Gia Lai xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra phá rừng
Các đơn vị chức năng cần tham mưu UBND tỉnh Gia Lai xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn trong thời gian qua.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai – ông Kpă Thuyên vừa ký công văn về tăng cường các biện pháp chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
Theo công văn này, 8 tháng đầu năm, trên địa bàn xảy ra 416 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 122 vụ (tương đương 22,6%); diện tích rừng bị thiệt hại là 12,549 ha, giảm 4,618 ha (tương đương 26,9%); khối lượng lâm sản tịch thu là 871,523m3, giảm 156,602m3 (tương đương 15,2%) so với cùng kỳ năm 2017.
Gỗ rừng bị khai thác trái phép được tạm giữ tại cơ quan chức năng.
Theo UBND tỉnh Gia Lai, công tác quản lý bảo vệ rừng của tỉnh còn bộc lộ nhiều vấn đề cần phải được tập trung chỉ đạo quyết liệt như tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn diễn ra ở một số địa phương, nhất là các vùng rừng giáp ranh, vùng biên giới.
Một số địa phương, đơn vị chủ rừng chưa làm tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ diện tích rừng được giao, để xảy ra việc khai thác gỗ trái phép như ở xã Hà Tây (huyện Chư Pah), xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa), xã Ia Chía ( huyện la Grai)…
Để tăng cường các biện pháp chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong thời gian đến, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các đơn vị chắc năng cần phối hợp làm tốt công tác tăng cường tuần tra, kiểm soát lâm sản ở những điểm nóng về phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, đặc biệt là các huyện biên giới, vùng giáp ranh với các tỉnh bạn.
Video đang HOT
Các đơn vị chức năng cần tham mưu UBND tỉnh xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn trong thời gian qua.
UBND tỉnh Gia Lai cũng chỉ đạo các Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác tuần tra, truy quét để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Cũng tại công văn này, UBND tỉnh Gia Lai lưu ý Sở Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm ở các cơ sở mua bán, chế biến gỗ; kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở có vi phạm, không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở không chứng minh được được nguồn gốc nguyên liệu đưa vào sản xuất.
THANH HẢI
Theo VTC
Hiếm thấy: Đồi chè cổ thụ trên 100 tuổi, 3 đời hái vẫn còn "mỏi tay"
Thâp thoang dươi tan rưng thông cô thu la đôi che hơn 100 năm tuôi. Đôi che (ơ xa Nghia Hưng, huyên Chư Pah, Gia Lai) nay đa co sô năm sanh ngang với tuổi đời của người dân nơi đây. Môt cây che đa 3 đơi ngươi hai, nhưng vân con "mỏi tay".
Dươi cai năng diu nhe cua buôi sang tinh mơ, chúng tôi tim về đôi che Biên Hô đê thăm những "phu chè" đã gắn cuộc đời mình với những cây chè trăm tuổi nơi nay. Đã gần bươc sang 100 tuôi, nhưng đôi tay cu Phạm Thị Làm (96 tuôi, thôn 2, Nghĩa Hưng) vẫn "thoăn thoắt" hái nhưng đọt chè còn đong hat sương sớm.
Đôi che cô thu trên 100 năm tuôi trên cao nguyên
"Năm 1942, làng tôi thời ấy có khoảng 100 người nhưng phải hái đến 3.000ha che. Cuộc sống khó khăn lắm, mỗi tháng được nghỉ 4 ngày, còn nữa là hì hục "bán mặt" cho những cây chè chinh vì vậy mà vị mồ hôi cũng đắng theo vị của cây chè. Gia đinh tôi cung đa co 3 đơi hai che rôi nên cac kinh nghiệm hái nhanh, cách phân loại chè phù hợp tât ca con chau trong nha đêu biêt ca...", cu Lam kê lai.
Môt cây che, 3 đơi ngươi cung hai
Tuôi đơi cua nhưng cây che nay đa găn liên vơi ngươi dân nơi đây
Ba Trinh Thi Sen (64 tuôi, thôn 2, xa Nghĩa Hưng) cung ngươi con gai va chau ngoai đang hai nhưng đot che xanh non mơn mơn. "Gia đinh tôi co 3 đơi găn bo vơi cây che nay đo la tôi, con gai va chau ngoai, trươc đây va hiên tai chung tôi đa cung nhau đăt tay hai trên môt cây che nay đây. Luc trươc, toan bô thơi gian cua ba con ơ đây chi biêt găn vơi cây che, ăn vơi che ơ vơi che luôn. Cai đôi che ngoai xa kia cung đươc 80-90 năm rôi đây chư chăng it đâu. Bên canh nhưng đôi che cu, giơ ho đâu tư hơn co nhưng đôi che mơi năng suât cung cao lăm...", ba Sen cho hay.
Cân canh nhưng gôc che cô thu
Sau giải phóng, những đồn điền chè này được giao cho nhà nước quản lý. Vượt qua mọi khó khăn thời bao cấp, các công nhân xưa nay vẫn tiếp tục bám trụ với nghề hái chè. Nối nghiệp của cha ông, con cháu cua ho vân tiêp tuc nhận khoán những đồi chè để phát triển kinh tế. Chị Võ Thị Kim Bông (38 tuổi, con bà Sen) cho biêt: "Cái nghề chè này từ đời Pháp rồi, tôi lớn lên đã thấy những cây chè tốt tươi. Năm lên 4 tuổi, tôi đã ngồi trong những chiếc sọt hái chè của mẹ để lên đồi chè. Theo giá thị trường, 1 tân che chỉ khoảng 5-7 triệu. Trừ các chi phí thì mỗi năm lãi được khoảng 50 triệu đông, số tiền này cũng để tái đầu tư chứ không có lãi bao nhiêu. Nhưng chúng tôi vẫn bám trụ với cây chè này vi đây la nghê cổ truyền của ông cha".
Vươn che giai quyêt công ăn viêc lam cho kha nhiêu công nhân
Đươc biêt, Công ty Chè Biển Hồ vừa tiến hành cổ phần hóa xong, đây là vườn chè cổ có lịch sử hình thành từ năm 1917, có diện tích hơn 1.100 ha. Hiện vườn chè giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 1.600 hộ dân với hơn 7.000 lao động. Hiện nay, nhà máy chè đang chế biến với công suất 40 tấn chè/ngày. Quy trình sản xuất chè được canh tác toàn bộ bằng phương pháp hữu cơ. Sản phẩm được xuất khẩu sang Nga và các nước Đông Âu.
Theo Danviet
'Chảy máu' cổ thụ Tây nguyên Thú "săn" cổ thụ từ đại ngàn Tây nguyên di thực về làm sang cho các tư gia, resort...ở miền Trung và các tỉnh phía bắc khiến vùng đất này ít dần đi những bóng cây hàng trăm năm tuổi. Một cây bồ đề cổ thụ chuẩn bị "hạ sơn" Thú chơi lộc vừng, si... bùng lên trong một giai đoạn cách đây...