Gia Lai: Trắng đêm theo thợ săn “thủy quái” khủng lão luyện giữa rừng
Theo cac cân thu, để có thể câu được những chú cá khung trên lòng hồ, họ phải mua cần câu với giá từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.
Nhiêu lân ho con mât ca bô cân 2-3 triêu khi găp ca khung 10kg, phân lơn nhưng cân thu câu ca vê đê biêu hoăc nương ăn tai long hô.
Những ngày đầu hè, chúng tôi có dịp theo chân nhưng thợ câu săn ca khung trên lòng hồ chứa Ia Mlá (xã Ia Mlá, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai).
Chiên lơi phâm đâu tiên cua cac cân thu trong đêm tôi
Trung bình, mỗi chuyến đi câu phải kéo dài từ 2 – 3 ngày, nên các thợ câu đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhu yếu phẩm như mì tôm, mắm, muối. Đa phần, họ câu cá để thỏa niềm yêu thích và thưởng thức món cá tự nhiên ngay giữa rừng.
Chập tối, theo lối mòn vào cánh rừng già, chúng tôi đi đến cuối lòng hồ xã Ia Mlá. Địa điểm quăng cần, săn “thuy quai” là một eo nước lặng sóng, mặt hồ yên tĩnh nên những loại cá khung thường vào trú ẩn.
Lúc này, mỗi thợ câu lấy từ 5 – 7 cần ra và chọn cho mình một địa điểm lý tưởng để thả mồi. Một không gian yên tĩnh hiện lên, không sóng điện thoại, tiếng chim hót ríu rít khiến lòng người trở nên thư thả, xua tan mọi buồn phiền của cuộc sống.
Anh Lê Quang Sáng (trú buôn Chính Hòa, xã Ia Mlá, một thợ câu chuyên nghiệp) cho biết: “Trong hồ Ia Mlá có nhiều loại cá như cá phá, lóc, trê, trôi, chép. Có nhiều con cá nặng tới 10 kg. Riêng tôi, từng câu được cá trôi nặng gần 10kg, cá phá cũng nặng đến hơn 3kg. Mỗi tháng, chúng tôi thường rủ nhau vào lòng hồ câu cá từ 2 – 3 lần…”.
Đê câu đươc nhưng chu ca khung cân phai co cam u lên men
Trong hồ Ia Mlá có nhiều loại cá như cá phá, lóc, trê, trôi, chép.
“Đây là cá tự nhiên, có trọng lượng rất lớn nên anh em lúc nào đi cũng hào hứng. Lúc về, mỗi người cũng đưa về khoảng 20kg cá các loại để chia sẻ cho gia đình và hàng xóm cùng thưởng thức…”, anh Sáng tiết lộ.
Video đang HOT
Theo anh Sáng, chuyên nay, các anh câu được 3 con cá trôi, con nhỏ cũng nặng gần 3kg và con lớn cũng hơn 5kg. Tuy nhiên sây cung không it ca to, vưa đi tong bô cân mơi mua 2 triêu đồng…
Theo cac cân thu, để có thể câu được những chú cá khung trên lòng hồ, họ phải mua cần câu với giá từ vài triệu đến cả chục triệu đồng. Trước khi đi câu, phải mua cám, hạt bắp về ủ cho lên men theo công thức của riêng từng người để làm mồi. Tùy mỗi loại cá, sẽ chọn cần và mồi khác nhau.
“Sau mấy tiếng đồng hồ “giằng co” với sông nước, cuối cùng một con cá trôi nặng hơn 5 kg cũng dính vào lưỡi câu của tôi. Khi đưa được cá lên bờ, mấy anh em chế biến rồi gác lên đống than hồng. Khi cá đã cháy lớp vảy, thịt vàng ươm thì có thể thưởng thức.
Để mùi vị đậm đà, thơm và ngon hơn nên lấy một nắm lá sung hoặc lá lộc vừng cuốn lại và chấm với muối kiến vàng.
Phân lơn cac cân thu câu ca năng tư 5-10kg
Theo đó, vì cá dưới hồ là loài cá tự nhiên, khi câu lên thì chế biến luôn nên thịt cá rất dài, ngọt. Đặc biệt là khi ăn cùng với các loại lá, rau rừng, anh Nguyễn Văn Hà (thôn Sông Ba, xã Chư Rcăm, một thơ câu bộc bạch).
Nhưng con ca trôi vưa đươc câu lên nương ngay tai long hô nên rât tươi va thơm
Chia sẻ về kinh nghiệm để câu được những con cá khung, anh Hoàng Văn Vũ (thôn Sông Ba, xã Chư Rcăm) bộc bạch: “Để câu được những chú cá khung, phải thả cần khi thời tiết ấm. Khi trời ấm, những chú cá trôi khủng nằm dưới sâu mới ngoi lên kiếm ăn. Còn thả cần rạng sáng khoảng 6h thì chỉ có những con cá rô phi thôi”.
Theo cac cân thu đê câu đươc ca khung phai tha môi khi thơi tiêt đa âm
Chỉ trong hơn 24h đồng hồ, 3 cân thu anh Sang, Ha va Vu đã câu được 6 con cá trôi nặng từ 3 – 5kg và hàng chục con cái rô phi nặng mỗi con gần 1 kg.Ngoai ra, số cá lớn bị xổng chạy thoát cũng nhiều không tính xuể.
Lúc về, mỗi thơ câu đưa về khoảng 20kg cá các loại để chia sẻ cho gia đình và hàng xóm cùng thưởng thức
Long hô Ia Mla xưa kia là một cánh rừng trũng, sau khi đắp đập, nước ngập lên hàng chục mét. Vì vậy, ca thường bị mắc trúng gốc cây và tẩu thoát nên cac thơ câu phải có nghề mới dám câu ơ đây. Ngoai ra, vi nguồn lợi thủy sản ơ long hô rất dồi dào nên cac thơ câu quy định ngầm với nhau là không đươc phép dùng chất nổ hoặc đánh bắt lưới diện rộng nhằm bảo tồn hệ sinh vật.
