Gia Lai phát hiện thêm 2 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu
Gia Lai đã ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại làng Blo Dung, xã Ia Hrung, huyện biên giới Ia Grai và tại làng Phung, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku.
Ngành y tế tỉnh Gia Lai thực hiện khám sàng lọc cho người dân tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa, nơi có ca bệnh bạch hầu tử vong. (Ảnh: TTXVN)
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Gia Lai, ngày 27/7, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại làng Blo Dung, xã Ia Hrung, huyện biên giới Ia Grai và tại làng Phung, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, nâng tổng số xã có ổ dịch bạch hầu lên 8 xã với 30 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu (1 trường hợp tử vong).
Trong số 8 xã có ổ dịch bạch hầu, huyện Đak Đoa có 5 xã (Hải Yang, Đak Sơ Mei, Hnol, Trang và Đak Krong) với 25 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu (1 trường hợp tử vong); huyện Ia Grai có 2 xã (Ia O và Ia Hrung), với 4 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu và thành phố Pleiku có xã Biển Hồ, với 1 trường hợp.
Video đang HOT
Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch bạch hầu, ngành Y tế tỉnh Gia Lai lập tức khoanh vùng dập dịch; triển khai cấp bách các phương án phòng, chống; phun hóa chất khử khuẩn môi trường và tiến hành khám sàng lọc, cấp phát thuốc điều trị dự phòng cho toàn bộ người dân khu vực có ổ dịch.
Ông Nguyễn Hữu Quế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cho biết: Sau khi phát hiện trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu vào chiều 27/7 tại làng Phung, xã Biển Hồ, ngành chức năng đã triển khai khoanh vùng, lập chốt chặn cách li toàn bộ làng Phung; thực hiện phun hóa chất tiêu trùng khử độc hộ gia đình phát hiện ca bệnh và xung quanh làng.
Trong ngày mai (28/7), ngành chức năng sẽ tiếp tục thực hiện công tác khám sàng lọc, cấp phát thuốc điều trị dự phòng và tổ chức tiêm vắcxin cho người dân làng Phung.
Còn tại làng Blo Dung, xã Ia Hrung, huyện biên giới Ia Grai, công tác phòng, chống dịch bạch hầu vẫn đang được triển khai quyết liệt.
Công tác khoanh vùng, cách ly các làng vẫn đang được chính quyền địa phương thực hiện nghiêm.
Bên cạnh đó, công tác đảm bảo đời sống, nhu yếu phẩm cho người dân trong vùng cách liycũng đang được chính quyền địa phương quan tâm./.
Tây Nguyên ghi nhận 126 ca dương tính bạch hầu
Trong 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên có ca mắc bạch hầu, Đắk Nông ghi nhận số ca mắc cao nhất, sau đó đến Kon Tum, Đắk Lắk và Gia Lai.
4 tỉnh Tây Nguyên ghi nhận 126 ca bạch hầu Ảnh minh họa
Từ đầu năm đến nay, 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên gồm Kon Tum, Đắk Nông, Gia Lai và Đắk Lắk ghi nhận 126 ca mắc bạch hầu, 3 ca tử vong. Trong 4 tỉnh có ca mắc bạch hầu, Đắk Nông ghi nhận số ca mắc cao nhất, sau đó đến Kon Tum, Đắk Lắk và Gia Lai. Cụ thể:
Đăk Nông ghi nhận 38 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại 10 ổ dịch ở 4 huyện. Trong đó, Krông Nô 11 ca, Đăk Glong 17 ca, Đăk R'lấp 3 và Tuy Đức 5 ca. Hiện tỉnh ghi nhận 2 người tử vong, 24 người đã xuất viện, 10 ca đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông.
Kon Tum ghi nhận 32 ca dương tính bạch hầu, với 19 ổ dịch, hiện còn 8 ổ dịch đang hoạt động. 5/6 huyện, thành phố với 8 xã, thị trấn ghi nhận ổ dịch bạch hầu đang tổ chức tiêm vaccine Td, tổ chức 29 đợt khám cho 3.203 người tại các ổ dịch. Ngành y tế Kon Tum kiến nghị Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ vaccine Td để tiêm, cấp một hệ thống máy Real Time - PCR xét nghiệm cho địa phương.
Đăk Lăk ghi nhận 28 ca dương tính bạch hầu tại 5 huyện: Lắk, M'Đrắk, Cư M'gar, Krông Bông và Cư Kuin. Ngành y tế tỉnh Đăk Lăk đã lấy tổng cộng 138 mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm.
Hiện tỉnh đã triển khai tiêm vaccine phòng chống bệnh bạch hầu cho các địa phương có trường hợp dương tính, chuẩn bị tiêm vaccine Td cho 7.500 cán bộ, nhân viên y tế trên toàn tỉnh. Nhân viên y tế là nhóm nguy cơ cao lây nhiễm bạch hầu do thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân.
Gia Lai có 28 ca nhiễm bạch hầu ở 4 xã Hải Yang, Đắk Sơ Mei, Hnol (cùng thuộc huyện Đắk Đoa) và Ia O, trong đó có 1 ca tử vong. Cụ thể xã Hải Yang có 19 ca, xã Đắk Sơ Mei có 3 ca, xã Hnol có 1 ca và xã Ia O có 2 ca. Một ca đã tử vong là cháu V. (4 tuổi, xã Hải Yang) cũng là trường hợp nhiễm bạch hầu đầu tiên trên địa bàn.
Trước tình hình dịch bạch hầu ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp tại 4 tỉnh Tây Nguyên, ngành Y tế đã điều trị kháng sinh dự phòng đủ liệu trình 7 ngày cho 4123 người tiếp xúc gần, có nguy cơ cao. Đồng thời, tiêm vaccine dự phòng bạch hầu cho 18.945 người thuộc nhóm từ 49 tháng tuổi trở lên có nguy cơ cao. Ngành y tế cũng lấy 1.221 mẫu xét nghiệm và phun hóa chất khử khuẩn tại các ổ dịch.
Cơn bão bạch hầu ở buôn làng Tây Nguyên Sau gần 1 tháng, 4 tỉnh Tây Nguyên ghi nhận 75 ca dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và đã có 3 ca tử vong. Diễn biến dịch bệnh đang có xu hướng khó lường. Ngày 6/6, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk công bố ca đầu tiên mắc bệnh bạch hầu từ huyện Krông Nô (Đắk Nông) chuyển đến....