Giá lợn hơi giảm mạnh, khó bán: Cần “bàn tay” đàm phán của Chính phủ
Trước tình trạng giá lợn hơi liên tiếp sụt giảm và ế ẩm, các chuyên gia cho rằng, đây là hệ quả của việc tăng quy mô đàn một cách tự phát, duy ý chí, khiến lượng cung quá lớn, trong khi đầu ra phụ thuộc vào xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Trước mắt, để tránh lỗ nặng cho nông dân, rất cần “bàn tay” đàm phán của Chính phủ tại các thị trường xuất khẩu.
Chấm dứt kiểu làm “ào ào”
Sáng 28.12, trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng giá lợn hơi giảm sâu, thậm chí có nơi hiện nông dân chỉ bán được với giá 27.000 – 28.000 đồng/kg, ông Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam phân tích, nguyên nhân chính khiến giá lợn hơi giảm mạnh, ế ẩm như hiện nay là do thị trường Trung Quốc gần như ngừng nhập khẩu.
Việc phát triển đàn lợn hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào tâm lý, khả năng của người dân, doanh nghiệp…. Ảnh: T.L
“Lâu nay các trang trại chủ yếu nuôi lợn để bán cho thị trường Trung Quốc, vì vậy khi Trung Quốc dừng mua, đương nhiên thị trường lợn hơi trong nước sẽ bị chững lại, thậm chí “đóng băng”. Đó là hệ quả của việc làm ăn tiểu ngạch, sản xuất không theo nhu cầu, cuối cùng nông dân phải gánh chịu thiệt hại. Bây giờ có kêu gọi thị trường trong nước giải cứu cũng khó, vì nhu cầu người dân nước ta chỉ khoảng 2 triệu tấn thịt lợn/năm, trong khi tổng sản lượng thịt lợn năm nay lên tới 5,33 triệu tấn, ăn làm sao hết được” – ông Trúc nói.
Theo ông Trúc, thời gian qua nông dân chủ yếu nuôi lợn có trọng lượng lớn (lợn béo) để bán sang Trung Quốc, còn người tiêu dùng trong nước không thích ăn loại lợn này. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chưa hề có chính sách dự trữ sản phẩm thịt lợn giống như gạo, cà phê… “Bất cập đối với chăn nuôi lợn hầu như ai cũng đã nhìn thấy, song đến nay vẫn chưa có ngành chức năng nào vào cuộc xử lý rốt ráo, cũng như không thể điều tiết nổi lượng cung ra thị trường. Kể cả Bộ NNPTNT có ra “hạn ngạch” về đầu lợn cũng khó khả thi vì lâu nay hầu hết nông dân nuôi theo phong trào, còn tâm lý đám đông. Hễ thấy giá cao là ồ ạt tăng đàn, không cần biết khi lợn đến lứa sẽ bán cho ai” – ông Trúc cho hay.
Ông Nguyễn Như So – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Dabaco nhận định, nhà nước phải có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, tạo điều kiện về mặt bằng, đất đai để đầu tư, xây dựng các cơ sở chăn nuôi tập trung gắn với thị trường tiêu thụ. Ông So nhận định: “Việc tiêu thụ của chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào thương lái mua để bán sang Trung Quốc. Khi họ hết nhu cầu thì người chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề do sản phẩm bị ứ đọng”.
Chính vì vậy, ông So kiến nghị phải có thêm nhiều chính sách nữa cho chăn nuôi nông hộ, ví dụ như xúc tiến trích lập quỹ rủi ro cho người chăn nuôi trong các chuỗi liên kết (do các doanh nghiệp lớn đóng). Đồng thời, nên đầu tư xây dựng hệ thống kho đông lạnh đủ tiêu chuẩn bảo quản trữ đông, đồng thời có chính sách thu mua thực phẩm để dự trữ cho từng vùng, từng tỉnh khi giá thị trường xuống thấp.
Video đang HOT
Còn ông Trúc thì có quan điểm ngược lại. “Cách duy nhất hiện nay là phải giảm đàn lợn, chỉ sản xuất theo nhu cầu thị trường, chấm dứt cảnh làm ăn ào ào. Khi không có thị trường, không nắm bắt được tín hiệu từ thị trường thì nuôi nhiều làm gì? Ngành chức năng như Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương muốn chỉ đạo, điều tiết được thị trường đều phải nắm rõ lượng cung, lượng cầu; các địa phương có nghề chăn nuôi phát triển cũng phải nắm được điều đó. Một thực tế là lâu nay Hội Chăn nuôi chưa bao giờ nghe thấy các địa phương có phản ánh, báo cáo gì về tình hình chăn nuôi” – ông Trúc nói.
