Gia Lai: Tận mắt xem máy bay không người lái phun thuốc vườn chanh leo 100ha
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến rau quả, Doveco hứa hẹn mang tới sự thay mạnh mẽ cho nền nông nghiệp ở Tây Nguyên, nhất là sản phẩm cây chanh leo.
Chiều 2/7, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai tổ chức đoàn tham quan mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) và Trung tâm chế biến rau quả tại huyện Mang Yang của Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco).
Tại đây, nhiều đại biểu không khỏi ngỡ ngàng với quy mô sản xuất tập trung lớn, đặc biệt là ứng ụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, chế biến.
Nông trường chanh dây 100ha của Công ty Đồng Giao – Doveco Gia Lai tại xã Ia Pếch, huyện Ia Grai.
Giới thiệu về vùng chuyên canh chanh leo, ông Đinh Văn Năm – Quản lý nông nghiệp Doveco Gia Lai (thuộc Đội nông trường Ia Phú, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) chia sẻ: “Nông trường này, Doveco có 100 ha chanh leo được sản xuất tập trung đã cho thu hoạch, năng suất trung bình 35 tấn/ha/năm. Từ khâu quản lý, chăm sóc đều được áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí. Trong đó, hệ thống tưới nước nhỏ giọt được lắp đặt hết sức bài bản, đặc biệt là công ty đã đầu tư 600 triệu đồng mua thiết bị bay để phun thuốc cho cả nông trường”.
Doveco ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, dùng thiết bị bay để phun thuốc cho vườn chanh leo.
Theo kỹ sư vận hành thiết bị bay cho biết, chiếc máy này có thể phun cho 50ha chanh leo trong vòng 12 giờ, lợi hơn so với 25 người phun thủ công. Thiết bị này có thể phun cả ngày lẫn đêm, vừa mang lại hiệu quả cao vừa bảo đảm an toàn người làm.
Video đang HOT
Thiết bị bay 600 triệu dùng phun thuốc từ trên không, năng suất cao hơn 25 người làm và có thể phun cả ngày lẫn đêm.
Tại huyện Mang Yang, Doveco đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng xây dựng Trung tâm chế biến rau quả với công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, công suất đáp ứng hơn 50.000 tấn sản phẩm/năm. Bao gồm: Nhà máy chế biến nước quả cô đặc và puree, công suất 20.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến rau quả đông lạnh, công suất 22.000 tấn/năm và Nhà máy chế biến rau quả đồ hộp, công suất 10.000 tấn/năm.
Đây là trung tâm chế biến khép kín, từ liên kết phát triển sản xuất, thu mua nguyên liệu đến chế biến tinh, chế biến sâu và hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước, xuất khẩu.
Ông Đinh Cao Khuê giới thiệu Trung tâm chế biến rau quả của Doveco tại Gia Lai, công suất chế biến 300 tấn sản phẩm/ngày và mỗi ngày chi 4 tỷ thu mua chanh dây cho nông dân.
Đến nay, tại Gia Lai, Doveco đã liên kết xây dựng vùng nguyên liệu hơn 1.700 ha/ tổng diện tích trên 3.000 ha chanh leo của toàn tỉnh Gia Lai. Riêng, diện tích của Doveco khoảng 400 ha chanh leo, lợi nhuận đạt hơn 280 triệu/ha.
Ông Đinh Cao Khuê tự tin, Doveco sẽ mang lại thay đổi lớn cho nền nông nghiệp ở Tây Nguyên và mang góp phần nâng cao chuỗi giá trị cây chanh leo, nâng tầm lợi ích cho nông dân.
Ông Đinh Cao Khuê – Chủ tịch HĐQT Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao chia sẻ: Đợt dịch Covid-19 vừa qua, mọi hoạt động của Doveco vẫn diễn ra bình thường, các hoạt động sản xuất và xuất khẩu tương đối ổn định. Trung bình, mỗi ngày Trung tâm chế biến rau quả hoạt động năng năng suất cao với 300 tấn sản phẩm/ngày, thu mua chanh leo ước đạt 4 tỷ/ngày.
