Gia Lai: Trồng thứ sâm này ở vùng đất khó, dân mong đổi đời
Trong bối cảnh nhiều cây trồng chủ lực rớt giá, đất đai trên địa bàn không màu mỡ, UBND huyện Chư Păh ( tỉnh Gia Lai) đã thí điểm cho người dân 2 xã trồng sâm đương quy gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình này được kỳ vọng phát huy được tiềm năng khí hậu của địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Kỳ vọng vào hướng đi mới
Do thổ nhưỡng cũng như khí hậu khắc nghiệt, người dân tại các xã Hà Tây và Chư Đăng Ya gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp huyện đã phối hợp với chính quyền các xã thường xuyên tiến hành cải tạo đất, thay đổi giống cây trồng phù hợp với từng loại đất và từng mùa trong năm.
Người dân chăm sóc vườn sâm đương quy tại xã Hà Tây. Thùy Dương
Cũng nằm trong chủ trương trên, huyện Chư Păh đã tổ chức cho Công ty cổ phần Điền An Gia Lai liên kết với người dân 2 xã Hà Tây, Chư Đăng Ya thực hiện dự án phát triển sâm đương quy gắn với tiêu thụ sản phẩm. Dự án này nhằm giúp người dân tiếp cận với mô hình sản xuất nông nghiệp mới.
Video đang HOT
Tháng 11/2019, UBND huyện đã phê duyệt nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019 – 2020 để hỗ trợ người dân tham gia mô hình. Theo đó khi tham gia mô hình, người dân được Công ty CP Điền An đầu tư hạt giống, phân bón và vôi. Ngoài ra, công ty sẽ tiến hành các đợt tập huấn kỹ năng chăm sóc, quy trình sản xuất, cung cấp vật tư bao gồm cả phần nhà nước hỗ trợ cho người dân tối đa 7.500.000 đồng/hộ gia đình. Người dân chỉ cần có đất sản xuất và công lao động chăm sóc.
Tại xã Chư Đăng Ya, cuối năm 2019 có 18 hộ đăng ký tham gia dự án trồng sâm đương quy với Công ty cổ phần Điền An Gia Lai, đến năm 2020 tăng lên 62 hộ; xã Hà Tây có 8 hộ đăng ký. Mới bước đầu tham gia, dự án đang thí điểm nên mỗi hộ nhận trồng 1 sào. Ông Phan Kưl (làng Kon Pơ Năng, xã Hà Tây) cho biết: “Qua công tác tuyên truyền của xã và công ty về quy trình trồng sâm đương quy, gia đình mình đã đăng ký tham gia. Ở vùng này đất đai cằn cỗi, khí hậu cũng khắc nghiệt nên bà con làm nhiều mà thu hoạch được rất ít, trồng cây gì cũng vậy. Nếu sau một thời gian trồng sâm đương quy mà có năng sut, hiệu quả cao thì gia đình mình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích”.
Thận trọng để tránh rủi ro
Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý, từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 15 – 18 tháng. Nếu gieo trồng đúng quy trình, thời tiết thuận lợi, mỗi ha sâm đương quy có thể cho năng suất từ 20 – 25 tấn sản phẩm. Tuy nhiên việc trồng sâm rất khó, để đạt hiệu quả cao thì người dân cần tuân thủ quy trình canh tác, đặc biệt phải kỹ lưỡng từ khâu xử lý đất, chọn giống đến khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Do sâm ưa khí hậu ẩm mát, hầu hết các hộ tham gia mô hình đều trồng tại các điểm có nguồn nước như sông suối, giếng đào, giếng khoan để thuận lợi cho việc tưới mát.
Ông Nguyễn Văn Nội – Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya, cho biết: “Sâm đương quy cần khá nhiều nước, nhưng Gia Lai lại đang trong thời kỳ nắng nóng gay gắt, nên quá trình chăm sóc cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, hiện tại các vườn sâm vẫn phát triển tốt, nếu thành công thì đây có thể xem là hướng đi đột phá về nông nghiệp của địa phương”.
“Hiện các vườn trồng sâm thí điểm vẫn đang phát triển, sinh trưởng tốt. Tuy nhiên do mô hình còn mới, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm nên ngành nông nghiệp huyện và Công ty Điền An Gia Lai tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho người dân” – ông Đặng Anh Tuấn – Trưởng phòng NNPTNT huyện Chư Păh cho biết.
