Giá lợn rớt thê thảm: TP.HCM giảm 3.000 đồng/kg thịt lợn
Chiều ngày 26.4, Sở Tài chính TP.HCM vừa có quyết định điều chỉnh giảm giá 3.000 đồng/kg đối với nhiều mặt hàng thịt gia súc của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2017.
Theo đó, các sản phẩm thịt gia súc của Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn (Sagri), Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), hệ thống siêu thị Big C… sẽ đồng loạt thực hiện giảm giá từ ngày 27.4.2017.
Sau khi giảm, mức giá bán một số mặt hàng như thịt lợn đùi và thịt cốt lết sẽ còn 77.500 đồng/kg, thịt vai và thịt nách 74.100 đồng/kg, thịt nạc 90.500 đồng/kg, thịt ba rọi 85.000 đồng/kg; chân giò 65.000 đồng/kg…
Giá bình ổn giá thịt gia súc tại TP.HCM sẽ giảm 3.000 đồng/kg từ ngày mai
Đại diện Sở Tài chính TP.HCM thông tin, trước tình hình giá thịt lợn giảm chạm đáy và ngành chăn nuôi gia súc trong nước đang gặp khó khăn về đầu ra, Sở Tài chính TP.HCM đã làm việc với các doanh nghiệp, nhà bán lẻ, tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố để cân đối chi phí đầu vào, cập nhật diễn biến giá cả thị trường…
Đồng thời, dựa trên các quy định của chương trình bình ổn thị trường cũng như đảm bảo tuân thủ quy luật cơ chế giá cả thị trường, Sở và các đơn vị đã thống nhất điều chỉnh giảm giá thịt lợn, nhằm đảm bảo lợi ích của các bên và góp phần kích cầu tiêu dùng.
Trước đó vài ngày, trả lời báo chí về việc giá heo hơi giảm sâu nhưng giá bán bình ổn thị trường vẫn… bình ổn, đại diện Sở Công thương TP.HCM cho rằng, đơn vị đang quản lý chương trình bình ổn cho biết là chưa… nghe các doanh nghiệp phản ảnh về việc giá heo hơi rớt sâu nên chưa quyết định điều chỉnh giám.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại vùng thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, những ngày này, không khí thê lương phủ khắp các thôn, xóm trong vùng. Một số nơi thương lái vẫn vào ra ngã giá mua bán. Tuy nhiên, giá heo chỉ còn dao động 15.000 – 17.000 đồng/kg, bán ra cũng chẳng thấm vào đâu so với đồng vốn bà con đã bỏ ra trong thời gian qua.
“Thủ phủ” chăn nuôi Đồng Nai đang khá lộn xộn vì giá heo giảm sâu, người nuôi lỗ nặng
Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai buồn rầu cho biết, tình hình đang rất hỗn loạn, việc mua bán không còn ý nghĩa gì khi giá bán ra quá thấp. Nếu như trước đây, một con heo thịt đủ trọng lượng xuất chuồng có thể bán được giá 7 – 8 triệu thì nay, giá chỉ còn hơn 1 triệu đồng. Chưa kể, giá heo nái chỉ còn 13.000 đồng/kg.
Do không thể bán được heo, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ, quy mô vài chục con trở xuống đã tự mổ heo đem ra chợ bán kiếm thêm. Thế nhưng, việc này không đơn giản khi hộ chăn nuôi thì không có giấy phép giết mổ, không được kiểm dịch thú y… Đem ra chợ cũng không có chỗ để bán…
“Với hộ nuôi vài chục con thì họ còn ráng tìm cách kiếm thêm vài trăm nghìn đồng mỗi con, nhưng với những trại lớn thì coi như vô phương, không thể giải quyết cách này được”, ông Đoán nói.
Cùng ngày, một số doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng đã có động thái giảm giá để hỗ trợ bà con nông dân. Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã quyết định hạ giá thức ăn chăn nuôi heo 200 đồng/kg, bắt đầu áp dụng từ ngày 26.4 theo như cam kết trước đó. Đại diện CP thông tin, với sản lượng thức ăn bán ra hiện nay, mỗi tháng công ty đã hỗ trợ cho người chăn nuôi hơn 20 tỷ đồng.
Theo Danviet
Bộ Công Thương lần đầu "lên tiếng" về giá lợn giảm: Do Trung Quốc
Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các doanh nghiệp chế biến, giết mổ, phân phối thịt heo về việc tiêu thụ thịt lợn. Theo đó, Bộ Công thương cho biết, hiện nguồn cung lợn đang dôi dư tới 200.000 tấn và Trung Quốc ngừng nhập là những nguyên nhân chính dẫn tới giá lợn rớt thê thảm.
