Giá lợn hơi biến động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã làm xáo trộn cuộc sống người dân, ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế xã hội, sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành chăn nuôi.
Phun thuốc tiêu độc, khử trùng khu vực trang trại chăn nuôi để phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hường, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (Thái Bình) trước đây thường nuôi từ 50 đầu lợn trở lên, trong đó có 5-7 con là lợn nái. Sau khi lợn thịt xuất chuồng là có lứa lợn con gối vụ, không phải mua lợn giống. Mỗi đợt xuất bán từ 3-4 tấn lợn hơi, gia đình bà thu về cả trăm triệu đồng.
Nhưng từ năm 2020 đến nay, khi dịch COVID-19 lan rộng, gia đình bà đã phải đóng cửa chuồng, dừng chăn nuôi. Một phần do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng mặt khác là do giá lợn hơi giảm mạnh.
Còn tỉnh Bắc Giang trước đây tiêu thụ khoảng 9.000 đầu lợn/tuần nhưng hiện nay lượng tiêu thụ giảm chỉ còn một nửa. Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang, do tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều vùng bị giãn cách nên việc vận chuyển khó khăn. Thêm vào đó, do giãn cách xã hội, các sự kiện như đám cưới, đám hỏi, lễ hội… bị hoãn, huỷ nên nhu cầu thịt lợn phục vụ cho các sự kiện này cũng giảm. Ông Lê Văn Dương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang cho biết: Hiện các đám cưới, lễ hội sử dụng nhiều thực phẩm… trên địa bàn tỉnh đã bị cấm, không tập trung đông người nên tiêu thụ thực phẩm giảm mạnh.
Theo các chuyên gia, giá lợn hơi chưa có dấu hiệu đi lên, đặc biệt khi dịch bệnh COVID-19 còn kéo dài trong thời gian tới. Ở các tỉnh miền Bắc, giá lợn hơn giao dịch ổn định với giá trên 70.000 đồng/kg.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 5/2021, giá lợn hơi giảm do nguồn cung trong nước được đảm bảo, việc tái đàn ở các địa phương diễn ra thuận lợi, trong khi nhu cầu vẫn ở mức thấp do tác động của dịch COVID-19. Hiện, giá lợn hơi ở nhiều địa phương đã xuống dưới mức 70.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Thực tế, giá lợn hơi đã có xu hướng giảm ngay trong quý I/2021. So với cuối năm 2020, giá lợn hơi tại miền Bắc và miền Trung, Tây Nguyên vào cuôi tháng 3/2021 giảm 3.000-4.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại miền Nam giảm 2.000-3.000 đồng/kg.
Thời gian tới, dự báo giá lợn hơi không có nhiều biến động, do dịch tả lợn châu Phi đang được khống chế tốt, đàn lợn ở các trang trại lớn tăng nhanh, nguồn cung các loại thịt gà, thịt bò, cá, tôm và thịt nhập khẩu về nhiều.
Còn theo Tổng cục Hải quan, quý I/2021, Việt Nam nhập khẩu 169.290 tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 337,18 triệu USD, tăng 0,5% về lượng và tăng 22,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan và Brazil là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam. Trong đó, riêng mặt hàng thịt lợn, quý I/2021 Việt Nam nhập khẩu 34.650 tấn, trị giá 80,07 triệu USD, tăng 101,4% về lượng và tăng 102,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam trong quý I/2021 với 16.550 tấn, trị giá 44,85 triệu USD, tăng tới 1.116,5% về lượng và tăng 1.002,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), với mức giá lợn hơi như hiện nay, người chăn nuôi nhỏ lẻ đứng trước nguy cơ thua lỗ do giá thức ăn chăn nuôi đang tăng chóng mặt.