Đến thời điểm này, ngoài diện tích đã gieo trồng, các hộ mới đăng ký cũng đã chuẩn bị xong khâu làm đất, đang chờ mưa để xuống giống. Mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nếu thành công, mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới, giúp người dân cải thiện kinh tế.
Gia Lai lại đang trong thời kỳ nắng nóng gay gắt, nên quá trình chăm sóc cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, hiện tại các vườn sâm vẫn phát triển tốt, nếu thành công thì đây có thể xem là hướng đi đột phá về nông nghiệp của địa phương”.
Ông Nguyễn Văn Nội – Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya .
An Giang: Cùng sở thích chăn nuôi, trồng trọt cùng vào Hội quán
Mô hình Hội quán nông dân ra đời ở huyện Chợ Mới (An Giang) được sự quan tâm các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để mô hình Hội quán ngày càng phát huy và nhân rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên.
Trên cơ sở hoạt động mô hình câu lạc bộ nông dân, mô hình Hội quán ra đời; đến nay toàn huyện Chợ Mới đã thành lập được 18 Hội quán với nhiều tên gọi khác nhau như: Hội quán GAP Cù Lao Giêng, Hội quán làm vườn, Hội quán trồng rau an toàn, Hội quán trồng hoa kiểng... Các Hội quán có tổng số 563 thành viên là hội viên, nông dân tham gia. Trong quá trình hoạt động, số thành viên ngày càng tăng dần. Mô hình đã tập hợp được nhiều nông dân ưu tú, có uy tín trong cộng đồng, cùng hỗ trợ giúp đỡ nhau phát triển sản xuất.
Nhiều nông dân trồng rau an toàn trong nhà lưới ở xã Long Giang (Chợ Mới) có nhu cầu tham gia Hội quán. Ảnh: T.S
Hội quán là một hình thức liên kết tự nguyện của những người nông dân nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, mô hình hiệu quả, kỹ thuật mới trong sản xuất, cập nhật những thông tin về giá cả thị trường.
Bên cạnh đó, Hội quán còn là nơi để các nhà khoa học, doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi với nông dân, khuyến khích nông dân áp dụng công nghệ cao sản xuất, hướng dẫn nông dân xây dựng thương hiệu nông sản, liên kết tiêu thụ hàng hóa nông sản; đồng thời còn là kênh trao đổi giữa nông dân với chính quyền, đoàn thể, qua đó giúp hội viên, nông dân nắm bắt, tiếp cận thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hầu hết các Hội quán ở tỉnh An Giang được thành lập đều xây dựng ít nhất một thương hiệu nông sản đặc trưng của địa phương. Do đó, hoạt động của từng Hội quán đều mang tính đặc thù riêng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển địa phương.
Hội quán tập hợp những nông dân cùng sản xuất chung một ngành nghề như: Làm vườn, trồng rau an toàn, hoa kiểng, cam, bưởi, xoài... hướng tới sản xuất hàng hóa lớn, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ hàng hóa nông sản theo định hướng phát triển của tỉnh. Mỗi Hội quán đều có lịch sinh hoạt định kỳ (2 tuần hoặc 1 tháng/lần) thu hút đông đảo lực lượng hội viên - nông dân tham gia.
Qua thời gian hoạt động, mô hình Hội quán đã phát huy hiệu quả tích cực trong thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương.
Ngoài ra, Hội quán giúp nông dân thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống, hàng hóa sản xuất không thương hiệu, giá cả không ổn định; từ đó mạnh dạn cùng nhau liên kết sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn, nhằm nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa, sản xuất theo hướng công nghệ cao, hướng tới sản xuất sạch, bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Thông qua Hội quán, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhằm giảm thiểu rủi ro, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, giúp nông dân ổn định cuộc sống, bắt kịp xu thế hội nhập hiện nay.
Giá gia cầm hôm nay 25/3: Nuôi gà vịt kiểu này có lời, lại không lo đầu ra Cập nhật giá gia cầm hôm nay 25/3, mặt bằng chung không có biến động. Do giá gia cầm liên tục bấp bênh và ở mức thấp nên các cơ quan chức năng địa phương đã tích cực vào cuộc mời gọi, hỗ trợ người chăn nuôi liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để có đầu ra ổn định. Chăn nuôi vịt...