Bộ Công Thương cho biết, hiện nay giá lợn rớt thê thảm trên thị trường ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người chăn nuôi và khả năng duy trì nguồn cung lâu dài cho thi trường.
Nhằm hỗ trợ người chăn nuôi trong việc tiêu thụ sản phẩm heo hơi đến thời kì xuất chuồng, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp tăng cường phối hợp với các Sở Công Thương, Sở NN&PTNT kết nối tiêu thụ mặt hàng heo đến kì xuất chuồng cho các hộ chăn nuôi tại các vùng chăn nuôi tập trung.
Bên cạnh đó, Bộ đề nghị các doanh nghiệp tăng cường thu mua giết mổ, chế biến và cấp đông các sản phẩm thịt heo.
Giá lợn rớt thê thảm đang gây khốn đốn cho toàn ngành chăn nuôi. Ảnh minh hoạ
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), qua tìm hiểu thự tế, giá lợn giảm thê thảm là có thật, nguyên nhân chính do phía Trung Quốc ngưng nhập khẩu (tiểu ngạch) trong khi nguồn cung trong nước vượt cầu.
Dẫn chứng số liệu thực tế, cơ quan này cho biết, tổng đàn heo và sản lượng thịt heo luôn tăng đều qua các năm. Cụ thể tổng đàn heo cả nước tháng 2 và 3-2017 đều tăng bình quân 4% so với cùng kì năm 2016. Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng tháng 3 ước tăng 4% so với cùng kì năm 2016. Dự kiến năm 2017 sản lượng thịt heo đạt 3,7 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2016.
Trong khi đó, theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), ước tính nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa năm 2017 khoảng 3,5 triệu tấn thịt heo hơi. Như vậy so với nguồn cung thì thịt heo dư thừa khoảng 200.000 tấn (chưa tính đến lượng nhập khẩu).
Về giá cả, hiện giá heo xuất chuồng dao động trong khoảng 25.000-30.000 đồng/kg, giảm hơn 35% so với năm 2016. Giá thịt heo bán lẻ ngoài chợ dao động trong khoảng 70.000 đồng/kg, giảm 15.000 đồng/kg so với năm ngoái. Giá tại siêu thị dao động khoảng 90.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg so với năm 2016.
Theo Vụ Thị trường trong nước, tại chợ truyền thống, người bán lẻ cho biết gần đây thương lái giết mổ có giảm giá bán (khoảng 10.000-20.000 đồng/kg) nên giá bán lẻ giảm theo.
Còn tại các siêu thị, giá thịt heo đầu vào từ các nhà cung cấp lớn không giảm nhiều do giá được kí hợp đồng từ trước (thời điểm giá heo chưa giảm sâu) và hệ thống siêu thị thường thánh toán trả chậm từ 1-2 tháng nên bị tính vào giá thành cả chi phí lãi suất. Vì vậy giá thịt tại các siêu thị không giảm nhiều.
Theo đánh giá của một chuyên gia nông nghiệp, nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn của ngành chăn nuôi lợn hiện nay là do các hộ nông dân tăng đàn để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bất chấp cảnh báo rủi ro từ các bộ ngành, khiến nguồn cung thịt heo vượt nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó, phía Trung Quốc tăng cường giám sát, phòng chống hoạt động nhập khẩu háng hóa, trong đó có heo sống trái phép qua biên giới đất liền, nên hoạt động xuất heo sống qua biên giới phía Bắc sang Trung Quốc bị ảnh hưởng, gây sức ép lên giá thị heo trong nước.
Do đó, chuyên gia này đề xuất Chính phủ cần giao Bộ NNN&PTNT chủ trì phối hợp với các địa phương rà soát quy hoạch, điều chỉnh lại vùng nuôi và sản lượng nuôi. Khuyến cáo các hộ nuôi và các trang trại nghiên cứu kĩ thị trường để cân đối nguồn cung.
Còn ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam đề xuất, Bộ NN&PTNT cần khuyến khích doanh nghiệp chế biến và trữ đông thịt heo. Bộ Tài chính cần có cơ chế hỗ một số doanh nghiệp chế biến phẩm tăng cường thu mua heo tạm trữ, cấp đông.
Theo Trà Phương (Pháp luật TP.HCM)