“Do giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua tăng quá cao, từ 20-30%, nhiều nông hộ sợ rủi ro, nên có tâm lý bán sớm. Trong khi đó, tác động của dịch COVID-19 khiến hàng quán, nhiều khu công nghiệp đóng cửa, vận chuyển khó khăn hơn, khiến giá lợn hơi giảm. Với đối tượng chăn nuôi nông hộ phải mua con giống với giá cao, cộng thêm giá thức ăn chăn nuôi tăng, thì nguy cơ thua lỗ là hiện hữu”, ông Nguyễn Văn Trọng cho biết.
Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, có một nghịch lý là giá thịt lợn ở các chợ nói riêng và giá thịt đến tay người tiêu dùng nói chung lại không giảm, bình quân vẫn ở mức 120.000-130.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do có quá nhiều khâu trung gian trong quá trình phân phối thịt lợn ra thị trường, dẫn đến chưa hài hòa lợi ích giữa 3 khâu sản xuất, cung ứng, tiêu dùng. Trong khi, người chăn nuôi có nguy cơ thua lỗ, thì người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn giá cao.
Từ thực tế đó, ông Nguyễn Văn Trọng cho rằng, cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa các mô hình liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Nhận định về giá thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Trọng cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi có thể sẽ còn tăng trong thời gian tới, nhưng không tăng quá cao, bởi nếu vượt sức chịu đựng của nông hộ, người chăn nuôi dè dặt tái đàn, thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng không có lợi.
Nếu dịch bệnh kéo dài, giá cả leo thang, trong nước không có nguồn nguyên liệu thay thế sẽ dẫn đến việc sản xuất đình trệ, giá thành sản phẩm cao. Từ đó sẽ dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyển, lưu thông tiêu thụ trong nước, trong khi dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu dừng lại.
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, tăng hiệu quả kinh tế, ngành chăn nuôi đang thực hiện các biện pháp nhằm tạo ra sản phẩm đủ điều kiện an toàn dịch bệnh (ATDB).
Nhằm hạn chế ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng, ngành nông nghiệp tỉnh đã vận động bà con nông dân tham gia vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi heo của gia đình bà Vũ Thị Kim Nga, xã Bình Ba, huyện Châu Đức.
HẠN CHẾ DỊCH BỆNH
Trang trại nuôi gà của ông Lý Trung Vân (xã Suối Rao, huyện Châu Đức) tham gia dự án "Xây dựng vùng, cơ sở ATDB động vật trên cạn" vào đầu năm 2021. Hiện nay, trang trại đang nuôi 3.000 con gà ri. Với hình thức nuôi gối đầu, mỗi năm ông Vân nuôi được 4 lứa, sản lượng đạt 12 ngàn con/năm. Ông Vân cho biết, chăn nuôi gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ các đợt dịch bệnh khiến việc tiêu thụ gia cầm không thuận lợi. Trước thực tế đó, ông đã chọn giải pháp xây dựng cơ sở chăn nuôi ATDB, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học vào chăn nuôi, tạo môi trường chăn nuôi khép kín không để dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Khi tham gia dự án, ông Vân được cán bộ thú y địa phương hướng dẫn cách phòng, tránh dịch bệnh, tham gia các đợt tiêm vắcxin và ghi chép đầy đủ, thực hiện nghiêm việc tẩy uế môi trường, vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng. Đồng thời, chú trọng nguồn thức ăn sạch và dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ các quy định về vùng nuôi, ATDB. "Từ ngày thực hiện các biện pháp chăn nuôi ATDB, đàn gà nhà tôi luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, giảm thiểu dịch bệnh phát sinh. Nhờ tuân thủ các quy định của vùng ATDB, các loại bệnh trên gà như cúm được hạn chế đến mức tối đa, chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo hơn", ông Vân cho hay.