Đẩy mạnh đàm phán chính ngạch
Tại một cuộc họp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hồi tháng 10, ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, tính đến tháng 9, xuất khẩu tiểu ngạch thịt lợn hơi sang thị trường Trung Quốc vẫn trên đà tăng, đạt khoảng 350.000 tấn lợn hơi, giá trị đạt 875 triệu USD. Cục Chăn nuôi cũng dự báo hết năm 2016 xuất khẩu lợn hơi sang Trung Quốc sẽ đạt khoảng 500.000 tấn. “Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc thay đổi rất thất thường, do đó chúng ta cần phải có giải pháp an toàn hơn, cụ thể là giảm xuất khẩu tiểu ngạch, tăng chính ngạch. Nếu chúng ta làm tốt hơn có thể cung cấp được 2 triệu tấn thịt lợn hơi sang nước này” – ông Vân khẳng định.
Còn ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì cho rằng, tất cả các nước muốn xuất khẩu được thực phẩm ra nước ngoài đều phải đạt được thỏa thuận về hiệp định thú y. Không có hiệp định thú y không làm được. “Vừa qua, tôi có trao đổi với anh Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương, được biết là chưa tìm được đường xuất khẩu thịt chính ngạch sang Trung Quốc. Nếu có một hiệp định thú y để xuất khẩu chính ngạch thì chăn nuôi mới bền vững và mới phát triển mạnh được. Còn để đáp ứng vào thị trường Nhật Bản, chúng ta còn phải phấn đấu nhiều hơn” – ông Lịch cho hay.
Về việc đàm phán xuất khẩu chính ngạch sản phẩm thịt lợn, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nói: “Đoàn của Thủ tướng Chính phủ trước khi đi Trung Quốc chúng tôi cũng kiến nghị đàm phán xuất khẩu chính ngạch 3 nhóm sản phẩm: Thịt lợn, sữa và rau quả. Hiện nay với 28 triệu con lợn thương phẩm, 4 triệu lợn bố mẹ, nếu ký chính thức mỗi năm chúng ta có thể xuất được từ 1-1,5 triệu tấn. Tới đây, Bộ NNPTNT sẽ cùng Bộ Công Thương bàn giải pháp kỹ thuật để tiến tới bàn bạc kỹ hơn với phía Trung Quốc”.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông các sản phẩm chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã có đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm soát giao thông và lưu thông, hạn chế thấp nhất việc dừng xe chở vật nuôi sống trên đường, nhất là các xe chở lợn xuất khẩu đi xa từ phía Nam lên biên giới phía Bắc (mất gần 2 ngày 2 đêm/chuyến). Theo Cục Chăn nuôi, lợn vận chuyển trên đường chỉ được tắm nước và phải nhịn đói; qua biên giới lại tiếp tục đi đường bộ rồi mới cân đo, xác định khối lượng thanh toán, gây thua thiệt rất nhiều cho phía người chăn nuôi Việt Nam.
Theo Danviet
Không sử dụng một số loại hải sản: "Thôi cứ nhịn cho lành"
Mặc dù vùng biển Nghệ An nằm ngoài khu vực ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển liên quan đến hoạt động xả thải của Formosa nhưng hoạt động đánh bắt, buôn bán hải sản bị ảnh hưởng nặng nề do tâm lý e ngại của người dân. Nhiều tiểu thương chỉ dám buôn bán cầm chừng, thậm chí phải cắm sổ đỏ để chi phí cho sinh hoạt và học hành của con cái.
Sự việc Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) xả thải trái phép ra biển gây nên sự cố môi trường 4 tỉnh từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế xảy ra hơn 5 tháng nhưng nhiều người dân ở Nghệ An vẫn chưa dám sử dụng hải sản trong bữa cơm gia đình, mặc dù Nghệ An nằm ngoài khu vực ảnh hưởng của sự cố môi trường này.
Nhiều gian hàng bán cá biển không có khách mua.
Chị Nguyễn Thị Thủy Tiên (Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết: "Từ khi có thông tin về ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh gia đình tôi không dám ăn cá, tôm gì nữa mặc dù từ trước tới nay hải sản là thức ăn chủ yếu, mỗi tuần cũng phải ăn đến 3-4 bữa. Lúc thì thấy họ bảo là ăn được, an toàn, khi lại bảo là chưa an toàn, thôi cứ nhịn đi cho lành".
Chị Lý Thị Thúy (xã Nghi Phú, TP Vinh) cũng không dám mua cá biển về ăn từ khi xảy ra sự kiện Formosa vì sợ cá bị nhiễm độc. Thậm chí, cách đây chưa đến 1 tháng, gần nhà chị có người tử vong sau khi ăn rạm biển, nỗi sợ hãi càng tăng lên gấp bội.
