Gia Lai xúc tiến, quảng bá du lịch tại TP Hồ Chí Minh
Chiều 25/11, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022 để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới của tỉnh Gia Lai.
Hàng thông trăm tuổi ở phố núi Gia Lai thu hút nhiều khách du lịch TP Hồ Chí Minh đến chụp ảnh. Ảnh: Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai.
Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, Gia Lai được biết đến là địa phương có lợi thế về sinh thái rừng với cảnh quan thiên nhiên đẹp để phát triển du lịch như: Biển Hồ, thác Phú Cường, thác Mơ, thác 50, vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng… Ngoài ra, Gia Lai còn là cái nôi của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa bản địa người Jrai, Bahnar… Vì vậy, thông qua hội nghị xúc tiến lần này, tỉnh mong muốn có thể kết nối với các doanh nghiệp lữ hành TP Hồ Chí Minh để tiếp tục xây dựng thêm các tour, tuyến du lịch mới để thu hút thêm du khách đến với Gia Lai.
Video đang HOT
“Tôi mong rằng các doanh nghiệp lữ hành tại TP Hồ Chí Minh sẽ đồng hành, kết nối thường xuyên với Gia Lai nhiều hơn để có thể khai thác các điểm du lịch mới theo hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh bền vững… Chúng tôi cũng kỳ vọng TP Hồ Chí Minh có thể hỗ trợ Gia Lai trong công tác đào tạo nhân lực dịch vụ, lữ hành để ngày càng phát triển hơn”, ông Nguyễn Đức Hoàng nói.
Trong khi đó, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, việc liên kết giữa các đơn vị, sở ngành, doanh nghiệp du lịch Gia Lai và TP Hồ Chí Minh đã được xây dựng từ lâu. Nhờ mối liên kết này đã đưa nhiều du khách TP Hồ Chí Minh đến với Gia Lai hàng năm và ngược lại.
Sắp tới, tỉnh Gia Lai và TP Hồ Chí Minh sẽ cùng chung tay xây dựng các chương trình du lịch mới, hấp dẫn, đặc trưng để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Gia Lai, đặc biệt trong dịp Tết 2023 tới. Đồng thời, 2 tỉnh, thành sẽ cùng phát huy hơn vai trò kết nối trong việc xây dựng hiệu quả các chương trình kích cầu du lịch, chương trình xây dựng và phát triển những sản phẩm mới, chương trình giới thiệu, đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai…
Hà Nội ' đồng hành' với Gia Lai thu hút khách du lịch
Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch Gia Lai tiếp cận với thị trường Hà Nội, chiều 24/11, tại Hà Nội, Gia Lai tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai tại Hà Nội.
Quang cảnh chương trình xúc tiến du lịch Gia Lai tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Gia Lai cho biết: Gia Lai được biết đến là địa phương có lợi thế về sinh thái rừng với cảnh quan thiên nhiên đẹp như Biển Hồ, thác Phú Cường, thác Mơ, Thác 50, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng... Gia Lai còn là cái nôi của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa bản địa người Jrai, Bahnar. Vì vậy, Gia Lai là địa chỉ tin cậy với những du khách yêu thích thiên nhiên, văn hóa và sự mộc mạc của người dân địa phương. Thời gian qua, du lịch cộng đồng, sinh thái vẫn đang là định hướng phát triển du lịch của địa phương.
Theo ông Nguyễn Đức Hoàng, chương trình xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022 tại Hà Nội là dịp để Gia Lai giới thiệu những chương trình du lịch đặc sắc, chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển đến doanh nghiệp Hà Nội, trên cơ sở đó doanh nghiệp 2 địa phương tìm hiểu, liên kết, trao đổi khách. Từ chương trình xúc tiến, những tour tuyến mới sẽ hình thành, hoàn thiện từ những đóng góp thiết thực của các doanh nghiệp du lịch góp phần tăng cường trao đổi khách, tăng lượng khách giữa 2 địa phương, cùng với đó các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đưa ra các yêu cầu cụ thể để mang đến chất lượng đảm bảo với mức giá hợp lý.
Còn ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: Những năm qua, thành phố Hà Nội và tỉnh Gia Lai đã có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Đầu năm 2022, Sở Du lịch Hà Nội đã có đoàn khảo sát các tỉnh Tây Nguyên trong đó có Gia Lai. Du lịch Hà Nội và du lịch Gia Lai - mỗi địa phương đều có thế mạnh, có tiềm năng riêng để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng. Vì vậy, cần kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn theo từng nhóm loại hình cung cấp cho du khách.
Bên cạnh đó, Sở Du lịch Hà Nội và Sở VHTTDL Gia Lai tiếp tục tăng cường hợp tác trong tuyên truyền, quảng bá tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của mỗi địa phương tới thị trường khách du lịch trong và ngoài nước thông qua các phương tiện, các kênh truyền thông của các địa phương, liên kết website; Phối hợp tham gia các sự kiện du lịch, các hoạt động quảng bá, xúc tiến, tích cực tham gia các sự kiện của 2 địa phương, hàng năm phối hợp tổ chức từ 1-2 chương trình, sự kiện du lịch chung.
"Hai địa phương phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc; phối hợp tổ chức đoàn FAM các doanh nghiệp du lịch khảo sát phát triển kết nối tuyến Hà Nội và Gia Lai; Gia Lai - Hà Nội và các địa phương lân cận", ông Trần Trung Hiếu đề nghị.
Theo Sở VHTTDL Gia Lai, năm 2022 tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Gia Lai ước đạt 950.000 lượt, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: khách quốc tế ước đạt 2.500 lượt, khách nội địa ước đạt 947.500 lượt; tổng thu du lịch ước đạt 600 tỷ đồng, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Đến nay, tỉnh Gia Lai có 139 cơ sở lưu trú, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 4 khách sạn 3 sao, 11 khách sạn 2 sao, 32 khách sạn 1 sao, 91 khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, công suất sử dụng phòng trên 30% trong 2 năm qua.
Dốc đá có cấu trúc lạ, đẹp tựa 'Ai Cập thu nhỏ' ở Gia Lai Sở hữu hình dạng đẹp lạ do quá trình xói mòn tự nhiên suốt nhiều năm, khu vực dốc đá Vạn Long ở huyện Chư Sê, Gia Lai khiến nhiều người liên tưởng đến vùng đất Ai Cập xa xôi bởi kiến trúc và màu sắc độc đáo. Tọa lạc ở làng Pliết Kte, H' Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, dốc...