởng khoa", "phó khoa" nhan nhản.
Một góc "lò" đào tạo của Công ty Đông Nam Dược.
Tôi được 1 nhân viên kỳ cựu tên Vân Anh (SN 1987, Hải Dương) chia sẻ: "Mình không cần phải học thuộc hết đâu, bởi trong quá trình tư vấn, mình không giải thích sâu về bệnh. Giải thích nhiều họ nghĩ mình nhiều chữ, vặn vẹo không thể giải đáp được. Mấu chốt là bán "thuốc" chứ không phải giải thích lan man về bệnh. Mình cứ nhắm mắt tự nhận là bác sĩ với dược sĩ là ngon ơ. Tâm lý bệnh nhân ai chả muốn được người có trình độ thăm khám. Sau một thời gian quen dần, chẳng có gì khó cả"...
Ma hồn trận địa chỉ, thông tin
Theo đăng ký kinh doanh, Công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược đặt tại ngõ 71 đường Hoàng Văn Thái (Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội), do bà Nguyễn Thị Tường An là đại diện pháp luật. Vậy nhưng, trong nhiều tài liệu công khai, có lúc Công ty này nằm tại tầng 23 tòa nhà Sông Đà - đường Phạm Hùng (Q. Nam Từ Liêm); có lúc tại số 150 phố Trần Vỹ (Q. Cầu Giấy) hay cũng có khi tại số 234 Phạm Văn Đồng (Q. Bắc Từ Liêm) hoặc số 9 Liên Cơ (Q.Nam Từ Liêm)...
Hiện, Công ty Đông Nam Dược trùng lặp tên chủ sở hữu, địa chỉ và số điện thoại với hàng loạt các công ty khác như An nhiên, Amua, Kiwi, Vic, Cic, Doctor A...
(Còn tiếp)
Theo Lao động
Thuốc trị đau dạ dày: Hiểu đúng để dùng đúng Đông y hay Tây y đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh nói chung và căn bệnh dạ dày nói riêng.. Các nhóm thuốc tây y thường được kê đơn Các nhóm thuốc tây điều trị bệnh dạ dày được dùng phổ biến hiện nay là các thuốc kháng sinh, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc chống tiết...