Ông Khuê ông mong rằng, “Hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững” được tổ chức tại TP. Pleiku ngày 3/7 sẽ có được sự thống nhất, những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao giá trị chanh leo và mang lợi lợi ích cao nhất cho người nông dân.
Hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững hứa hẹn sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc cho cây chanh leo và nâng tầm giá trị cả trong nước và quốc tế.
Sáng mai 3/7, tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (TP. Pleiku, Gia Lai), Bộ NNPTNT sẽ tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy phát triển sản xuất chanh leo bền vững”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lãnh đạo các tỉnh chủ lực trồng chanh leo trên cả nước và nhiều doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chanh leo.
"Lột xác" ngành hồ tiêu: Vượt qua nỗi sợ
Cuộc khủng hoảng giá kéo dài của hồ tiêu nhiều năm qua đã khiến không ít người mỏi mệt. Những ngày cuối tháng 5/2020, giá hồ tiêu tăng giảm chập chờn, không đủ để giải quyết nỗi bất an về đầu ra.
Thị trường của hồ tiêu phần lớn là xuất khẩu lại đang đối diện nhiều nỗi lo về chất lượng. Châu Âu đã cảnh báo về chất lượng nông sản từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, sức ì của doanh nghiệp, sự lỏng lẻo của khâu quản lý, sự lơ là của nông dân đã góp phần đẩy cây tiêu đến bờ vực.
Sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu của nông dân Chư Sê (Gia Lai). Ảnh: V.N
Khái niệm canh tác bền vững dường như chỉ được nghe mà chưa được hiểu. Sau những tuyên truyền, những hội thảo của ngành nông nghiệp hoặc khuyến nông địa phương, nông dân lại trở về vườn tiêu với thói quen, tập quán cũ.
Phong trào thúc đẩy năng suất bằng mọi giá; phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng bị lạm dụng quá mức, bất chấp thời gian phục hồi, cây tiêu có sống lâu bền đến mấy cũng đi vào kiệt quệ.
Những nông dân mải miết chạy theo đồng tiền, giờ mới thấy hậu quả, hoặc khi vỡ lẽ thì đã ôm đống nợ. Không có cách khoanh nợ, giãn nợ cũng không có vốn mới để tái canh, mọi thứ rơi vào bế tắc.
Tuy nhiên, cũng có không ít mô hình làm tiêu sạch, đã có nhiều đơn hàng xuất đi châu Âu và các thị trường khó tính khác từ khi còn chưa ký Hiệp định EVFTA. Đó là nhờ chất lượng. Thông qua doanh nghiệp, những nông dân đó đang tự mình tham gia vào chuỗi toàn cầu.
Nhưng con số này chưa đáng kể so với hàng trăm nghìn ha hồ tiêu cả nước. Nông nghiệp trong nước cần nhiều hơn nữa những nông dân cùng tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới. Người nông dân không có cách nào khác ngoài việc tự mình thay đổi tập quán, làm tiêu sạch để có giá tốt. Đằng sau giá tốt còn có giá trị lớn hơn, là sự trường tồn của thương hiệu có khi tính bằng thập niên.
Uy tín thương hiệu là điểm khác biệt với cách làm chụp giật, manh mún. Nhiều tổ chức, cá nhân biết làm thương hiệu nhưng chất lượng tạo nên thương hiệu, phải do nông dân làm ra.
Tiêu sạch trở thành vấn đề cốt tử. Không làm ra được hạt tiêu sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất của những thị trường khó tính nhất, cũng đồng nghĩa thất bại trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa là điều có thể thấy ngay trước mắt.
Trong cuộc đua này, có khi phải chấp nhận "hy sinh" 1 thế hệ, để thế hệ tiếp theo thuần thục với tư duy, tập quán canh tác mới. Thế hệ đó coi việc làm tiêu sạch là đương nhiên, không phải bàn.
Gia Lai: Kiểm tra các gói thầu mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19 Ngày 1/7, ông Ngô Ngọc Sinh - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh đang chỉ đạo kiểm tra, làm rõ việc mua sắm trang, thiết bị phòng chống dịch Covid-19 tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, nơi được giao mua sắm máy thở chức năng cao. Ảnh: Đình Văn...