Có hơn 10 năm chăn nuôi heo, ông Đinh Xuân Khá (xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ) cho rằng, nếu không nuôi theo phương pháp ATDB thì nguy cơ heo nhiễm bệnh khá cao, rủi ro lớn. Do đó, từ năm 2017, ông đã tham gia dự án Xây dựng vùng ATDB lở mồm long móng và dịch tả heo châu Phi. Khi đăng ký xây dựng cơ sở ATDB đối với đàn heo, mục tiêu ông hướng tới là giúp kiểm soát dịch bệnh, giảm tối đa chi phí phòng và điều trị bệnh để vừa đảm bảo yếu tố sạch bệnh, an toàn, vừa tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Nhờ tuân thủ các quy định về an toàn nuôi, trong đợt dịch tả heo châu Phi vừa qua, đàn heo của gia đình ông vẫn an toàn, không bị nhiễm bệnh.
Trong 2 ngày 28 và 29/4, Chi cục Thú y Vùng VI (Cục Thú y) đã thẩm định công nhận 5 vùng ATDB cúm gia cầm, Newcastle và vùng ATDB lở mồm long móng và dịch tả heo sau gần 4 năm triển khai tại các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức và TX.Phú Mỹ. Như vậy, sau vùng ATDB Dại tại huyện Côn Đảo và TP. Vũng Tàu được Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) công nhận năm 2018 và 2019, đây là các vùng, cơ sở ATDB tiếp tục được ngành nông nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh.
NHÂN RỘNG VÙNG ATDB
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN-PTNT), lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang phát triển mạnh, chiếm 43,6% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm qua, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) diễn biến phức tạp gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi và ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Để hạn chế tối đa thiệt hại, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp cùng các đơn vị, địa phương triển khai các cơ sở, vùng ATDB trong chăn nuôi.
Trong đó, Chi cục đã thẩm định công nhận 148 cơ sở ATDB tại các trang trại chăn nuôi, thẩm định và công nhận 10 cơ sở ATDB cấp xã. Vùng ATDB Dại tại huyện Côn Đảo đã được Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) công nhận từ năm 2018 và hiện nay đang được duy trì. Vùng ATDB Dại tại TP. Vũng Tàu đã được Cục Thú y công nhận từ năm 2019 (trước thời hạn 1 năm so với kế hoạch ban đầu). Ngoài ra, cuối tháng 4 vừa qua, Cục Thú y, Chi cục Thú y vùng VI đã thẩm định công nhận 5 vùng ATDB (3 vùng ATDB cúm gia cầm và Newcastle tại huyện Côn Đảo, Châu Đức và TX. Phú Mỹ, 2 vùng ATDB lở mồm long móng và Dịch tả heo tại huyện Đất Đỏ và Long Điền).
Ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN-PTNT) cho biết, việc triển khai các cơ sở, vùng ATDB trong những năm qua đã góp phần ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi (tăng trưởng trong chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,46%/năm, hoàn thành vượt mực chỉ tiêu nhiệm vụ được UBND tỉnh giao). Đặc biệt, toàn bộ 28 trang trại nuôi heo giống của tỉnh đã được công nhận ATDB đều không bị mắc bệnh dịch tả heo châu Phi.
Kết quả đạt được là do các trang trại thực hiện triệt để việc xây dựng cơ sở ATDB, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Đa số các trang trại chăn nuôi heo được công nhận ATDB đến nay đã không xảy ra bệnh dịch tả heo châu Phi. "Để nhân rộng các cơ sở, vùng ATDB, Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động các trang trại, gia trại trên địa bàn tiếp tục xây dựng cơ sở ATDB, tiến tới xây dựng vùng ATDB", ông Trung nhấn mạnh.
Hà Giang: Rét, dịch bệnh đe dọa đàn gia súc Thời tiết rét đậm, rét hại đang đe dọa sức khỏe của đàn trâu, bò tại các địa phương ở tỉnh Hà Giang. Nhiều vùng núi cao, nhiệt độ chỉ khoảng 3 độ C. Người dân Hà Giang đang chủ động các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn trâu, bò trong những ngày thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Đào Thanh. Theo...