"Sau khi báo chí vào cuộc mới biết người trong xã tử vong do bị nhiễm trùng máu chứ không phải do rạm bị nhiễm độc chì, mình cũng được giải tỏa về tâm lý nên mua bữa cá trích về rán vì đây là món khoái khẩu của cả nhà. Hôm qua lại nghe thông tin một số loại hải sản chưa nên ăn. Nói thật, người dân như chúng tôi làm sao phân biệt được cá nào ở tầng đáy, cá nào ở tầng mặt, cá nào được đánh bắt ở khu vực trong hay ngoài 20 hải lý?", chị Thúy cho hay.
Tại các khu chợ ở TP Vinh, lượng người mua hải sản cũng rất thưa thớt trong khi đó hàng thủy sản lại hút nhiều khách hơn.
Phe phẩy chiếc que xua đuổi ruồi, chị Nguyễn Thị Thu buồn thiu: "Mấy tháng nay không buôn bán được gì cả. Cá chúng tôi bán là cá được đánh bắt ở khu vực biển Cửa Lò, ngoài khu vực ảnh hưởng của Formosa nhưng khách hàng họ không tin. Nếu trước đây được 10 phần thì giờ thu nhập chỉ được 1-2 phần. Cứ kéo dài như thế này thì chúng tôi không biết lấy gì mà sống rồi còn lo học hành của các con".
Hoặc lượng khách mua rất ít, chỉ bằng 1/10 so với trước kia.
Đầu năm học mới, các khoản đóng góp của các con lên tới 4-5 triệu trong khi nghề bán cá mấy tháng nay không sinh lãi rồi tiền sinh hoạt phí "lạm" vào tiền vốn khiến chị Thu phải tính đến việc cắm sổ đỏ để chi trả các khoản.
Gian hàng tôm biển, mực, sò của chị Nguyễn Thị Hòa (thị xã Cửa Lò) cũng không có mấy người mua hoặc nếu có hỏi đến cũng ép giá xuống chỉ còn phân nửa. Đặc biệt, trong buổi chợ chiều ngày 21/9, sau khi có thông tin từ Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng tôm, ghẹ và một số hải sản ở biển miền Trung thì gần như hàng của chị Hòa không có khách mua.
Thau ghẹ của chị Trần Thị Nguyệt (tiểu thương chợ Quán Bánh, TP Vinh) dường như vẫn đầy như khi mới bắt đầu buổi chợ chiều. "Trước đây mỗi ngày bán được 5 yến thì giờ họa hoằn lắm mới bán được 5-7kg, gần như không có lãi. Không có người mua nhưng cũng phải đi bán, mong gặp may thôi chứ ngồi nhà càng chết, đi để còn giữ khách, giữ nghề", chị Nguyệt thở dài.
Chị Thu buồn thiu khi hải sản ế ẩm, người dân chọn cá ao, cá sông thay vì cá biển như trước đây.
Trong danh mục các loại hải sản được Bộ Y tế khuyến cáo không có cá thu nhưng gian hàng cá thu của chị Võ Thị Hà (trú ở Cửa Hội, thị xã Cửa Lò) cũng họa hoằn lắm mới có khách hỏi mua. "Cá thu đánh bắt cách bờ 300-400 sải nước, có nằm trong khu vực bị nhiễm độc đâu. Nhưng người dân mình làm sao mà biết được là cá đánh bắt trong hay ngoài 20 hải lý như cơ quan chức năng nói nên họ e ngại, không mua.
Nếu như trước đây mỗi buổi chợ tôi bán 50kg cá thu thì giờ chỉ bán được 1/10 như thế. Người mua ít, tất nhiên giá cũng hạ, rồi tiền xăng xe nữa, nhiều khi bước chân ra đi là biết bị lỗ nhưng không đi không được, mấy chục năm cả nhà tôi sống nhờ các buổi chợ rồi, giờ cũng không biết chuyển sang nghề gì mà sống", chị Nguyệt chán nản.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Nhà trọ ế ẩm, dân chặn xe đưa đón công nhân Cho rằng xe đưa đón tại KCN Nam Cấm (Nghệ An) khiến công nhân không ở trọ nên nhiều người đã chặn xe, ngăn người lao động vào công ty làm việc. Sáng 22/6, chị nguyễn Thị Đông (ở huyện Diễn Châu, Nghệ An) đại diện cho hàng trăm công nhân làm việc tại Công ty điện tử TNHH BSE và các công...