Gia Lai: “Làng đồn” “có da có thịt” nhờ một cách làm này thôi
“Làng đồn” là cách gọi các làng căn cứ cách mạng ở xã Chư A Thai ( huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai). Đây là các làng đặc biệt khó khăn, hạ tầng kém phát triển, người dân còn sản xuất và sinh hoạt theo tập quán lạc hậu… Nhưng các “làng đồn” đang dần đổi thay toàn diện từ một quyết sách.
Quyết sách cho “làng đồn”
Xã Chư A Thai có 4 làng đặc biệt khó khăn, gồm làng Pông, làng Kinh Pêng, làng Trớ và làng Hek. Trước đây các làng này đều là căn cứ kháng chiến. Điểm chung của các làng đồng bào dân tộc Ba Na này là tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, người dân còn sản xuất và sinh hoạt theo tập quán lạc hậu, ô nhiễm môi trường, ở nông thôn mà không có rau xanh và cây ăn quả…
Những ngôi nhà khang trang ở các “làng đồn”. Ảnh: T.H
Trước thực trạng trên, cuối năm 2016, Huyện ủy Phú Thiện đã ban hành đề án phát triển kinh tế – xã hội “4 làng đồn” (cách gọi các làng căn cứ cách mạng trước đây) nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, lựa chọn các loại cây trồng có năng suất cao… Đồng thời bố trí, quy hoạch lại dân cư, nhà ở, chuồng trại theo mô hình nhà vườn, hướng tới xây dựng làng kiểu mẫu.
Sau 3 năm thực hiện đề án, các làng đặc biệt khó khăn này đã chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét. Người dân được hỗ trợ phân bón, giống vật nuôi, được hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo nghề nên hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, huyện đã triển khai mô hình cánh đồng mía lớn tại thôn Plei Pông có diện tích lên tới hơn 87ha với hộ 79 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia, mở ra khả năng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Chị Đinh Bô (làng Hek) phấn khởi nói: “Trước đây gia đình mình chỉ trông chờ vào mấy sào lúa rẫy và mấy sào đất cằn trồng sắn nên thường xuyên thiếu ăn. Từ khi được Nhà nước hỗ trợ đất sản xuất, hướng dẫn trồng lúa nước và các loại cây ngắn ngày khác thì thu nhập cao hơn nhiều. Nhiều hộ khác còn được cấp cấp bò, dê sinh sản để chăn nuôi nữa…”.
Video đang HOT
Các hộ dân trong làng đã có những bể nước sạch dành cho sinh hoạt. Ảnh: T.H
Về hạ tầng, các làng được đầu tư giao thông, thủy lợi, bể nước sinh hoạt, điện thắp sáng các tuyến đường… nên thuận tiện hơn trong sản xuất và sinh hoạt. Trẻ em trong độ tuổi đi học được huy động đến trường đông đủ, trong đó có 12 em ở khu vực suối Cheng Leng được vận động về học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Nay Der.
Làng đẹp hơn, dân đổi đời
Theo lãnh đạo UBND xã Chư A Thai, hiệu quả lớn nhất của đề án là đã làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất và sinh hoạt của người dân 4 làng đồn. Người dân đã tổ chức phát quang, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng hoa quanh hàng rào, trồng 613 trụ cột hàng rào với gần 3.000m lưới. Bên cạnh đó đã di dời, làm mới 137 chuồng, trại chăn nuôi trâu bò, không còn tình trạng nuôi bò dưới sàn nhà theo tập quán cũ. Cảnh quan môi trường nông thôn cũng sạch đẹp hơn với hơn 1.000 cây xanh, cây ăn quả được trồng tại các công trình công cộng, dọc các tuyến đường và xung quanh nhà ở của người dân…
Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Trung Toàn – Chủ tịch UBND xã Chư A Thai cho biết: “Trước đây người dân các làng thường sống quanh nhà rông, đường đi lối lại không có, thậm chí trâu bò còn nhốt ngay dưới gầm sàn. Từ khi bắt tay vào việc xây dựng nông thôn mới, người dân đã tự hiến đất làm đường, chuồng trại được xây cách xa với nhà ở. Khác với những tập quán canh tác lạc hậu trước đây khi còn ở trên núi, người dân đã thích ứng khá nhanh khi được chuyển về làng mới, biết trồng lúa nước thay cho lúa rẫy, biết nuôi bò, dê, trồng cây ăn quả và vườn rau sạch… Nhưng đây là mô hình khá mới, thu nhập của người dân lại thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên việc xây dựng các làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn cần có thời gian, không phải một sớm, một chiều…”.
Từ khi bắt tay vào việc xây dựng nông thôn mới, người dân đã tự hiến đất làm đường, chuồng trại được xây cách xa với nhà ở. Khác với những tập quán canh tác lạc hậu trước đây khi còn ở trên núi, người dân đã thích ứng khá nhanh khi được chuyển về làng mới, biết trồng lúa nước thay cho lúa rẫy, biết nuôi bò, dê, trồng cây ăn quả và vườn rau sạch…”.
Ông Phùng Trung Toàn
Theo Danviet
Gia Lai: Chỉ đạo xử lý bảo kê dưa và giải cứu khoai lang giúp dân
Trước tình trạng hàng nghìn tấn khoai lang ế không có đầu ra và dưa hấu được mùa bị côn đồ đòi bảo kê, UBND tỉnh Gia Lai đã có nhiều văn bản hỏa tốc yêu cầu ngành chức năng, địa phương vào cuộc xử lý, giúp dân yên tâm sản xuất.