Gia Lai: Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng trên vùng "chảo lửa", ăn quên sầu à nha!
Đặc sản bò một nắng huyện Krông Pa (Gia Lai) thành phẩm được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.
Trước khi ăn thì đem ra nướng, đến khi miếng bò cháy vàng, dậy mùi thơm. Đặc biệt để món bò một nắng đậm đà hơn phải có muối kiến vàng.
Ngược về vùng "chảo lửa" Krông Pa vào những ngày đầu hè, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến người dân làm nên đặc sản bò một nắng. Giữa cái nắng 40 độ, nhưng trên mái nhà những người phụ nữ vẫn miệt mài phơi khô những miếng thịt khổ lớn.
Để có được đặc sản bò một nắng phải dùng đùi và bắp của bò tơ
Theo đó, với khoảng 70.000 con, huyện Krông Pa là huyện có đàn bò lớn nhất tỉnh Gia Lai. Với khí hậu nắng nóng cùng nguồn thịt bò lớn, tận dụng lợi thế này những người phụ nữ ở vùng "chảo lửa" đã làm nên đặc sản bò một nắng đậm đà, khó quên.
Vừa trở miếng thịt bò đang hong khô trên mái tôn, chị Phạm Thị Bình (trú tại huyện Krông Pa) tranh thủ chia sẻ: "Đặc sản bò một nắng Krông Pa có xuất xứ từ những người dân tộc Jrai. Cụ thể, trước đây khi làm thịt gia súc, ăn không hết nên người dân thường đem phơi nắng, gác bếp bảo quản để có thể dùng được lâu. Bò một nắng ở đây rất ngon bởi vì được làm từ loại bò cỏ nên thịt rất dai và ngọt tự nhiên...".
Theo chị Bình, đặc sản bò một nắng đều được làm từ đùi và bắp của bò tơ. Sau đó, thái từng miếng lớn như bàn tay rồi ướp với các gia vị gồm muối, ớt, tỏi, sả, vừng...và đem phơi dưới nắng vàng.
Mỗi năm, gia đình làm và bán gần 1 tấn thịt bò một nắng. Nếu trừ hết chi phí, gia đình lãi từ 100 - 200 triệu đồng/năm. Thường đắt khách là vào thời điểm dịp tết, tiêu thụ từ 3 - 4 tạ thịt bò/tuần.
Tương tự, chị Phạm Thị Thảo (trú tại thôn Mới, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa) là hộ gia đình đã có thâm niên với nghề làm bò một nắng.
Sau khi thái từng miếng thì nêm các gia vị như sả, hạt nêm, bột ngọt...
Theo chị Thảo, mỗi năm gia đình chị làm khoảng 1 tấn thịt bò thành phẩm nhằm phục vụ cho người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh lân cận. Từ khâu chọn bò đến việc giết mổ đều do gia đình tự làm hết. Cũng vì vậy nên khách hàng khá là tin tưởng, cứ đến tết là họ luôn chủ động gọi điện để đặt trước.
Khi chế biến để thịt bò đậm đà, thơm ngon phải ướp đúng, vừa và đủ
"Thông thường, để làm ra một 1 kg thịt bò một nắng cần từ 1,5-1,7 kg thịt bò tươi. Chính vì vậy, giá của loại đặc sản này khá cao dao động từ 450.000đ-550.000 đồng/kg. Khi chế biến để thịt bò đậm đà, thơm ngon phải ướp đúng, vừa và đủ. Nếu mặn khi ăn sẽ mất đi độ ngọt của thịt bò nếu nhạt quá sẽ nhanh hỏng", chị Thảo chia sẻ cách để có đặc sản bò một nắng đậm đà, thơm ngon hơn.
Để có đặc sản bò một nắng, những người phụ nữ phải đội nắng hàng giờ trên mái tôn trở thịt
Đặc sản bò một nắng thành phẩm được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, trước khi ăn thì đem ra nướng, đến khi miếng bò cháy vàng, dậy mùi thơm thì đem ra ăn. Đặc biệt để món bò một nắng hấp dẫn hơn, phải có muối kiến vàng. Theo đó, kiến vàng chứa thành phần dinh dưỡng cao. Khi chấm thịt bò với muối kiến vàng sẽ có vị ngọt, thơm của thịt, cay cay của ớt, sả và vị chua tự nhiên của kiến.
Những mẻ bò một nắng đang được phơi khô
Để đặc sản bò một nắng đậm đà hơn không thể thiếu muối kiến vàng
Theo người dân ở đây, thời điểm lý tưởng để đi săn kiến vàng là từ tháng 1-3 hàng năm. Trước khi đi, họ phải bịt kín người để tránh kiến đốt rồi dùng sào có cột sẵn lưỡi dao để chặt tổ kiến. Khi cắt tổ kiến vàng xuống phải nhanh tay bỏ vào một cái nồi đang nóng để kiến chết hết. Sau khi bắt về, đem rang kiến sơ trên bếp rồi đem giã với ớt, muối, bột ngọt...để thưởng thức với thịt bò.
Ninh Thuận: Đầm Nại treo đầy hàu, đến người đi xâu vỏ cũng kiếm ra tiền Đầm Nại có diện tích gần 1.200ha, với những cánh rừng ngập mặn tự nhiên được đánh giá là nơi có hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng. Nơi đây, còn được biết đến là vùng nuôi trồng thủy sản với nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: Tôm, cá mú, ốc hương và...