Gia Lâm hướng tới “mỗi làng một sản phẩm”
Để nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã chỉ đạo các xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch thành các vùng trồng rau an toàn, cây ăn quả, từ đó giúp người nông dân có thu nhập cao. trồng
Không cho đất nghỉ
Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Xuân Việt – Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm cho hay: “Trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng lúa của huyện đã giảm nhiều, thay vào đó là các cánh đồng trồng rau an toàn, vùng sản xuất cây giống, cây ăn quả, vùng chăn nuôi. Tổng diện tích gieo trồng rau màu và cây ăn quả trên địa bàn đạt trên 2.000ha, trong đó có nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như: Trồng rau an toàn cho thu nhập 600-700 triệu đồng/ha/năm, trồng cam Canh, bưởi Diễn, ổi cho thu nhập 400 triệu đồng/ha/năm…”.
Gia đình chị Nguyễn Thị Xuyến (thôn Đổng Xuyên, xã Đặng Xá) trồng 4 sào bắp cải, thu nhập trung bình 7-10 triệu đồng/sào. Ảnh: H.V
Về thăm xã Văn Đức, là vùng rau an toàn điển hình của Gia Lâm, cả cánh đồng đất bãi giờ đây đã được phủ kín bởi màu xanh của rau quả các loại. Được biết, nhiều năm nay Văn Đức không trồng lúa, 100% hộ dân sống khấm khá nhờ thâm canh, luân canh, tăng vụ rau màu với tổng diện tích 250ha. Ngày nào cũng có hàng chục xe tải về đây thu mua rau với tổng sản lượng 30 – 40 tấn; 70% sản phẩm rau an toàn của Văn Đức đã được tiêu thụ rộng rãi tại các chợ đầu mối của Hà Nội.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện Gia Lâm đã đạt 32,7 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,43%. Huyện đã có 15/20 xã (75%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Video đang HOT
Gặp anh Đinh Văn Chuyền (đội 17, thôn San Hô, xã Văn Đức) đang thu hoạch rau, anh hồ hởi cho biết: “Nhà tôi trồng 9 sào rau an toàn quay vòng 3 vụ/năm, ngày nào cũng ngoài ruộng không mấy khi cho đất nghỉ. Nhà tôi chủ yếu trồng cải bắp, súp lơ, mỗi vụ thu 4-5 tấn, bình quân mỗi năm thu về khoảng 400 triệu đồng. Như vụ đông rét vừa qua, rau ở các địa phương vì mưa lạnh bị hỏng thì vụ bắp cải của chúng tôi lại được mùa, giá bán lên tới 20.000 đồng/kg. Bà con trồng rau phấn khởi lắm”.
Đánh giá về hiệu quả sản xuất rau tại địa phương, ông Đoàn Văn Bắc – Chủ tịch UBND xã Đặng Xá nhận định: “Toàn xã có tổng diện tích trồng rau an toàn 116,7ha, đứng thứ hai trong huyện. Đầu ra của sản phẩm tương đối ổn định với loại rau chủ lực là bắp cải. Thu nhập bình quân của người dân trồng rau đạt trên 200 triệu đồng/năm.Tới đây, xã sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện thủy lợi, tưới tiêu để bà con sản xuất thuận lợi”.
Mỗi làng, mỗi xã có một sản phẩm “độc”
Ông Phùng Xuân Việt cho hay, trên địa bàn có viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật nên rất thuận lợi để thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình thử nghiệm cho bà con nông dân để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Huyện Gia Lâm đang tiến tới hình thành theo hướng mỗi làng, mỗi xã sẽ gắn với thương hiệu của một sản phẩm nông sản điển hình như rau an toàn Văn Đức, Đặng Xá; chuối tiêu hồng Cổ Bi.
Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Ngọc Thuần – Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: “Khi bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện đã xác định rõ tiềm năng về cây trồng, vật nuôi tại các địa phương để quyết định đầu tư có hiệu quả. Thực tế là các hợp tác xã sản xuất cây ăn quả, rau an toàn, bò sữa trên địa bàn đã đóng góp 137.397 triệu đồng vào xây dựng nông thôn mới”.
Ông Thuần cũng cho hay, huyện Gia Lâm rất mong được thành phố quan tâm, tạo điều kiện để tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế vùng bãi ven sông Hồng. Huyện cũng sẽ có cơ chế, chính sách thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh địa phương.
Theo Danviet
Nông dân Hậu Giang "gặt hái" lớn từ chanh không hạt
Với mô hình trồng chanh không hạt hiệu quả cao thích ứng với hạn, mặn, nông dân Hậu Giang cải thiện đáng kể nguồn thu nhập.
Thời gian gần đây, khi hạn mặn diễn ra gay gắt tại ĐBSCL khiến việc canh tác lúa gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương trong vùng mới tính chuyện chuyển đổi cơ câu cây trồng để thích nghi với biến đổi khí hậu.
Thật ra, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được nhiều nông dân nơi đây thực hiện từ lâu tại các vùng trồng lúa kém hiệu quả và việc chuyển đổi này đã mang lại cho họ mức thu nhập cao gấp nhiều lân so với trồng lúa.
Chanh không hạt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Lê Văn Đời - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang, trong thời gian qua, bên cạnh việc hỗ trợ các hộ dân nơi đây áp dụng mô hình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã tiến hành các bước để cách nay gần 3 năm, Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Phước được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu "Chanh không hạt Hậu Giang". Đây là những yếu tố để trái chanh không hạt ở vùng đất này đứng vững trên thị trường trong, ngoài nước.
Hiện huyện Châu Thành có gần 800 ha trồng chanh không hạt. Mỗi ngày nơi đây có hơn 40 tấn chanh được Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Phước và các đầu mối khác thu mua đưa đi tiêu thụ tại các chợ, siêu thị và xuất khẩu, tuy nhiên nguồn cung vẫn không đủ, ông Lê Văn Đời cho biết.
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản trong nước đang thừa hàng, ế chợ thì trái chanh không hạt tại tỉnh Hậu Giang mang lại niềm vui cho nhiều hộ nông dân nơi đây. Với đầu ra sản phẩm khá ổn định, giá cả đôi lúc tăng cao đột biến nên chanh không hạt hiện nay được xem là cây trồng triển vọng đối với nhiều nhà vườn ở khắp các địa phương trong tỉnh.
Từ cây chanh không hạt ở Hậu Giang cho thấy, trong tình hình biến đối khí hậu như hiện nay nhiều nông dân ở ĐBSCL đang tính chuyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp. Thiết nghĩ, để việc chuyển đổi thành công thì cần phải gắn sản xuất với thị trường, tức là ngoài việc xác định trồng cây gì, nuôi còn gì thì cũng cần phải tính sau khi thu hoạch mặt hàng mình nuôi, mình trồng sẽ bán ở đâu.
Theo Tấn Phong (VOV)
Trung Quốc trồng dưa hấu ở Lào-Campuchia: Việt Nam sẽ thua? Theo chuyên gia, Việt Nam nên học mô hình của Nhậtphát triển liên hiệp hợp tác xã, hỗ trợ trực tiếp nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ. Áp lực cạnh tranh của nông sản Việt Xung quanh hiện tượng người Trung Quốc trồng dưa hấu ở Lào, Campuchia rồi tái xuất trở lại, PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện...