Giá lương thực thế giới giảm 2 tháng liên tiếp
Ngày 3/6, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc ( FAO) cho biết giá lương thực thế giới trong tháng 5 đã giảm bớt dù giá ngũ cốc và thịt đều tăng. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp giá lương thực giảm sau khi đạt mức cao kỷ lục vào tháng 3 vừa qua.
Rau củ được bày bán tại khu chợ ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Cụ thể, chỉ số giá lương thực đã giảm từ 158,3 điểm trong tháng 4 xuống còn 157,4 điểm. Dù ít hơn so với tháng trước, song chỉ số giá lương thực trong tháng 5 vẫn cao hơn 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là do quan ngại về ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine.
FAO dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong vụ mùa năm 2022-2023 sẽ giảm 16 triệu tấn so với mức kỷ lục 2,784 tỷ tấn trong năm 2021. Đây là lần giảm đầu tiên trong 4 năm. Chỉ số giá ngũ cốc tăng 2,2%, trong đó giá lúa mỳ tăng 5,6% so với tháng trước. So với năm ngoái, giá lúa mỳ đã tăng tới 56,2%. Theo FAO, nguyên nhân khiến giá lúa mỳ tăng mạnh là do Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này và nguy cơ giảm sản lượng tại Ukraine. Trong khi đó, chỉ số giá dầu thực vật đã giảm 3,5% so với tháng 4, một phần là do Indonesia quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ.
Nhà kinh tế trưởng của FAO Maximo Torero Cullen nhận định các lệnh hạn chế xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro trên thị trường và có thể dẫn đến xu hướng tăng giá và làm tăng nguy cơ biến động giá cả. Xu hướng giảm giá các loại hạt chứa dầu đã cho thấy tầm quan trọng của việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế để hàng hóa xuất khẩu thông thương một cách suôn sẻ.
Video đang HOT
Trong khi chỉ số giá các sản phẩm từ sữa, đường và dầu thực vật đều giảm trong tháng 5, chỉ số giá thịt lại tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Chỉ số giá các sản phẩm từ sữa đã giảm 3,5% so với tháng trước, với giá bột sữa giảm mạnh nhất do các rủi ro thị trường liên quan đến các lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19 tại Trung Quốc. Chỉ số giá thịt đã tăng 0,6% trong tháng 5, với giá thịt bò đã ổn định, xu hướng giảm giá thịt lợn được bù đắp bởi giá thịt gia cầm tăng lên.
Về sản lượng ngũ cốc toàn cầu, FAO dự báo sản lượng lúa mỳ, gạo, ngô sẽ giảm đi trong khi sản lượng cao lương và lúa mạch sẽ tăng lên. Các dự báo này được đưa ra dựa trên điều kiện mùa vụ và kế hoạch gieo trồng. Bên cạnh đó, FAO cũng dự báo việc tiêu thụ ngũ cốc trong vụ mùa năm 2022-2023 sẽ giảm 0,1% so với vụ mùa năm 2021-20211 xuống còn 2,788 tỷ tấn. Đây là lần giảm đầu tiên trong 20 năm.
Xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm hiệu quả, linh hoạt
Ngày 15/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại sứ quán Italy tại Hà Nội và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 41 và 76 năm thành lập FAO.
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 41 và 76 năm thành lập FAO. Ảnh: NLA/mard.gov.vn
Ngày Lương thực Thế giới năm 2021 với chủ đề "Hành động hôm nay, tương lai ngày mai - Cải thiện sản xuất, dinh dưỡng, môi trường và cuộc sống", nhằm nâng cao nhận thức về nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi sang các hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng hiệu quả, đầy đủ, linh hoạt và bền vững hơn. Đây cũng là sự kiện kêu gọi sự chung tay hành động nhằm đảm bảo rằng hệ thống lương thực thực phẩm có thể cung cấp đủ lương thực, thực phẩm với giá cả hợp lý, an toàn và đầy đủ dinh dưỡng để người dân ở mọi nơi đều được hưởng cuộc sống năng động và lành mạnh.
