Giả mạo tin nhắn mời đi tiêm chủng để được tiêm… sớm
Nôn nóng muốn được tiêm vắc xin sớm để đi làm, 11 người ở độ tuổi từ 19-55 đã giả mạo tin nhắn mời đi tiêm chủng.
Ngày 29/9, UBND xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) cho biết, Công an xã Bình Hưng đã lập biên bản, xử lý 11 người tự tạo tin nhắn mời đi tiêm vắc xin.
Trước đó, trưa 28/9, bộ phận tiêm vắc xin tại điểm tiêm ở trường tiểu học Bình Hưng phát hiện một số người trình ra tin nhắn trên điện thoại di động có nội dung mời đến địa điểm trên để tiêm.
Người dân tự tạo tin nhắn mời đi tiêm để được tiêm vắc xin sớm (Ảnh: Hoàng Thuận).
Qua kiểm tra, nhân viên y tế phát hiện nội dung tin nhắn không phù hợp nên báo công an đến làm việc. Ngay sau đó, Công an xã Bình Hưng có mặt tiến hành mời 11 người có liên quan về trụ sở để xác minh, làm rõ.
Bước đầu, những người này khai nhận do nôn nóng muốn tiêm vắc xin sớm để đi làm nên đã tạo tin nhắn giả mời đi tiêm, chứ không có động cơ nào khác.
Được biết, nhóm người này ở độ tuổi từ 19-55, quê ở các tỉnh miền Tây và đang tạm trú trên địa bàn xã Bình Hưng.
Video đang HOT
Sau khi làm việc, 11 người có liên quan cam kết không tái phạm.
'Biệt đội' cập nhật thẻ xanh Covid
Trong 9 ngày, nhóm của Nguyễn Đức Nghĩa đã giúp cập nhật thông tin tiêm chủng cho 6.000 người, trong đó hơn 1.600 có thẻ xanh Covid.
Mấy ngày qua, chị Thanh Tâm, 33 tuổi, ở quận 1 đứng ngồi không yên khi đọc tin tức về kế hoạch đi lại sau ngày 30/9. Việc kinh doanh bất động sản của chị đã đình trệ theo suốt ba tháng nay. "Tôi thường xuyên phải di chuyển trong và ngoài nước. Sắp tới đi đâu cũng áp dụng thẻ xanh nên tôi vô cùng sốt ruột", chị Tâm nói.
Chị đã tiêm vaccine mũi một ngày 29/6, mũi hai ngày 3/8. Trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, mũi sau được cập nhật rất nhanh, riêng mũi đầu mãi không thấy được ghi nhận. Thanh Tâm gọi điện nhiều nơi nhờ chỉnh sửa mà không được.
Tuần trước, chị biết đến nhóm cập nhật thông tin tiêm chủng cho người dân ở quận 4 do anh Nguyễn Đức Nghĩa phụ trách. Ban đầu chị cũng nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn quyết định cầu cứu. Chưa đầy hai ngày, chứng nhận tiêm chủng đã chuyển màu xanh.
Nhóm của Nghĩa chụp ảnh trước cổng Bệnh viện quận 4, chiều 25/9. Từ trái qua: Hoàng (dược sĩ Bệnh viện quận 4), Nam (hotline leader), Tiên (quality control lead) và Nghĩa (team leader). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thanh Tâm cũng giống như nhiều người TP HCM, đặc biệt quan tâm đến "thẻ xanh Covid", chứng nhận đã tiêm hai mũi vaccine và đủ thời gian tạo kháng thể; người nhiễm Covid-19 đã khỏi trong vòng 6 tháng. Người có thẻ xanh Covid được tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch của thành phố.
Anh Nguyễn Đức Nghĩa, giám đốc nghiên cứu thị trường của một tập đoàn media đa quốc gia ở TP HCM từng rơi vào hoàn cảnh tương tự chị Thanh Tâm. Đầu tháng 9, anh liên hệ Bệnh viện quận 4 để trình bày trường hợp của mình, đồng thời đề nghị "nếu bệnh viện cần tình nguyện viên làm mảng này, em xin xung phong hỗ trợ".
Ba hôm sau, anh Nghĩa gặp Ban giám đốc Bệnh viện cùng với trưởng bộ phận tiêm chủng. Anh nhận ra quy trình cũ đang thiếu mất một người làm QC (quality control - kiểm soát chất lượng dữ liệu), rà soát từng dòng các tình nguyện viên nhập chuẩn chưa, sau đó gửi về đội nhập dữ liệu để đưa lên hệ thống.
Nghĩa đã thiết kế một nhóm chỉ làm công việc này. "Cách của tôi không có gì cao siêu, nhưng nhiều năm làm mảng thị trường nên tôi hiểu tâm lý người dân", anh chia sẻ.
Sau khi tuyển được thành viên, anh tổ chức thành hai đội: Cập nhật dữ liệu tiêm vaccine hàng ngày và đội hỗ trợ cho người dân bị sai sót, thiếu thông tin trong app Sổ sức khỏe điện tử .
