Giá loại trái xanh vỏ đỏ lòng không thể thiếu ngày Tết đột ngột tăng kỷ lục, nông dân ăn Tết to
Sau vài mùa Tết giá rớt thảm, Tết năm nay giá dưa hấu – loại quả xanh vỏ, đỏ lòng bỗng tăng cao kỷ lục.
Giá dưa hấu đột ngột tăng kỷ lục
Hiện, giá dưa hấu thương lái thu mua sỉ tại vườn dao động từ 13.000-15.000 đồng/kg, mua lẻ là 20.000 đồng/kg.
Giá dưa hấu Tết tăng kỷ lục, nông dân Mộc Hóa phấn khởi thu hoạch dưa. Ảnh: Trần Đáng.
Theo ông Nguyễn Tấn Sơn (xã Mỹ Lộc, Cần Giuộc, Long An), nông dân trồng dưa hấu, giá dưa hấu đã lập kỷ lục.
“Trước đây, cũng có lúc giá dưa hấu đạt 15.000 đồng, nhưng rất hiếm và trong thời gian ngắn”, ông Sơn thổ lộ.
Tết này, ông Sơn trồng dưa hấu mặt trời đỏ với 1,5ha. Do thời tiết không thuận lợi nên năng suất chỉ đạt 20 tấn/ha. Tuy nhiên, ông Sơn tính, với giá này, ông lời khoảng 150 triệu đồng/ha.
Ông Huỳnh Văn Sang (xã Phước Lâm, Cần Giuộc), nông dân trồng 1ha dưa hấu Mặt Trời Đỏ cho biết, sản lượng dưa hấu vụ này ước đạt 30-40 tấn/ha.
Tất cả số dưa của ông Sang đã được thương lái đặt cọc.
“Năm nay, nhờ giảm diện tích trồng nên dưa có giá. Dự kiến, ngày 25 tháng Chạp, tôi sẽ thu hoạch dưa để bán cho thương lái”, ông Sang thổ lộ.
Video đang HOT
Tại xã Hưng Điền (Tân Hưng, Long An), anh Lê Minh Lý, nông dân trồng dưa hấu cũng đang rất phấn khởi khi giá dưa tăng kỷ lục.
Hiện, anh đang Lý thu hoạch 5 công dưa. Năng suất ước tính đạt 3,2-3,3 tấn/công.
Anh Lý bộc bạch, trước khi xuống giống dưa, ngày nào ngực anh cũng “đánh lô tô” do tâm lý sợ dội chợ bởi sức mua kém. “Giờ bán được dưa giá cao tôi mừng quá. Tết này gia đình no đủ rồi”, anh Lý phấn khích nói.
Anh Lê Minh Lý rất mửng khi giá dưa hấu tăng cao. Ảnh: Trần Đáng.
Giá dưa hấu tăng kỷ lục do khan hàng
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Tấn Sơn lý giải, giá dưa hấu Tết này tăng kỷ lục là do khan hàng.
Do tâm lý sợ vỡ chợ nhiều nông dân dân trồng dưa hấu Tết đã giảm diện tích trồng.
Theo ông Sơn, thường mỗi dịp Tết anh trồng dưa hấu với 7ha. Tuy nhiên, Tết nay anh chỉ trồng 1,5ha.
“Tết nay, dưa hấu chắc chắn sẽ khan hàng”, ông Sơn khẳng định.
Cũng theo ông Sơn, hiện ông không đủ dưa hấu bán cho thương lái. Tất cả dưa hấu của ông đã được thương lái thu mua hết.
“Chưa bao giờ thấy thương lái ráo riết thu mua dưa như Tết này”, ông Sơn cho biết.
Anh Nguyễn Quốc Cường, thương lái mua dưa hấu cho biết, anh đang cắt dưa tại huyện Mộc Hóa. Cánh đồng dưa rồng xanh này có hơn 50ha.
Lâu lắm rồi, nông dân mới thấy giá dưa hấu tăng kỷ lục như Tết này. Ảnh: Trần Đáng.
“Tôi đang mua dưa hấu rồng xanh với 3 loại giá: 10.500 đồng/kg, 11.000 đồng/kg và 13.500 đồng/kg”, anh Cường cho biết.
Hiện, anh Cường đang thu mua dưa hấu và bán lại cho hệ thống Co.op Mark Sài Gòn phục vụ thị trường Tết.
Kon Tum: Trồng dưa hấu trúng mùa nhưng bán rẻ hơn rau muống, gọi thương lái ời ời vẫn "bặt tăm"
Nông dân trồng dưa hấu tại tỉnh Kon Tum đang "đứng ngồi không yên" khi gần đến mùa thu hoạch, giá dưa hấu rớt thê thảm chỉ còn từ 2.500-3000 đồng/kg.