Ông Francisco Pichon, Giám đốc Quỹ quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD) thay mặt Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam cho hay, đây là năm thứ hai kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới trong bối cảnh dịch COVID-19. Điều này nhắc nhở rằng đại dịch là thách thức toàn cầu gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong hệ thống lương, thực thực phẩm; đồng thời, gây ra đợt suy thoái kinh tế toàn cầu chưa từng có tiền lệ.
Những người nông dân vốn đã chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và thiên tai, nay còn gặp phải khó khăn trong tiêu thụ nông sản sau khi thu hoạch. Trong khi đó, tình trạng nghèo đói gia tăng đang khiến số lượng người dân thành phố phải sử dụng đến các kho dự trữ lương thực ngày càng tăng và hàng triệu người cần viện trợ lương thực khẩn cấp. Đồng thời, cần các hệ thống lương thực thực phẩm bền vững có khả năng cung cấp cho 10 tỷ người trên thế giới vào năm 2050.
Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững là một hệ thống có đủ các loại thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn với giá cả phải chăng cho tất cả mọi người, không ai bị đói hoặc suy dinh dưỡng ở bất kỳ hình thức nào. Thực phẩm ít bị lãng phí hơn và chuỗi cung ứng thực phẩm có khả năng chống chịu tốt hơn với các cú sốc như thời tiết khắc nghiệt, giá cả biến động hoặc đại dịch hoành hành, trong khi tránh làm trầm trọng hơn tình trạng suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.
Nói cách khác, các hệ thống lương thực thực phẩm bền vững mang lại an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người, mà không ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường của các thế hệ mai sau. Các hệ thống như vậy sẽ mang lại sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn và không để lại ai bị bỏ lại phía sau.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, chủ đề năm nay là cơ hội để cộng đồng quốc tế chia sẻ rộng rãi về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm nhằm đảm bảo cho tất cả người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng. Đồng thời, vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và đóng góp 14,85% GDP của quốc gia. Mặc dù bị tác động của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, thiên tai, nông nghiệp Việt Nam vẫn đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm cho gần 100 triệu dân và phục vụ xuất khẩu. Riêng 9 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản đạt 35,5 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, không chỉ quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, Việt Nam cũng đề cao vai trò quan trọng của công nghệ số và đổi mới sáng tạo trong việc tăng hiệu quả, năng suất, an toàn thực phẩm. Đồng thời, kết nối người sản xuất trực tiếp với người tiêu dùng; giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực thực phẩm, tạo khả năng phục hồi cao hơn cho chuỗi cung ứng nông sản. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, thúc đẩy tiêu dùng xanh và bền vững - một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, Việt Nam sẵn sàng đồng hành cùng với FAO và các đối tác quốc tế triển khai các mục tiêu của Ngày Lương thực thế giới năm nay. Qua đó, góp phần đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của FAO trong thời gian tới.
Ông Francisco Pichon cho biết, các chủ đề về dinh dưỡng, bình đẳng giới sẽ là những nội dung then chốt trong chương trình hợp tác tiếp theo giữa FAO và Việt Nam. Sự hợp tác và hành động của chúng ta ngày hôm nay để đảm bảo rằng, không có người nào bị bỏ lại phía sau không có suy dinh dưỡng cũng như là đói nghèo và bất bình đẳng trong tương lai. Đồng thời, mang lại nền sản xuất tốt hơn về dinh dưỡng, môi trường và cuộc sống tốt hơn cho người dân Việt Nam.
Tháng 9/2021, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hệ thống Lương thực đầu tiên trên toàn cầu, để tạo sự đồng thuận về các hành động mới nhằm mục tiêu chuyển đổi cách thức thế giới sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Hội nghị đã thông qua phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm chống đói nghèo, giảm bất bình đẳng và bảo vệ môi trường.
Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Hệ thống Lương thực thực phẩm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng và cam kết thực hiện việc chuyển đổi và phát triển Hệ thống Lương thực thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững trong bối cảnh "bình thường mới".
Xây dựng chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo bền vững Trước nhu cầu lương thực trên thế giới vẫn tăng cao, xuất khẩu gạo Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong những tháng tới, đặc biệt với nhu cầu mạnh hơn từ các thị trường như: EU, Trung Quốc, Bangladesh, Iran... Trước nhu cầu lương thực trên thế giới vẫn tăng cao, xuất khẩu gạo Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng....