Gia Lai: Ông chủ trẻ ra nhờ nuôi loài kêu be be, thu nhập khỏe re
Từ “vũng lầy” hồ tiêu, anh Thảo, xã Ia Le, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) chuyển sang nuôi loài vật chỉ ăn lá, cỏ, mỗi năm thu nhập hơn 300 triệu đồng.
Nhưng anh bảo cái được lớn nhất khi nuôi đàn dê Bách Thảo 100 con là khỏe re, cảm giác như được trẻ ra, không phải bạc tóc lo nghĩ như lúc trồng hồ tiêu.
Đến trang trại của anh Trương Viết Thảo (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai), trước mắt chúng tôi là một đàn dê mập mạp, dễ thương khoảng 100 con. Anh Thảo kể lại, lúc trước gia đình anh chủ yếu là trồng tiêu nhưng tiêu mất giá, chết hàng loạt nên năm 2016 anh đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê Bách Thảo sinh sản.
Mô hình nuôi dê bách thảo của anh Trương Viết Thảo mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng – Ảnh Văn Hà.
Hiện tại gia đình anh Thảo có 2,5 ha đất, trong đó 1 ha xây chuồng trại nuôi dê và 1,5 ha trồng chuối xen cỏ để đảm bảo thức ăn ổn định cho đàn dê. Ban đầu anh đầu tư 100 triệu đồng để xây chuồng trại và mua 10 con dê bách thảo sinh sản về nuôi thử nghiệm trong 6 tháng, thấy chưa hiệu quả nên anh Thảo đã mua thêm 10 con dê sinh sản và tiếp tục nuôi. “Vì mới đầu học chăn nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa mang lại lợi nhuận nên vợ tôi bảo bán hết và chuyển sang làm việc khác, chứ nuôi dê thế này không ổn định”, anh Thảo nói.
Không chỉ bị vợ cằn nhằn, mà năm 2017 giá dê xuống thấp, chỉ khoảng 70 – 80 nghìn đồng/kg, người nuôi dê phải bán hết. Nhưng anh Thảo không nản chí, quyết không bán với giá rẻ. Đến năm 2018, từ 30 con dê sinh sản, đàn dê của anh đã nhân lên gấp ba lần, giá cả cũng lên cao. Nhờ vậy không chỉ thu lại vốn mà gia đình anh còn lãi cao, khiến việc nuôi dê dần ổn định.
Với cách nuôi an toàn, đàn dê của trang trại anh Thảo phát triển tốt, tránh được dịch bệnh
Video đang HOT
Với mục tiêu nuôi dê an toàn, cho dê ăn chủ yếu từ nguồn thức ăn gia đình trồng được như thân cây chuối cắt nhỏ, cỏ nhà trồng nhằm đảm bảo được nguồn thức ăn sạch, đầy đủ dinh dưỡng cho đàn dê tránh những thức ăn chứa chất tăng trọng, gây bệnh trên đàn dê.
Ngoài ra mỗi năm anh còn thu được gần 30 triệu đồng tiền bán chuối, dùng số tiền đó để mua bắp, tinh bột cho dê ăn thêm.
Nói về kinh nghiệm nuôi dê bách thảo tránh dịch bệnh, anh Thảo bộc bạch, dê bách thảo tại trang trại anh nuôi dường như không có bệnh tật gì nên cũng hạn chế được rủi ro so với nuôi heo, gà… Chỉ cần có diện tích chuồng trại rộng rãi, thoáng mát, có chỗ cho dê mẹ sinh sản, có diện tích cho dê đi lại thì dê sẽ phát triển khỏe mạnh.
Chuồng trại chăn nuôi dê của gia đình anh Thảo được đầu tư đơn giản, thoáng mát nhưng mang lại hiệu quả cao.
Vốn là loại vật thích đi, nên người nuôi dê cần phải có diện tích rộng để chăn thả tự nhiên, sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, ổn định để cung cấp cho dê. Cần hạn chế tối đa sử dụng những loại cỏ cắt ở ngoài vì các loại cỏ này có thể nhiễm thuốc trừ sau, thuốc bảo vệ thực vật khi dê ăn phải sẽ dễ bị ngộ độc, thậm chí dê mẹ hư thai.
