Giá lúa mỳ tăng cao kỷ lục sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
Ngày 16/5, giá lúa mỳ đã tăng cao kỷ lục sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng này do một đợt nắng nóng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sản lượng.
Lúa mì được chở tới bán tại một chợ ở ngoại ô Amritsar, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Mở cửa thị trường châu Âu ngày 16/5, giá lúa mỳ đã tăng lên mức 435 euro (453 USD)/tấn. Giá mặt hàng này vốn đã tăng cao do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine – nhà xuất khẩu lúa mỳ chính của thế giới.
Hôm 14/5, Chính phủ Ấn Độ bất ngờ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ với hiệu lực tức thì nhằm ngăn chặn đà leo thang của giá mặt hàng này trong nước, khi lượng hàng trong các kho dự trữ đang giảm dần. Chính phủ Ấn Độ cho biết lệnh cấm nhằm quản lý an ninh lương thực tổng thể của đất nước và hỗ trợ các nước láng giềng cũng như những nước dễ bị tổn thương. Hoạt động xuất khẩu lúa mỳ tới các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của các nước đó và dựa trên đề nghị của chính phủ nước đó vẫn được phép diễn ra.
Ấn Độ là quốc gia sản xuất lúa mỳ thứ hai trên thế giới. Nước này cấm xuất khẩu lúa mỳ trong bối cảnh các thị trường hàng nông sản toàn cầu đang chịu sức ép lớn bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Trước xung đột, Ukraine xuất khẩu 4,5 triệu tấn nông sản mỗi tháng qua các cảng biển, chiếm 12% lúa mỳ thế giới, 15% ngô và 50% dầu hướng dương. Do ảnh hưởng từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Moksva, các cảng biển ở Ukraine bị đình trệ hoạt động. Theo ước tính, hiện khoảng 20 triệu tấn lúa mỳ đang tồn kho ở Ukraine cần được xuất khẩu.
Ấn Độ: Xuất khẩu lúa mỳ đạt mức cao kỷ lục trong tháng Tư
Hãng PTI cho biết, Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 1,4 triệu tấn lúa mỳ trong tháng Tư, qua đó hỗ trợ phần nào cho các thị trường ngũ cốc, khi người mua đang "chạy đua" tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho nguồn cung ở Biển Đen vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến ở Ukraine.
Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 1,4 triệu tấn lúa mỳ trong tháng Tư. Ảnh tư liệu: Getty Images
Tháng Tư là tháng đầu tiên của năm tài chính. Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mỳ lớn thứ hai thế giới, đã xuất khẩu kỷ lục 7 triệu tấn ngũ cốc trong tài khóa 2021-2022. Đây cũng là nhà cung cấp lúa mỳ lớn duy nhất vào thời điểm này trong năm và xuất khẩu ngũ cốc của nước này đã tăng mạnh kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng Hai. Trước đó, Ấn Độ chỉ xuất khẩu 242.857 tấn lúa mỳ vào tháng 4/2021.
Nguồn cung lúa mỳ và tình trạng sẵn có đã được cải thiện trong vài tuần qua và điều đó sẽ giúp xuất xưởng nhiều lúa mỳ hơn trong tháng Năm. Người mua từ châu Á và Trung Đông đang mua lúa mỳ của Ấn Độ, vì giá rẻ hơn so với giá lúa mỳ của các nguồn cung thay thế khác. Ấn Độ đã xuất khẩu lúa mỳ sang Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi.
Do nguồn cung từ Ukraine và Nga giảm, vốn từng chiếm khoảng 29% tổng lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu, nhà nhập khẩu lúa mỳ hàng đầu Ai Cập lần đầu tiên đồng ý mua ngũ cốc từ Ấn Độ. Các thương nhân cho biết, Ấn Độ cũng xuất khẩu lúa mỳ sang các thị trường mới khác như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Mozambique và Tanzania. Ngoài ra, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cũng mua lúa mỳ từ Ấn Độ để cung cấp cho Somalia, Kenya và Djibouti.
Lạm phát lương thực toàn cầu thêm trầm trọng khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mỳ Để bảo đảm nguồn cung trong nước trong điều kiện mùa vụ thất thu vì nắng nóng, Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch hạn chế xuất khẩu lúa mỳ. Nắng nóng kỷ lục khiến sản lượng thu hoạch lúa mỳ tại Ấn Độ suy giảm. Ảnh: Getty Images New Delhi đang xem xét hạn chế xuất khẩu lúa mỳ khi thời tiết...