Gia Lai : Huyện Đức Cơ xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
Ngày 12/6/2019, UBND huyện biên giới Đức Cơ ( tỉnh Gia Lai) cho biết vừa ban hành quyết định số 968/QĐ-UBND về việc công bố dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại xã Ia Kla.
Cơ quan chức năng tiêu hủy heo bị dịch.
Ngày 3/6/2019, nhận được tin báo có heo chết tại 3 làng Sung Kép, Sung Le Kắt và Sung Le Tung, UBND huyện Đức Cơ đã chỉ đạo các ban, ngành kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Đến ngày 7/6/2019, số heo chết tại 18 hộ dân của xã Ia Kla là 34 con. Cũng trong ngày 7/6/2019, Chi cục Thú y vùng V thông báo mẫu lợn chết có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Từ ngày 8 đến hết 9/6, lực lượng chức năng đã tiêu hủy 4.768 kg lợn của xã Ia Kla, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và thực hiện theo quy định về phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đến nay, theo thống kê, xã Ia Kla đã có 204 con lợn của 44 hộ dân bị chết vì dịch bệnh.
Video đang HOT
UBND huyện Đức Cơ đã chỉ đạo các ban, ngành, chính quyền địa phương triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch như: Tiêu độc khử trùng, rắc vôi dọc các tuyến đường chính ra vào xã. Ngoài công bố dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại xã Ia Kla, vùng bị dịch uy hiếp là thị trấn Chư Ty và xã Ia Dơk, vùng đệm gồm các xã Ia Dom và xã Ia Krêl, UBND huyện Đức Cơ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không tham gia vận chuyển, mua bán, sử dụng các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hiện huyện đã thành lập 2 chốt kiểm soát dịch bệnh trên các trục đường giao thông chính ra vào vùng dịch để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển heo, các sản phẩm từ heo vào vùng có dịch. Phun thuốc khử trùng tất cả các phương tiện ra, vào vùng có dịch; sử dụng hóa chất và vôi bột để phun, rải tại hộ chăn nuôi và khu vực xảy ra dịch bệnh. Rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm và hệ thống cống, rãnh thoát nước. Huyện đã cấp 3 tấn vôi và 36 lít hóa chất Bencocid để thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực nuôi nhốt, chăn thả heo, lối đi trong làng và tại 2 chốt kiểm soát dịch.
Phun thuốc khử trùng tại hố tiêu hủy heo dịch
Hiện ngoài tổ chức tiêu hủy lợn trong vùng bị dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, chế độ hỗ trợ cho các hộ có lợn bị tiêu hủy bắt buộc, chính quyền còn yêu cầu người dân cùng tham gia trong việc chống dịch, ngăn chặn không để dịch lây lan.
LÊ NHUẬN
Theo baodansinh
Quảng Ngãi: Bất ngờ dịch tả lợn châu Phi "leo" cả lên núi
Cơ quan chức năng tại Quảng Ngãi đã tổ chức tiêu tủy toàn bộ số lợn (heo) mắc dịch bệnh tả lợn châu Phi, tiêu độc khử trùng môi trường vùng dịch, hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn.
Trưa 13/6, trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở NNPTNT kiêm Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 3 ổ dịch tả lợn Châu Phi.
Ngoài 2 xã đồng bằng là Bình Thạnh (huyện Bình Sơn) và Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa), dịch bệnh này còn xảy ra ở xã Trà Thủy, huyện miền núi Trà Bồng. Tổng số lợn mắc bệnh xác định khoảng 110 con. Toàn bộ số lợn này đã được cơ quan chức năng Quảng Ngãi thực hiện tiêu hủy".
Cũng theo Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Ngãi, cùng tiến hành tiêu độc khử trùng môi trường vùng dịch..., các cấp ngành liên quan của tỉnh đã khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn chặn: Hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên theo dõi, giám sát và báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng khi nghi ngờ, phát hiện lợn nuôi bị dịch bệnh.
Tại Quảng Ngãi đã xuất hiện 3 ổ dịch tả heo Châu Phi ở các xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn; Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa và xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng.
Sở NNPTNT Quảng Ngãi cũng đã có đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi lợn bị dịch bệnh, thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương trong tỉnh.
Được biết dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát tại 55 tỉnh, thành phố trong cả nước, với trên 2,3 triệu con bị mắc bệnh buộc phải tiêu hủy, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi hàng ngàn tỷ đồng. Theo đó, các cấp ngành trung ương đã chỉ đạo khẩn cấp yêu cầu các tỉnh, thành tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh này.
Theo Danviet
Đàn lợn khảo nghiệm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi vẫn an toàn Theo GS.TS.Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, quá trình thử nghiệm bước đầu của loại vaccine vô hoạt phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên đàn vật nuôi cho kết quả khả quan. Theo GS.TS.Nguyễn Thị Lan, trong bối cảnh thế giới nghiên cứu cả trăm năm nhưng chưa có kết quả, việc thực hiện nhiệm...