Vài ngày đầu, số phản ánh gửi về rất ít, có lẽ do mọi người không tin tưởng vì đã nhiều lần phản ánh mà không được hỗ trợ. Trong tờ khai mà nhóm anh Nghĩa đăng tải trên fanpage Bệnh viện quận 4 và nhóm Tôi là dân quận 4 có số điện thoại 4 hotline, người dân có thể gọi điện hoặc nhắn tin luôn có người giải đáp. Tiếng lành đồn xa, số người tìm đến tăng dần.
Đức Nghĩa (dưới cùng bên phải) cùng các thành viên của "Biệt đội" trong buổi họp hôm 24/9. Ảnh chụp màn hình
Hiện tại nhóm có 16 người, đa số ở TP HCM, 2 người ở Đà Nẵng và một ở Huế. Tất cả đều làm từ xa, ngoại trừ tình nguyện viên Thủy Tiên nhận nhiệm vụ rà soát dữ liệu ngay tại bệnh viện. Công việc đòi hỏi kỹ năng văn phòng và một chút kiến thức y khoa hoàn toàn phù hợp với Tiên, người đang học bác sĩ nội khoa. Cô gái 25 tuổi ở Phú Nhuận cũng là F0 đã khỏi bệnh.
Thủy Tiên cho biết, phát hiện có nhiều loại lỗi sai, phổ biến nhất là sai thông tin cá nhân (tên, tuổi, năm sinh, số điện thoại), tiêm ngày trước nhầm ngày sau, mới một mũi nhập thành hai... Cô gái đã cố gắng chỉnh sửa dữ liệu ngày tiêm nào hết ngày đó, đảm bảo thông tin chuẩn và khớp trước khi gửi lên bộ phận nhập dữ liệu.
Phụ trách nhóm 4 người trực hotline, Nhật Nam, 26 tuổi, cho biết hàng ngày họ phản hồi cho 300-400 người phản ánh qua Internet và giải đáp 150-200 cuộc gọi của người dân. Đến nay, hơn 6.000 người được "Biệt đội siêu nhân quận 4" hỗ trợ cập nhật thông tin tiêm chủng,
Khi tiếp nhận phản ánh của người dân, nhóm hứa trong vòng 24-48 tiếng sẽ cập nhật thành công. "Thời gian này để phòng trường hợp không giải quyết hết việc, nhưng thông thường chỉ trong 24 tiếng, chúng tôi sẽ giải quyết cho người dân", anh Nguyễn Đức Nghĩa, trưởng nhóm cho biết.
Theo ông Đỗ Thành Tuấn, giám đốc Bệnh viện quận 4, trước đây viện dùng phần mềm cũ chậm cập nhật nên người dân gọi đến "cháy máy". "Từ ngày có nhóm Nghĩa vào cuộc, số người gọi đến hotline bệnh viện giảm hẳn", ông Tuấn nói.
Hai người dân được "Biệt đội siêu nhân quận 4" cập nhật thông tin tiêm vaccine. Ảnh chụp màn hình
Từ ngày Covid-19 bùng phát ở TP HCM, Nguyễn Đức Nghĩa đã có mong muốn đi làm tình nguyện nhưng lấn cấn vì có hai con nhỏ. Giờ đây anh đã được đóng góp sức mình phù hợp với kinh nghiệm sẵn có. Một ngày làm việc của Nghĩa kéo dài từ 16-18 tiếng, vừa làm việc công ty, dạy tiếng Anh và khoảng 4 tiếng cho việc tình nguyện. "Có những đêm đi ngủ mình mới nhận ra chưa ăn cơm", anh nói.
Nghĩa và các thành viên khác cho biết họ không hề thấy vất vả bởi niềm vui nhận lại quá nhiều. Hàng ngày có hàng trăm tin nhắn cảm ơn của người dân. Vài hôm trước, nhóm còn nhận được một chậu lan trắng từ chị Thanh Tâm. "Tụi mình rất cảm động với những lời cảm ơn của mọi người, vì chứng minh được những gì tụi mình đang làm thực sự giúp đỡ được người dân", Nghĩa nói.
Quận 4 có gần 200.000 dân. Tiến trình phủ vaccine đầy đủ hai mũi sẽ còn kéo dài. Nhóm của Nghĩa cho biết sẽ còn hỗ trợ tới lúc nào bệnh viện không cần nữa.
Bình Dương quét mã QR quản lý người ra vào nơi công cộng Bình Dương yêu cầu các đơn vị áp dụng quét mã QR để quản lý người ra vào địa điểm công cộng, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên toàn tỉnh. Ngày 25/9, UBND tỉnh Bình Dương ban hành văn bản số 4847 về việc tăng cường triển khai việc quét mã QR phục vụ phòng chống dịch Covid-19 trong điều kiện bình...