Điều này xuất phát từ việc các cửa khẩu thông thương với Trung Quốc ở phía Bắc bị ùn ứ hàng hóa, trong đó có dưa hấu.
Vụ dưa hấu năm nay, gia đình anh Lê Văn Lâm (trú tại xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) trồng khoảng 4 ha và khoảng 1 tuần nữa sẽ bắt đầu cho thu hoạch.
Năm nay, do giá phân bón, vật tư nông nghiệp, công lao động tăng cao nên trung bình mỗi ha, gia đình anh đầu tư khoảng 130 triệu đồng. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, sản lượng dưa hấu đã sụt giảm, chỉ còn khoảng 30 tấn/ha.
"Vừa rồi tôi cũng có gọi điện cho thương lái, họ kêu thu mua lại dưa hấu với giá 2.500 đồng/kg. Hơn 10 năm trồng dưa hấu tôi chưa bao giờ thấy giá rớt thê thảm như vậy. Như vậy, nếu bán ra thì gia đình tôi cầm chắc phần lỗ trong tay. Trung bình 1 ha lỗ tới 40 triệu đồng", anh Lâm chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ với anh Lâm, gia đình anh Nguyễn Minh Phú (trú tại xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) cũng đang "đứng ngồi không yên" khi giá dưa hấu sụt giảm quá sâu.
Anh Phú lo lắng vì giá dưa hấu hiện nay rớt thảm hại, chỉ còn 3.000 đồng/kg, như vậy sẽ lỗ nặng. Ảnh: Kỳ Phú
"Năm nay gia đình tôi trồng 1 ha dưa hấu và tầm độ 10 ngày nữa sẽ thu hoạch. Thương lái vừa rồi cũng gọi cho tôi bảo thu mua dưa với giá 3.000 đồng/kg. Vậy là lỗ, hao tới 30 triệu đồng/ha...", anh Phú buồn bã nói.
Trong những ngày tới, anh Phú sẽ đợi thêm nếu có ai trả giá cao hơn nữa thì bán. Nếu không anh đành phải thu hoạch rồi bán với giá rẻ mạt để phần nào bù đắp chi phí đầu tư chứ để lâu không bán thì toàn bộ dưa hấu thối hết...
Theo những người nông dân trồng dưa hấu, cứ đến khoảng cuối tháng 12, thương lái ở các tỉnh Gia Lai, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...lại nhộn nhịp đem xe tải, xe công nông vào tận rẫy của người nông dân để thu mua dưa hấu.
Tuy nhiên năm nay, chỉ có lác đác vài thương lái gọi điện để đàm phán giá và phương thức thu hoạch với người dân. Nguyên nhân là bởi các cửa khẩu giao thương hàng hóa với Trung Quốc bị ách tắc, hàng hóa, nông sản, trong đó có dưa hấu không thể xuất bán được.
Chính vì vậy, thương lái mới thu mua dưa hấu của người trồng ở các địa phương, trong đó có tỉnh Kon Tum với mức giá từ 2.500-3000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với những năm trước khi mức giá từ 6.000-7000 đồng/kg.
Ruộng dưa hấu của người nông dân chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch ở huyện Đắk Tô (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Kỳ Phú
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Tưởng Văn Khanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) cho biết, thống kê toàn huyện có khoảng 31,5 ha trồng dưa hấu.
Theo ông Khanh, nếu dưa hấu vẫn giữ ở mức giá từ 6.000 - 7.000 đồng/1kg như những năm trước đây thì bà con nông dân mới có lãi. Còn nếu dưa hấu ở mức giá 2.500-3000 đồng/kg thì người nông dân bỏ ra chi phí nhiều thì họ bị lỗ mấy chục triệu trên 1 ha.
"Do hầu hết diện tích trồng dưa hấu của người dân trên địa bàn huyện là trồng tự phát nên ngành nông nghiệp thể đưa ra những khuyến cáo kịp thời. Nếu trong thời gian tới, các thương lái ngoại tỉnh thu mua dưa hấu của người nông dân ở mức giá 2.500-3000 đồng/kg, thì khả năng người nông dân sẽ bán sỉ dưa cho các cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP hoặc bán cho các thương lái, doanh nghiệp trên địa bàn huyện", ông Khanh cho biết.
Cần giải pháp căn cơ chữa 'chứng bệnh ách tắc' tại cửa khẩu Tuy không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu bởi nhiều năm qua từ dưa hấu, khoai lang và nhiều mặt hàng nông sản khác đã rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi phía Trung Quốc thông báo tạm dừng thông quan, thế nhưng, 2 tuần trở lại đây cảnh này lại tái diễn...