Gia Lai: “Sói em” sa lưới pháp luật sau 2 năm trốn lệnh truy nã
Sau 2 năm trốn tránh cơ quan pháp luật, chiều 27/3, đối tượng bị truy nã “ Sói em” (tên thật là Nguyễn Trọng Cường, SN 1990, thường trú tại 1/1 Nguyễn Viết Xuân, TP Pleiku, Gia Lai) đã bị Phòng Truy nã tội phạm, CA tỉnh Gia Lai, tóm gọn.
Đối tượng Sói em tại cơ quan công an
Tại cơ quan điều tra, “Sói em” khai, sau khi thụ án 9 tháng tù vì tội trộm cắp tài sản, ngày 23/5/2009, “Sói em” được thả tự do. Khoảng vài ngày sau, đối tượng cùng người bạn là Nguyễn Hồng Thuận tham gia vụ cướp dây chuyền vàng trên địa bàn thành phố. Ngay sau đó, Thuận bị cơ quan công an bắt giữ, còn “Sói em” đã kịp trốn xuống thành phố Hồ Chí Minh hành nghề cắt tóc.
Thời gian qua, nhận được thông tin “Sói em” đã quay trở lại TP Leiku, các chiến sỹ công an thuộc Phòng Truy nã tội phạm Công an tỉnh Gia Lai đã vào cuộc xác minh, tìm hiểu thông tin và bắt tại trận khi đối tượng đang ngồi ăn tại một quán cơm.
Hiện đối tượng đang được cơ quan công an lấy lời khai, hoàn tất hồ sơ để chuyển lên cơ quan có thẩm quyền.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Đỗ hai đại học, cậu bé mồ côi lo không đủ tiền theo học
Trong khi cả xóm nhỏ xứ Thanh vui mừng với tin Nguyễn Trọng Cường thi đỗ hai đại học thì cậu học trò nghèo mồ côi cha còn đang bươn chải tận trời Nam. Cường cho biết phải cố gắng làm, nếu không sẽ không thể học đại học.
Tại trường THPT Lê Văn Hưu, xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa, Thanh Hóa), không ai không biết đến cậu học trò nghèo chịu khó Nguyễn Trọng Cường. Nhiều phụ huynh lấy Cường làm gương cho con: "Xem bạn thiếu thốn tình cảm, vật chất mà vẫn học giỏi thế đấy".
Khi mới học lớp 3, bố Cường mắc bệnh hiểm nghèo. Dù gia đình đã vay mượn, chạy chữa nhưng ông không qua khỏi, bỏ lại mẹ Cường với 4 đứa con thơ. Không có tiền học, 3 anh chị của Cường đành đứt gánh giữa chừng, vào Nam làm ăn. Thi thoảng họ gom góp được vài trăm nghìn gửi về cho Cường và mẹ. Rồi cả ba đều có vợ, có chồng, cũng phải lo cho gia đình riêng. Cường và mẹ nương tựa vào nhau để sống.
Mẹ Cường lại bị bệnh tim hành hạ, thương mẹ nên thời gian học của cậu rút ngắn đi, nhường cho việc đồng áng. Đi học về, chỉ kịp cất cặp sách là Cường đã phải thay đồ, xách rọ ra đồng mò cua, bắt ốc. Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có canh rau và con cua, con hến do chính Cường lặn lội mò.
Cường (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng thầy giáo. Ảnh: Cao Tuân.
Khi đỗ vào trường THPT công lập Lê Văn Hưu, Cường mất mấy đêm không ngủ bởi nỗi lo không có tiền theo học. Cái suy nghĩ mẹ ốm còn không có tiền mua thuốc, giờ thêm tiền học làm Cường đau nhói. Biết được nỗi lo của con, mẹ em, bà Lê Thị Thuấn đã khóc, động viên con cố gắng học thoát khỏi cảnh nghèo. Dù đau ốm nhưng cứ làm xong việc nhà, bà lại đi làm thuê ở các làng bên, khi thì gặt, cấy thuê, khi thì cuốc đất để chắt chiu, dành tiền đóng học cho con.
"Chồng tôi mất đi đã là một mất mát lớn đối với Cường. Tôi có khổ đến mấy vẫn phải nuôi cháu học thành người", bà Thuấn nghẹn ngào nói.
Dù thời gian học ít đi, song Cường vẫn đạt rất nhiều thành tích. Năm lớp 12, Cường đi thi học sinh giỏi Hóa toàn tỉnh và đạt giải 3. Việc Cường đỗ ĐH Xây Dựng (25 điểm) và ĐH Y Thái Bình (24,5 điểm) khiến cả xóm nhỏ xôn xao. Ai cũng trầm trồ khen ngợi cậu bé mồ côi nghèo, nhưng họ cũng không giấu được nỗi lo "thằng bé không biết có tiền để đi học không".
Còn mẹ Cường mừng mừng tủi tủi, lấy nén nhang thắp cho chồng. Bà cho biết, vừa thi xong ĐH, Cường đã xách ba lô vào Nam làm việc. Nó bảo "con phải đi làm thuê kiếm tiền, để lúc đỗ ĐH còn có tiền nhập học mẹ ạ".
Cường cho biết sẽ chọn ĐH Xây dựng, bởi: "Bác sĩ là nghề em ao ước. Em muốn được chữa bệnh cho mẹ, cho người thân, cho bà con nghèo. Nhưng học y thì lâu quá, tốn nhiều tiền mà nhà em lại không có. Học xây dựng thời gian ngắn hơn, em có thể vừa học vừa làm đỡ đần cho mẹ".
Hoàng Thùy - Cao Tuân
Theo VnExpress