Như Dân Việt đã phản ảnh, thời gian qua người dân 2 huyện ở Gia Lai, gồm: Phú Thiện (140.000 tấn khoai lang Nhật không có đầu ra) và huyện Krông Pa (dưa hấu được mùa, được giá với sản lượng hơn 34.000 tấn nhưng bị nhiều nhóm côn đồ đòi bảo kê, ép giá). Ngay sau đó, UBND tỉnh Gia Lai đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng rốt ráo vào cuộc "giải cứu" giúp nông dân để dân yên tâm sản xuất, hạn chế thiệt hại. Mới đây nhất, UBND tỉnh Gia Lai gửi văn bản hỏa tốc yêu cầu Công an tỉnh và huyện Krông Pa xác minh thông tin, xử lý tình trạng bảo kê dưa hấu báo cáo kết quả về tỉnh trước ngày 12.3.
Dưa hấu được mùa, được giá bị côn đồ tranh giành bảo kê
Thông tin trước đó, tại xã Chư Rcăm (huyện Krông Pa) xảy ra vụ việc 2 nhóm "giang hồ đòi bảo kê dưa hấu" vì tranh chấp địa bàn đã hẹn nhau ra ngã ba - cách trụ sở của UBND xã khoảng 300m để giải quyết. Lúc 2 nhóm với cả trăm người cầm gậy, tuýp sắt, mã tấu chuẩn bị lao vào nhau hỗn chiến thì được cơ quan công an can thiệp kịp thời. Hiện sự việc liên quan đến bảo kê dưa hấu, tranh chấp giữa các "nhóm côn đồ" vẫn đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Thế Cường - Chánh Văn phòng UBND huyện Krông Pa cho biết: Huyện mới tiếp nhận văn bản chỉ đạo hỏa tốc từ UBND tỉnh và đã nhanh chóng ra văn bản mới yêu cầu cơ quan công an và các địa phương khẩn trương xác minh làm rõ vấn đề bảo kê nông sản, đảm bảo cho dân yên tâm sản xuất.
Huyện Krông Pa yêu cầu cơ quan công an kiểm tra, xử lý tình trạng côn đồ đòi bảo kê dưa hấu
Trước đó, ngay sau khi có thông tin "khoảng 60-70 người từ Hải Phòng đến địa bàn huyện để bảo kê, ăn chặn, ép các chủ ruộng dưa gây bức xúc cho người dân", huyện Krông Pa yêu cầu Công an huyện điều tra, xử lý triệt để, tránh thiệt hại cho người trồng dưa và đảm bảo an toàn cho người dân cũng như an ninh trật tự tại địa phương. Đồng thời, yêu cầu cơ quan công an cử trinh sát xuống địa bàn để điều tra, trấn an người dân.
Tại huyện Phú Thiện, sau thông tin 140.000 tấn khoai lang Nhật có nguy cơ thối đầy đồng, UBND Gia Lai đã chỉ đạo các ngành chức năng gấp rút tìm cách giải cứu giúp dân. Ngay sau đó, Sở NN&PTNT chủ trì cùng với các Sở Công Thương, Kế hoạch - Đầu tư, Khoa học Công nghệ... và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Gia Lai, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (có nhà máy chế biến đặt tại huyện Mang Yang, Gia Lai) sẽ đi thực tế, tìm đầu ra. Đến nay, hàng trăm tấn khoai lang tại huyện Phú Thiện đã được nhiều đơn vị, doanh nghiệp đứng ra thu mua, giải cứu giúp dân. Theo đó, Ngân hàng Thực phẩm - Food Bank Việt Nam đưa về TP. HCM bán hơn 200 tấn, Hội Chữ Thập Lâm Đồng, Hội Chữ Thập Đỏ Đồng Nai và Big C Đà Nẵng... cũng đã vào cuộc giải cứu giúp dân trồng khoai.
Còn khoảng 70.000 tấn khoang lang Nhật ở Phú Thiện tiếp tục chờ giải cứu
Ông Bùi Trọng Thành - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Thiện cho biết: Đến thời điểm hiện tại, số lượng khoai lang trên địa bàn đã được người dân thu hoạch và bán được khoảng 50%. Thời gian qua, sau khi báo chí lên tiếng đã có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp thu mua khoai giúp dân, mặc dù giá bán không được cao nhưng người dân đã có đầu ra cho sản phẩm. Trước mắt, người dân mong muốn sẽ có nhiều đơn vị tiếp tục thu mua khoai giúp dân vì còn khoảng 50% diện tích vẫn chưa thu hoạch, nếu để lâu khoai sẽ bị hư hỏng.
Theo Danviet
Gia Lai: Khoai lang củ to bự, dân méo mặt vì doanh nghiệp "bỏ bom" Tại huyện Phú Thiện (Gia Lai) hiện đang có 500-600ha khoai lang Nhật đang vào vụ thu hoạch nhưng không có thương lái đến mua khiến hàng trăm nông dân lo lắng bỏ cả ruộng khoai. Thậm chí, doanh nghiệp "đặt cọc" nông dân trồng khoai Nhật để thu mua nhưng hiện cũng "bỏ của chạy lấy người", bỏ tiền đặt cọc...khiến người...