Gia Lai: Triển khai tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt 2
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 35 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu tại 11 xã, thị trấn của huyện Đak Đoa, Ia Grai và TP Pleiku. Trong đó có 31 ca được điều trị khỏi và xuất viện, 4 trường hợp đang tiếp tục điều trị.
Ngành Y tế Đắk Lắk tiêm phòng vaccine bệnh bạch hầu cho người dân trên địa bàn.
Tai huyên Đak Đoa co 27 trương hơp măc bênh, trong đo co 1 trương hơp tư vong ơ xa Hai Yang.
Thơi gian qua, ngoai viêc phôi hơp vơi nganh Y tê tinh khân trương triên khai quyêt liêt cac biên phap nhăm khoanh vung dâp dich, khư khuân môi trương va điêu tri cho nhưng ngươi măc bênh; huyên Đak Đoa cung nhanh chong thưc hiên viêc tiêm vaccine cho ngươi dân ơ 5 xa trong điêm co ngươi măc bênh.
Trước đó, ngành Y tế huyện phối hợp với các cấp, các ngành đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt I tại 5 xã trên với 23.216 người được tiêm, đạt tỷ lệ trên 96% so với tổng số dân. Trong đó, riêng xã Hnol có 100% người dân được tiêm phòng vaccine.
Tính đến ngày 24/8, huyện Đak Đoa ghi nhận 27 ca mắc bệnh bạch hầu tại 5 xã; trong đó có 1 ca tử vong ở xã Hải Yang. Hiện cả 5 xã đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc bạch hầu mới.
Đến nay, Bộ Y tế triển khai xuống các địa phương là trung tâm dịch của bệnh bạch hầu sẽ tiếp tục chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt 2 cho các xã có người bị mắc bệnh bạch hầu, gop phân nâng cao hiêu qua công tac phong, chông bênh bach hâu tai cac xa trong điêm noi riêng va toan tỉnh noi chung.
Video đang HOT
Kinh phí dự kiến để thực hiện Kế hoạch này là 64 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Kế hoạch khẩn cấp phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh năm 2020 với số tiền 64 tỷ đồng tiêm chủng vaccine bạch hầu năm 2020
Trong đó, đối tượng tiêm chủng của Chương trình là người từ 2 tháng tuổi trở lên. Cụ thể: trẻ từ 2 đến 18 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine 5 trong 1; trẻ từ 19 đến 48 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine DPT; trẻ từ 49 tháng tuổi trở lên và người lớn tiêm 2 mũi vaccine Td.
Kinh phí dự kiến để thực hiện Kế hoạch này là 64 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ vaccine và vật tư tiêm chủng khoảng 36 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 28 tỷ đồng.
Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh bạch hầu nói riêng để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người dân; tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, nhà cửa, trường học nhất là vùng có ổ bệnh và vùng liên quan.
Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân cần thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch đối với tất cả các loại vaccine trong tiêm chủng mở rộng nói chung và vaccine phòng bệnh bạch hầu nói riêng; tích cực và tuân thủ việc tiêm vaccine Td theo hướng dẫn của ngành y tế để phòng bệnh bạch hầu cho bản thân và cộng đồng.
Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, lây lan nhanh và đang có diễn biến phức tạp. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, cũng có thể ở người lớn.
Trước diễn biến mới của bệnh này trong thời gian gần đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3593/QĐ-BYT ngày 18-8-2020 "Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu".
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống bệnh bạch hầu.
Tiêm vắc xin - biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng, cần tiêm 3 mũi cơ bản và 3 mũi nhắc lại đến năm 15 tuổi.
Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng thì tiêm 3 mũi vắc xin cơ bản và 2 mũi vắc xin nhắc lại.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng lưu ý các biện pháp phòng bệnh bạch hầu. Cụ thể, người dân cần chủ động tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc, nghi ngờ mắc bệnh; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; bảo đảm vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh, người dân phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch sớm
Bộ Y tế yêu cầu tiến hành các biện pháp chống dịch càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca nghi ngờ đầu tiên. Tất cả trường hợp nghi ngờ hoặc có thể mắc bệnh phải được đeo khẩu trang và cách ly ngay tại cơ sở y tế; được điều trị đặc hiệu ngay kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Ca bệnh nghi ngờ cần phải cách ly riêng biệt với ca bệnh xác định.
Nếu dịch xảy ra trong trường học thì tất cả học sinh có biểu hiện sốt, đau họng hoặc có các triệu chứng khác nghi ngờ mắc bệnh đều phải nghỉ học và đưa tới cơ sở y tế để quản lý, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm.
Các địa phương cần lập danh sách người tiếp xúc gần với ca bệnh, tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh, hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế; tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm.
Bên cạnh đó, tại khu vực có ổ dịch như nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh; nhà trẻ, lớp học, cơ quan, đơn vị cần được khử trùng và xử lý môi trường. Đồ dùng của bệnh nhân hoặc gia đình có ổ dịch cần được sấy, luộc hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời. Các hộ gia đình thực hiện thông khí. Hạn chế các sự kiện tập trung đông người trong khu vực ổ dịch.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn dùng kháng sinh dự phòng cho tất cả người tiếp xúc gần và những người có liên quan dịch tễ trong ổ dịch càng sớm càng tốt. Các địa phương tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch và các khu vực lân cận càng sớm càng tốt; tùy theo kết quả điều tra dịch tễ và đặc điểm từng ổ dịch để quyết định phạm vi, đối tượng, lứa tuổi, loại vắc xin phù hợp.
Tây Nguyên và cuộc chiến chống bệnh bạch hầu Trong nhiều tháng qua trên địa bàn Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh bạch hầu làm hàng trăm người mắc bệnh, trong đó tử vong 3 người (2 người ở Đăk Nông và 1 người ở Gia Lai). Đây được coi là trung tâm của bệnh dịch bạch hầu của cả nước. Ảnh minh họa Để nhanh chóng dập dịch,...