Những con dê bách thảo nhỏ mới sinh được hơn 1 tháng đã lớn nhanh và phát triển tốt nhờ chăm sóc đúng cách, hiệu quả.
Bên cạnh những điều đó thì người nuôi cần cho dê ăn vào buối sáng, bổ sung thêm tinh bột, bắp, thân cây chuối sắt nhỏ cho dê ăn giúp dê có sức đề kháng tốt tránh được dịch bệnh, anh Thảo cho biết thêm.
“Hiện tại trang trại của tôi có hơn 40 dê cái sinh sản, 20 dê đực và gần 50 dê thịt đang trong thời kỳ nuôi. Cứ khoảng 5 – 6 tháng thì xuất một lứa, trung bình một năm xuất 3 – 4 lứa, cho thu nhập hơn 300 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí mỗi năm gia đình tôi lợi nhuận khoảng 250 triệu đồng”, anh Thảo nói.
Anh Đỗ Văn Đặng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Le thăm trang trại chăn nuôi dê của gia đình anh Thảo.
Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, anh Đỗ Văn Đặng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Le nhận xét, mô hình chăn nuôi dê của anh Trương Viết Thảo là một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để nhân rộng cách làm này, Hội Nông dân xã đã thành lập hai tổ chăn nuôi dê ở thôn Phú Bình và thôn Phú An, bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt, người dân đang học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng làm, quên đi thất bại từ cây hồ tiêu.
Theo Danviet
Tai nạn thảm khốc ở Gia Lai làm 3 người chết, 3 người nguy kịch
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra trong đêm tối khi xe bán tải và xe tải tông nhau trực diện khiến 3 người chết và 3 người khác bị thương nặng.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc ở Gia Lai
Vụ tai nạn xảy ra vào khuya 5-12, tại Km 1649 800 thuộc thôn Plei Djiêk, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh (Gia Lai). Vào thời điểm trên, xe bán tải BKS 81C-096.33 chở 4 người, gồm các anh: Nguyễn Hoàng (SN 1974), Lê Đại (SN 1972), Nguyễn Hữu Khường (SN 1993), Nguyễn Văn Thanh (1981) (hiện chưa rõ anh Hoàng hay Đại là tài xế) lưu thông trên đường Hồ Chí Minh theo hướng Đắk Lắk đi Gia Lai.
Khi đến Km 1649 800 thuộc thôn Plei Djiêk, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh thì xe bán tải này cũng với xe tải BKS 81C-011.45 do anh Lê Thanh Vũ (SN 1983) điều khiển lưu thông hướng ngược chiều, tông trực diện với nhau. Trên xe tải còn có phụ xe là anh Lê Quang Thanh (SN 1978, cùng trú tại thôn Hòa Hiệp, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh).
Chiếc xe bán tải bị nát bét
Chiếc xe tải cũng bị hư hỏng nặng, rơi trục bánh trước
Hậu quả làm anh Hoàng, anh Đại tử vong tại chỗ, anh Khường tử vong tại Trung tâm Y tế huyện Chư Pưh và 3 người khác bị thương nặng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Hiện Công an huyện Chư Pưh đang phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đồng thời xác định các tài xế trong vụ tai nạn có sử dụng chất kích thích hay không.
Hoàng Thanh
Theo Nguoilaodong
Trường mới xây 13,5 tỉ đồng đã xuống cấp Trường THPT Nguyễn Thái Học cơ sở 2, H.Chư Pưh (Gia Lai) dù mới xây dựng năm 2015, đưa vào sử dụng từ năm học 2017 - 2018 nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa tính mạng hàng trăm học sinh. Tường móng bị nứt đoạn dài - Trần Hiếu Trường THPT Nguyễn Thái Học gồm 18 phòng học, 3 phòng bộ...